"Quả bom" vỡ nợ của nước Mỹ sắp được tháo ngòi?
Các Hạ nghị sỹ Cộng hòa đã bất ngờ đề xuất một kế hoạch nâng trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho nước Mỹ
Trong một động thái khá bất ngờ, hôm qua (10/10, giờ địa phương), các Hạ nghị sỹ Cộng hòa đã đề xuất một kế hoạch nâng trần nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho nước Mỹ mà không hề kèm theo điều kiện nào.
Tuy nhiên, theo bản tin mới nhất của hãng tin tài chính Bloomberg, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa chấp thuận hay phản bác kế hoạch này. Sau 90 phút đàm phán tại Nhà Trắng, không có thỏa thuận nào được thống nhất nhưng hai bên cho biết họ sẽ tiếp tục đàm phán. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những tranh chấp chính trị tại Mỹ đã bắt đầu có những bước tiến tới hòa hoãn, xoa dịu.
Theo lời Hạ nghị sỹ bang Kentucky Hal Rogers, ông Obama đã nói với đảng Cộng hòa trong cuộc họp ở Nhà Trắng rằng, ông muốn nâng trần nợ, đồng thời mở cửa lại chính phủ.
Theo đề xuất mới nhất của các nghị sỹ Cộng hòa, trần nợ công sẽ được nới tới trung tuần hoặc cuối tháng 11, nhưng chính quyền liên bang vẫn tiếp tục ngừng hoạt động một phần. Như vậy, cuộc tranh cãi giữa hai đảng về vấn đề ngân sách cho chính quyền liên bang hoạt động vẫn chưa được xử lý và nhiều khả năng, và trọng tâm tranh cãi sẽ vẫn là đạo luật cải tổ y tế do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xướng.
Trước đó, Nhà Trắng cho biết, ông Barack Obama sẽ cân nhắc ký một thỏa thuận ngắn hạn về vấn đề nâng trần nợ công, tùy thuộc vào các chi tiết mà những nghị sĩ Cộng hòa đề xuất. "Tổng thống vui vì ít nhất những cái đầu lạnh đã phổ biến tại Hạ viện, và ít nhất là đã có những người nhận ra rằng, tình trạng bị vỡ nợ không phải là một sự lựa chọn", người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Jay Carney, tuyên bố.
Ông Carney cho biết thêm, Tổng thống Obama chưa chắc ký vào thỏa thuận ngắn hạn về trần nợ do các nghị sĩ Cộng hòa đề xuất vì Nhà Trắng chưa xem chi tiết của kế hoạch này. Ông này cũng khẳng định rằng, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ giữ nguyên lập trường về việc không đàm phán với các nghị sỹ Cộng hòa về một thỏa thuận ngân sách dài hạn, trong khi chính phủ nước này vẫn còn đang phải đóng cửa.
Phản ứng trước những thông tin mới nhất về vấn đề trần nợ công, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, đề xuất của đảng Cộng hòa "mở ra một cánh cửa" cho việc đàm phán giữa hai đảng, vốn trước đó "chỉ đứng ngoài và chỉ chỏ". Theo ông Peter Jankovskis, đồng trưởng bộ phận đầu tư của OakBrook tại Illinois, cho dù sau 6 tuần nữa, tình huống này lặp lại, nhưng ít nhất đề xuất trên cũng đã mở ra một cơ hội.
Theo kế hoạch, việc bỏ phiếu cho dự thảo luật trần nợ mới sẽ được tiến hành trong ngày 11/10 giờ Mỹ. Hiện giới phân tích, nhà đầu tư đang trông đợi liệu đề xuất của các nghị sỹ Cộng hòa và lập trường của Tổng thống Barack Obama cuối cùng có đi tới một ngã rẽ nào hay không. Bởi lẽ thời hạn 17/10 sắp tới, nếu không có được thỏa thuận nào, thì lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng bị vỡ nợ.
Cũng trong ngày hôm qua (10/10), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục cảnh báo, việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo lời Tổng giám đốc IMF, nếu nước Mỹ không gia hạn được trần nợ trước thời hạn chót ngày 17/10, thì không chỉ có nước Mỹ phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế, mà kéo theo đó là một hậu quả cực kỳ tồi tệ với toàn cầu.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hội nghị thường niên giữa WB và IMF tại Washington, bà Christine Lagarde cho rằng, tổ chức của bà không thể “đứng yên” trước những bế tắc tài chính của Mỹ, song cũng không thể đưa ra đề xuất chính trị để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, cũng tại cuộc họp báo này, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết, các nước đang phát triển là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Tuy nhiên, theo bản tin mới nhất của hãng tin tài chính Bloomberg, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa chấp thuận hay phản bác kế hoạch này. Sau 90 phút đàm phán tại Nhà Trắng, không có thỏa thuận nào được thống nhất nhưng hai bên cho biết họ sẽ tiếp tục đàm phán. Đây được xem là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những tranh chấp chính trị tại Mỹ đã bắt đầu có những bước tiến tới hòa hoãn, xoa dịu.
Theo lời Hạ nghị sỹ bang Kentucky Hal Rogers, ông Obama đã nói với đảng Cộng hòa trong cuộc họp ở Nhà Trắng rằng, ông muốn nâng trần nợ, đồng thời mở cửa lại chính phủ.
Theo đề xuất mới nhất của các nghị sỹ Cộng hòa, trần nợ công sẽ được nới tới trung tuần hoặc cuối tháng 11, nhưng chính quyền liên bang vẫn tiếp tục ngừng hoạt động một phần. Như vậy, cuộc tranh cãi giữa hai đảng về vấn đề ngân sách cho chính quyền liên bang hoạt động vẫn chưa được xử lý và nhiều khả năng, và trọng tâm tranh cãi sẽ vẫn là đạo luật cải tổ y tế do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xướng.
Trước đó, Nhà Trắng cho biết, ông Barack Obama sẽ cân nhắc ký một thỏa thuận ngắn hạn về vấn đề nâng trần nợ công, tùy thuộc vào các chi tiết mà những nghị sĩ Cộng hòa đề xuất. "Tổng thống vui vì ít nhất những cái đầu lạnh đã phổ biến tại Hạ viện, và ít nhất là đã có những người nhận ra rằng, tình trạng bị vỡ nợ không phải là một sự lựa chọn", người phát ngôn của Nhà Trắng, ông Jay Carney, tuyên bố.
Ông Carney cho biết thêm, Tổng thống Obama chưa chắc ký vào thỏa thuận ngắn hạn về trần nợ do các nghị sĩ Cộng hòa đề xuất vì Nhà Trắng chưa xem chi tiết của kế hoạch này. Ông này cũng khẳng định rằng, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ giữ nguyên lập trường về việc không đàm phán với các nghị sỹ Cộng hòa về một thỏa thuận ngân sách dài hạn, trong khi chính phủ nước này vẫn còn đang phải đóng cửa.
Phản ứng trước những thông tin mới nhất về vấn đề trần nợ công, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, đề xuất của đảng Cộng hòa "mở ra một cánh cửa" cho việc đàm phán giữa hai đảng, vốn trước đó "chỉ đứng ngoài và chỉ chỏ". Theo ông Peter Jankovskis, đồng trưởng bộ phận đầu tư của OakBrook tại Illinois, cho dù sau 6 tuần nữa, tình huống này lặp lại, nhưng ít nhất đề xuất trên cũng đã mở ra một cơ hội.
Theo kế hoạch, việc bỏ phiếu cho dự thảo luật trần nợ mới sẽ được tiến hành trong ngày 11/10 giờ Mỹ. Hiện giới phân tích, nhà đầu tư đang trông đợi liệu đề xuất của các nghị sỹ Cộng hòa và lập trường của Tổng thống Barack Obama cuối cùng có đi tới một ngã rẽ nào hay không. Bởi lẽ thời hạn 17/10 sắp tới, nếu không có được thỏa thuận nào, thì lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng bị vỡ nợ.
Cũng trong ngày hôm qua (10/10), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục cảnh báo, việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo lời Tổng giám đốc IMF, nếu nước Mỹ không gia hạn được trần nợ trước thời hạn chót ngày 17/10, thì không chỉ có nước Mỹ phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế, mà kéo theo đó là một hậu quả cực kỳ tồi tệ với toàn cầu.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Hội nghị thường niên giữa WB và IMF tại Washington, bà Christine Lagarde cho rằng, tổ chức của bà không thể “đứng yên” trước những bế tắc tài chính của Mỹ, song cũng không thể đưa ra đề xuất chính trị để giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, cũng tại cuộc họp báo này, Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho biết, các nước đang phát triển là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.