Fitch giữ tín nhiệm nợ của Việt Nam ở mức ‘B+’
Fitch dự báo, GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 so với mức tăng 5% trong năm 2012
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố báo cáo mới nhất về đánh giá tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam. Theo đó, đánh giá tín nhiệm của Việt Nam được tổ chức này giữ ở mức ‘B+’, triển vọng duy trì ở mức ‘ổn định’.
Báo cáo của Fitch cho biết, đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn (IDR) của Việt Nam cùng ở mức ‘B+’. Mức trần đánh giá tín nhiệm quốc gia (Country Ceiling) đối với Việt Nam cũng giữ ở mức ‘B+’. Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam được Fitch xếp ở mức ‘B’. Tất cả các đánh giá này đều không thay đổi so với lần đánh giá trước.
Theo các chuyên gia của Fitch, mức đánh giá tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Việt Nam được hỗ trợ bởi quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mà Việt Nam đã có, cũng như môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn đã giúp Việt Nam ít chịu tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài và gia tăng tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Đánh giá tín nhiệm của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi mức nợ nước ngoài và tiền lãi thuận lợi trong tương quan so sánh với các quốc gia có cùng mức đánh giá tín nhiệm. Việt Nam cũng được đánh giá tích cực ở tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước cao. Fitch ước tính rằng, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư trong nước của Việt Nam đạt mức bình quân tương ứng 28% và 36% trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, Fitch cho biết, định hạng tín nhiệm của Việt Nam chịu tác động bất lợi bởi lạm phát giá tiêu dùng cao hơn và có mức độ biến động lớn hơn so với các nước khác có cùng ngưỡng đánh giá tín nhiệm. Những yếu tố này khiến nền kinh tế và tỷ giá hối đoái của Việt Nam dễ chịu tổn thương trước những cú sốc về kinh tế và tài chính.
Ngoài ra, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua, giá trị gia tăng tính trên đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước có cùng ngưỡng điểm tín nhiệm ‘B’ và ‘BB’. Chất lượng và độ kịp thời của các dữ liệu kinh tế và tài chính của Việt Nam cũng là những điểm yếu trong vấn đề đánh giá tín nhiệm, đặc biệt là các dữ liệu về dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam thường được công bố chậm, theo Fitch.
Báo cáo của Fitch nhận định, trở ngại chính đối với định hạng tín nhiệm của Việt Nam là rủi ro tiềm tàng đối với ổn định tài chính vĩ mô và nền tài chính công từ hệ thống ngân hàng lớn và có độ minh bạch thấp. Đặc biệt, mức chi phí mà Chính phủ có thể phải gánh vác trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn rất khó đoán biết.
Kịch bản căn bản của Fitch ước tính rằng, chi phí tái cấp vốn hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ ở mức 10% GDP năm 2012. Tuy nhiên, có nhiều khả năng xung quanh ước tính này, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế, các cải cách cơ cấu và vai trò của vốn ngoại.
Fitch đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận rằng, tỷ lệ nợ xấu, ở mức 8,8% tổng dư nợ vào cuối tháng 9 năm ngoái, cao hơn so với mức mà các ngân hàng thông báo trước đó là một bước đi tích cực tiến tới giải quyết yếu kém mang tính cơ cấu của hệ thống. Ngân hàng Nhà nước được cho là đang xem xét thành lập một công ty quản lý tài sản nhà nước để giúp tái cơ cấu các ngân hàng.
Sự cải thiện chất lượng báo cáo tài chính và quản trị, cũng như niềm tin lớn hơn vào quy mô rủi ro tài khóa mà hệ thống ngân hàng đặt ra sẽ giúp giải tỏa một hạn chế chủ chốt đối với đánh giá tín nhiệm của Việt Nam, Fitch cho biết.
Báo cáo của tổ chức này nói rằng, triển vọng ‘ổn đinh’ dành cho mức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam phản ánh kỳ vọng của Fitch rằng, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ duy trì cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát thấp hơn, đồng tiền ổn định, và tránh mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn.
Fitch cho rằng, Việt Nam đã tái cân bằng cán cân vãng lai trong khi tránh được một cuộc suy thoái sâu, trái với những gì diễn ra ở một số nền kinh tế mới nổi và phát triển. Fitch ước tính, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đã tăng lên mức 7,2% GDP trong năm 2012, từ mức 0,2% GDP trong năm 2011.
Fitch dự báo, GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 so với mức tăng 5% trong năm 2012.
Fitch cũng nhắc tới việc lạm phát của Việt Nam đã giảm nhanh, trung bình ở mức 9,1% trong năm 2012 so với mức 18,7% trong năm 2011. Lạm phát giảm cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 6 điểm phần trăm trong 2012. Tuy nhiên, Fitch cho rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam khó có thể được nới lỏng thêm vì làm vậy có thể làm giảm sự hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái. Áp lực lạm phát lõi của Việt Nam được Fitch cho là còn ở mức cao.
Fitch kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ thắt chặt đôi chút chính sách tài khóa trong năm nay.
Báo cáo của Fitch cho biết, đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngoại tệ dài hạn (IDR) của Việt Nam cùng ở mức ‘B+’. Mức trần đánh giá tín nhiệm quốc gia (Country Ceiling) đối với Việt Nam cũng giữ ở mức ‘B+’. Đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam được Fitch xếp ở mức ‘B’. Tất cả các đánh giá này đều không thay đổi so với lần đánh giá trước.
Theo các chuyên gia của Fitch, mức đánh giá tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Việt Nam được hỗ trợ bởi quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mà Việt Nam đã có, cũng như môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn đã giúp Việt Nam ít chịu tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài và gia tăng tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
Đánh giá tín nhiệm của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi mức nợ nước ngoài và tiền lãi thuận lợi trong tương quan so sánh với các quốc gia có cùng mức đánh giá tín nhiệm. Việt Nam cũng được đánh giá tích cực ở tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước cao. Fitch ước tính rằng, tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư trong nước của Việt Nam đạt mức bình quân tương ứng 28% và 36% trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, Fitch cho biết, định hạng tín nhiệm của Việt Nam chịu tác động bất lợi bởi lạm phát giá tiêu dùng cao hơn và có mức độ biến động lớn hơn so với các nước khác có cùng ngưỡng đánh giá tín nhiệm. Những yếu tố này khiến nền kinh tế và tỷ giá hối đoái của Việt Nam dễ chịu tổn thương trước những cú sốc về kinh tế và tài chính.
Ngoài ra, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua, giá trị gia tăng tính trên đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước có cùng ngưỡng điểm tín nhiệm ‘B’ và ‘BB’. Chất lượng và độ kịp thời của các dữ liệu kinh tế và tài chính của Việt Nam cũng là những điểm yếu trong vấn đề đánh giá tín nhiệm, đặc biệt là các dữ liệu về dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam thường được công bố chậm, theo Fitch.
Báo cáo của Fitch nhận định, trở ngại chính đối với định hạng tín nhiệm của Việt Nam là rủi ro tiềm tàng đối với ổn định tài chính vĩ mô và nền tài chính công từ hệ thống ngân hàng lớn và có độ minh bạch thấp. Đặc biệt, mức chi phí mà Chính phủ có thể phải gánh vác trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn rất khó đoán biết.
Kịch bản căn bản của Fitch ước tính rằng, chi phí tái cấp vốn hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ ở mức 10% GDP năm 2012. Tuy nhiên, có nhiều khả năng xung quanh ước tính này, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế, các cải cách cơ cấu và vai trò của vốn ngoại.
Fitch đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận rằng, tỷ lệ nợ xấu, ở mức 8,8% tổng dư nợ vào cuối tháng 9 năm ngoái, cao hơn so với mức mà các ngân hàng thông báo trước đó là một bước đi tích cực tiến tới giải quyết yếu kém mang tính cơ cấu của hệ thống. Ngân hàng Nhà nước được cho là đang xem xét thành lập một công ty quản lý tài sản nhà nước để giúp tái cơ cấu các ngân hàng.
Sự cải thiện chất lượng báo cáo tài chính và quản trị, cũng như niềm tin lớn hơn vào quy mô rủi ro tài khóa mà hệ thống ngân hàng đặt ra sẽ giúp giải tỏa một hạn chế chủ chốt đối với đánh giá tín nhiệm của Việt Nam, Fitch cho biết.
Báo cáo của tổ chức này nói rằng, triển vọng ‘ổn đinh’ dành cho mức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam phản ánh kỳ vọng của Fitch rằng, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ duy trì cam kết ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát thấp hơn, đồng tiền ổn định, và tránh mức thâm hụt cán cân vãng lai lớn.
Fitch cho rằng, Việt Nam đã tái cân bằng cán cân vãng lai trong khi tránh được một cuộc suy thoái sâu, trái với những gì diễn ra ở một số nền kinh tế mới nổi và phát triển. Fitch ước tính, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đã tăng lên mức 7,2% GDP trong năm 2012, từ mức 0,2% GDP trong năm 2011.
Fitch dự báo, GDP thực tế của Việt Nam tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 so với mức tăng 5% trong năm 2012.
Fitch cũng nhắc tới việc lạm phát của Việt Nam đã giảm nhanh, trung bình ở mức 9,1% trong năm 2012 so với mức 18,7% trong năm 2011. Lạm phát giảm cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 6 điểm phần trăm trong 2012. Tuy nhiên, Fitch cho rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam khó có thể được nới lỏng thêm vì làm vậy có thể làm giảm sự hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái. Áp lực lạm phát lõi của Việt Nam được Fitch cho là còn ở mức cao.
Fitch kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ thắt chặt đôi chút chính sách tài khóa trong năm nay.