Gặp người cảnh báo sớm thất bại của Đề án 112
Giáo sư Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên có những kiến nghị hết sức gay gắt về Đề án 112
Giáo sư Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên có những kiến nghị hết sức gay gắt về Đề án 112.
Sau khi đọc Đề án 112 và các bản phụ lục, Giáo sư Phan Đình Diệu, nguyên Phó trưởng ban thường trực "Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin" (được thành lập theo Nghị quyết 49/CP năm 1993 và Quyết định 211/TTg năm 1995), đã gửi một bức thư góp ý tới Thủ tướng Chính phủ. Báo giới đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Đình Diệu xung quanh những góp ý của giáo sư vào thời điểm Đề án 112 bắt đầu hình thành.
Giáo sư có thể cho biết cụ thể hơn về thời điểm giáo sư gửi thư góp ý về Đề án 112 tới Thủ tướng?
Vào thời điểm đó, tôi không còn giữ chức Phó trưởng ban thường trực của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin nữa. Tôi góp ý với tư cách là một công dân, tuy có được các chuyên gia của Văn phòng Chính phủ gửi bản Đề án 112 cùng phụ lục đề án này để xem và tham gia ý kiến.
Thực ra thì trước đó, tôi cũng đã là một người chịu trách nhiệm chính trong Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, và tôi nghĩ Đề án 112 là sự phát triển tiếp tục của một phần quan trọng trong chương trình này, nên tôi cũng thấy mình cần có trách nhiệm đóng góp ý kiến nhất định đối với đề án đó, nhất là khi bản thân chương trình đã bị kết thúc mà chưa có sự tổng kết để rút kinh nghiệm thỏa đáng.
Giáo sư có thể cho biết lý do vì sao chương trình trước đó lại chưa được tổng kết đánh giá mà lại kết thúc?
Nói thật là tôi cũng không hiểu tại sao. Năm 1997, tôi thôi không giữ chức Phó trưởng ban thường trực Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin thì đầu năm 1998 tôi được tin là chương trình bị đình chỉ. Tôi thấy cái này cũng giống như việc một chiến trường đang diễn ra thì bỗng nhiên bị đình chỉ, không kèn không trống. Lẽ ra phải được tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện những chương trình sau này nữa. Cũng vì thế mà tôi cũng đưa nội dung này vào trong thư góp ý.
Trong phần góp ý, giáo sư có viết "Nội dung đề án đi kèm Quyết định 112/2001 được chuẩn bị quá sơ sài, không đủ luận cứ khoa học, các khái niệm có nhiều lầm lẫn, chưa thể xem là một đề án tiền khả thi...", Giáo sư nhận định như vậy dựa vào những cơ sở nào?
Chỉ cần một điểm nhỏ thôi là có thể thấy ngay điều đó. Đề án có nói về xây dựng một hệ thống thông tin nhưng cơ cấu, nội dung, mục tiêu của hệ thống thông tin đó ra sao, nhằm đáp ứng những yêu cầu gì của quản lý... thì hoàn toàn không được đề cập đến.
Không phải cứ hễ nói hệ thống thông tin là sẽ có hệ thống, mà cần phải có nghiên cứu để hình dung được những gì cần phải làm, nhất là khi đề án không phải bắt đầu từ số không mà là kế thừa nhiều việc đã được làm từ trước đó.
Chính vì vậy, khi đọc văn bản đề án, tôi cảm thấy có cái gì bất ổn làm mình băn khoăn, và tôi mới viết trong thư gửi Thủ tướng "người viết đề án viết để cho có, để rồi có thể làm một cách tắc trách, chứ không phải viết nghiêm túc để mà làm một cách nghiêm túc...".
Trong bản góp ý, giáo sư có cảnh báo về việc người thực hiện đề án. Giáo sư có ẩn ý gì đằng sau lời cảnh báo này không?
Khi đọc đề án này thì tôi cũng không biết là ai chấp bút viết đề án, và ai sẽ trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đề án. Tôi có quen biết nhiều anh em trong ngành công nghệ thông tin, và cũng biết khá rõ những nhân vật chủ chốt về công nghệ thông tin ở cơ quan Văn phòng Chính phủ.
Lúc đầu tôi cũng nghĩ là Chính phủ sẽ cử một chuyên gia am hiểu về việc ứng dụng công nghệ thông tin tham gia việc chỉ đạo và điều hành đề án này nhưng sau đó được biết là không phải. Về sau tôi được biết là người của Văn phòng Chính phủ sẽ quản lý việc thực hiện đề án này thì với những gì mà tôi đã biết tôi chỉ viết trong thư một câu có tính chất cảnh báo như vậy thôi.
Trong số các góp ý thì giáo sư cũng có đề cập tới những chi tiết không bình thường trong vấn đề mua sắm trang thiết bị của Đề án 112 dù đề án này chưa được thực hiện. Vì sao vậy?
Một đề án chưa thể được coi là một dự án tiền khả thi mà trong đó lại có dự kiến quy định mua máy của công ty này, mua thiết bị của công ty kia thì rõ ràng là không ổn. Máy tính và các sản phẩm của công nghệ thông tin thì lạc hậu rất nhanh mà mình lại dự toán kiểu năm nay tính tiền, năm sau mới lấy máy thì nguy hiểm quá.
Tóm lại, tôi đã viết thư góp ý với tinh thần trách nhiệm của một người đã ít nhiều tham gia vào sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để mong được xem xét tránh những điều mà mình nhìn thấy trước là có thể gây thất bại cho đề án.
Thư gửi đi rồi nhưng mãi tôi không được hồi âm, và nhiều năm về sau tôi cũng không có điều kiện theo dõi cụ thể quá trình triển khai đề án, nên tôi cũng không góp được ý kiến gì thêm.
* Toàn văn thư của Giáo sư Phan Đình Diệu gửi Thủ tướng Chính phủ năm 2001
"Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2001
Kính gửi: Thủ tướng Phan Văn Khải
Tôi có được đọc Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 kèm theo toàn văn bản Đề án và Phụ lục dự toán kinh phí cho Đề án.
Tôi rất mừng được thấy Thủ tướng hết sức quan tâm đến sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước, một sự nghiệp tuy được khởi đầu từ đã rất lâu và tốn kém cũng đã không ít nhưng trầy trật mãi cho đến nay vẫn chưa có mấy hiệu quả thiết thực, nhưng sau khi đọc kỹ văn bản Đề án và Phụ lục, tôi xin được trình bày với Thủ tướng một số ý kiến tóm tắt sau đây với mong muốn sẽ không tiếp tục cách làm không hiệu quả và lãng phí nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới:
1. Tôi nghĩ các Quyết định lớn của Chính phủ về một vấn đề nên có sự kế thừa, một quyết định mới cần được ban hành trên cơ sở kiểm điểm nghiêm túc việc thành bại, lý do, trách nhiệm... của việc thực hiện quyết định trước đó. Quyết định 112/2001 lần này là tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/CP/1993 và Quyết định 211/TTg/1995, xa hơn nữa là tiếp tục các Đề án do Văn phòng Chính phủ triển khai trước đó (do Chính phủ Pháp tài trợ).
Cần kiểm điểm nghiêm khắc việc thực hiện các quyết định và các đề án nói trên, vì theo tôi biết thì ngoài việc nhập và thay thế khá nhiều máy móc thiết bị với kinh phí khá lớn, các nội dung tin học hóa chưa thực hiện được bao nhiêu. Cũng cần kiểm điểm vì sao QĐ 211/1995 (tức Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin) bị đình chỉ từ năm 1998?
2. Nội dung Đề án đi kèm Quyết định112/2001 được chuẩn bị quá sơ sài, không đủ luận cứ khoa học, các khái niệm có nhiều lầm lẫn, chưa thể xem là một đề án tiền khả thi. Tôi có cảm tưởng người viết đề án viết để cho có, để rồi có thể làm một cách tắc trách, chứ không phải viết nghiêm túc để mà làm một cách nghiêm túc. Nặng về phần trang thiết bị và mạng mà rất qua loa về nội dung thông tin đáng phải là phần chủ yếu nhất của Đề án.
3. Về tổ chức chỉ đạo thì quy định như Đề án là hoàn toàn bất cập. Cả sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước lại giao cho Văn phòng Chính phủ (thực tế sẽ là ai trong Văn phòng Chính phủ, phải chăng là một số người phụ trách tin học ở Văn phòng Chính phủ hiện nay?) chỉ đạo thì e rằng khó mà thành công được.
Kinh nghiệm của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996-1998 có cả Ban chỉ đạo quốc gia (giúp việc Thủ tướng), mỗi bộ, ngành, mỗi tỉnh đều có Ban chỉ đạo do bộ (thứ) trưởng, chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) trực tiếp đứng đầu, có các ban chuyên môn, hội đồng khoa học nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung cho chỉ đạo, mà công việc vẫn không làm xuể, bởi nếu định làm thật thì phải hiểu Tin học hóa là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Tiếc rằng tất cả những công việc được bắt đầu trong 1996 - 1998 đã bị xóa bỏ một cách vô trách nhiệm, nay không thể lại làm với một sự chỉ đạo hời hợt được.
4. Đề án quan tâm nhiều đến mua sắm máy móc và trang thiết bị, thậm chí còn chỉ định trước là mua máy của những công ty nào, xác định mức tối thiểu của tổng kinh phí (không ít hơn 1.000 tỉ đồng), mà lẽ ra chi tiết về những điều này chỉ nên dự toán khi có đề án khả thi, tức là sau khi nghiên cứu chi tiết nội dung công việc, đề xuất các phương án thực thi v.v...
Thư không thể viết dài và trình bày chi tiết, chỉ mong được Thủ tướng lưu ý để lần này sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước nếu được quyết tâm khởi động lại thì sẽ được chỉ đạo và thực hiện thật sự khoa học và nghiêm túc, làm đến nơi đến chốn; và sự nghiêm túc một cách khoa học với ý thức trách nhiệm cao đó phải được thể hiện ngay từ bước xây dựng Đề án.
Kính chúc Thủ tướng mạnh khỏe
Ký tên
Phan Đình Diệu"
Sau khi đọc Đề án 112 và các bản phụ lục, Giáo sư Phan Đình Diệu, nguyên Phó trưởng ban thường trực "Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin" (được thành lập theo Nghị quyết 49/CP năm 1993 và Quyết định 211/TTg năm 1995), đã gửi một bức thư góp ý tới Thủ tướng Chính phủ. Báo giới đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Đình Diệu xung quanh những góp ý của giáo sư vào thời điểm Đề án 112 bắt đầu hình thành.
Giáo sư có thể cho biết cụ thể hơn về thời điểm giáo sư gửi thư góp ý về Đề án 112 tới Thủ tướng?
Vào thời điểm đó, tôi không còn giữ chức Phó trưởng ban thường trực của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin nữa. Tôi góp ý với tư cách là một công dân, tuy có được các chuyên gia của Văn phòng Chính phủ gửi bản Đề án 112 cùng phụ lục đề án này để xem và tham gia ý kiến.
Thực ra thì trước đó, tôi cũng đã là một người chịu trách nhiệm chính trong Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, và tôi nghĩ Đề án 112 là sự phát triển tiếp tục của một phần quan trọng trong chương trình này, nên tôi cũng thấy mình cần có trách nhiệm đóng góp ý kiến nhất định đối với đề án đó, nhất là khi bản thân chương trình đã bị kết thúc mà chưa có sự tổng kết để rút kinh nghiệm thỏa đáng.
Giáo sư có thể cho biết lý do vì sao chương trình trước đó lại chưa được tổng kết đánh giá mà lại kết thúc?
Nói thật là tôi cũng không hiểu tại sao. Năm 1997, tôi thôi không giữ chức Phó trưởng ban thường trực Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin thì đầu năm 1998 tôi được tin là chương trình bị đình chỉ. Tôi thấy cái này cũng giống như việc một chiến trường đang diễn ra thì bỗng nhiên bị đình chỉ, không kèn không trống. Lẽ ra phải được tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện những chương trình sau này nữa. Cũng vì thế mà tôi cũng đưa nội dung này vào trong thư góp ý.
Trong phần góp ý, giáo sư có viết "Nội dung đề án đi kèm Quyết định 112/2001 được chuẩn bị quá sơ sài, không đủ luận cứ khoa học, các khái niệm có nhiều lầm lẫn, chưa thể xem là một đề án tiền khả thi...", Giáo sư nhận định như vậy dựa vào những cơ sở nào?
Chỉ cần một điểm nhỏ thôi là có thể thấy ngay điều đó. Đề án có nói về xây dựng một hệ thống thông tin nhưng cơ cấu, nội dung, mục tiêu của hệ thống thông tin đó ra sao, nhằm đáp ứng những yêu cầu gì của quản lý... thì hoàn toàn không được đề cập đến.
Không phải cứ hễ nói hệ thống thông tin là sẽ có hệ thống, mà cần phải có nghiên cứu để hình dung được những gì cần phải làm, nhất là khi đề án không phải bắt đầu từ số không mà là kế thừa nhiều việc đã được làm từ trước đó.
Chính vì vậy, khi đọc văn bản đề án, tôi cảm thấy có cái gì bất ổn làm mình băn khoăn, và tôi mới viết trong thư gửi Thủ tướng "người viết đề án viết để cho có, để rồi có thể làm một cách tắc trách, chứ không phải viết nghiêm túc để mà làm một cách nghiêm túc...".
Trong bản góp ý, giáo sư có cảnh báo về việc người thực hiện đề án. Giáo sư có ẩn ý gì đằng sau lời cảnh báo này không?
Khi đọc đề án này thì tôi cũng không biết là ai chấp bút viết đề án, và ai sẽ trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đề án. Tôi có quen biết nhiều anh em trong ngành công nghệ thông tin, và cũng biết khá rõ những nhân vật chủ chốt về công nghệ thông tin ở cơ quan Văn phòng Chính phủ.
Lúc đầu tôi cũng nghĩ là Chính phủ sẽ cử một chuyên gia am hiểu về việc ứng dụng công nghệ thông tin tham gia việc chỉ đạo và điều hành đề án này nhưng sau đó được biết là không phải. Về sau tôi được biết là người của Văn phòng Chính phủ sẽ quản lý việc thực hiện đề án này thì với những gì mà tôi đã biết tôi chỉ viết trong thư một câu có tính chất cảnh báo như vậy thôi.
Trong số các góp ý thì giáo sư cũng có đề cập tới những chi tiết không bình thường trong vấn đề mua sắm trang thiết bị của Đề án 112 dù đề án này chưa được thực hiện. Vì sao vậy?
Một đề án chưa thể được coi là một dự án tiền khả thi mà trong đó lại có dự kiến quy định mua máy của công ty này, mua thiết bị của công ty kia thì rõ ràng là không ổn. Máy tính và các sản phẩm của công nghệ thông tin thì lạc hậu rất nhanh mà mình lại dự toán kiểu năm nay tính tiền, năm sau mới lấy máy thì nguy hiểm quá.
Tóm lại, tôi đã viết thư góp ý với tinh thần trách nhiệm của một người đã ít nhiều tham gia vào sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để mong được xem xét tránh những điều mà mình nhìn thấy trước là có thể gây thất bại cho đề án.
Thư gửi đi rồi nhưng mãi tôi không được hồi âm, và nhiều năm về sau tôi cũng không có điều kiện theo dõi cụ thể quá trình triển khai đề án, nên tôi cũng không góp được ý kiến gì thêm.
* Toàn văn thư của Giáo sư Phan Đình Diệu gửi Thủ tướng Chính phủ năm 2001
"Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2001
Kính gửi: Thủ tướng Phan Văn Khải
Tôi có được đọc Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 kèm theo toàn văn bản Đề án và Phụ lục dự toán kinh phí cho Đề án.
Tôi rất mừng được thấy Thủ tướng hết sức quan tâm đến sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước, một sự nghiệp tuy được khởi đầu từ đã rất lâu và tốn kém cũng đã không ít nhưng trầy trật mãi cho đến nay vẫn chưa có mấy hiệu quả thiết thực, nhưng sau khi đọc kỹ văn bản Đề án và Phụ lục, tôi xin được trình bày với Thủ tướng một số ý kiến tóm tắt sau đây với mong muốn sẽ không tiếp tục cách làm không hiệu quả và lãng phí nhiều hơn nữa trong những năm sắp tới:
1. Tôi nghĩ các Quyết định lớn của Chính phủ về một vấn đề nên có sự kế thừa, một quyết định mới cần được ban hành trên cơ sở kiểm điểm nghiêm túc việc thành bại, lý do, trách nhiệm... của việc thực hiện quyết định trước đó. Quyết định 112/2001 lần này là tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/CP/1993 và Quyết định 211/TTg/1995, xa hơn nữa là tiếp tục các Đề án do Văn phòng Chính phủ triển khai trước đó (do Chính phủ Pháp tài trợ).
Cần kiểm điểm nghiêm khắc việc thực hiện các quyết định và các đề án nói trên, vì theo tôi biết thì ngoài việc nhập và thay thế khá nhiều máy móc thiết bị với kinh phí khá lớn, các nội dung tin học hóa chưa thực hiện được bao nhiêu. Cũng cần kiểm điểm vì sao QĐ 211/1995 (tức Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin) bị đình chỉ từ năm 1998?
2. Nội dung Đề án đi kèm Quyết định112/2001 được chuẩn bị quá sơ sài, không đủ luận cứ khoa học, các khái niệm có nhiều lầm lẫn, chưa thể xem là một đề án tiền khả thi. Tôi có cảm tưởng người viết đề án viết để cho có, để rồi có thể làm một cách tắc trách, chứ không phải viết nghiêm túc để mà làm một cách nghiêm túc. Nặng về phần trang thiết bị và mạng mà rất qua loa về nội dung thông tin đáng phải là phần chủ yếu nhất của Đề án.
3. Về tổ chức chỉ đạo thì quy định như Đề án là hoàn toàn bất cập. Cả sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước lại giao cho Văn phòng Chính phủ (thực tế sẽ là ai trong Văn phòng Chính phủ, phải chăng là một số người phụ trách tin học ở Văn phòng Chính phủ hiện nay?) chỉ đạo thì e rằng khó mà thành công được.
Kinh nghiệm của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996-1998 có cả Ban chỉ đạo quốc gia (giúp việc Thủ tướng), mỗi bộ, ngành, mỗi tỉnh đều có Ban chỉ đạo do bộ (thứ) trưởng, chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) trực tiếp đứng đầu, có các ban chuyên môn, hội đồng khoa học nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung cho chỉ đạo, mà công việc vẫn không làm xuể, bởi nếu định làm thật thì phải hiểu Tin học hóa là công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. Tiếc rằng tất cả những công việc được bắt đầu trong 1996 - 1998 đã bị xóa bỏ một cách vô trách nhiệm, nay không thể lại làm với một sự chỉ đạo hời hợt được.
4. Đề án quan tâm nhiều đến mua sắm máy móc và trang thiết bị, thậm chí còn chỉ định trước là mua máy của những công ty nào, xác định mức tối thiểu của tổng kinh phí (không ít hơn 1.000 tỉ đồng), mà lẽ ra chi tiết về những điều này chỉ nên dự toán khi có đề án khả thi, tức là sau khi nghiên cứu chi tiết nội dung công việc, đề xuất các phương án thực thi v.v...
Thư không thể viết dài và trình bày chi tiết, chỉ mong được Thủ tướng lưu ý để lần này sự nghiệp tin học hóa quản lý nhà nước nếu được quyết tâm khởi động lại thì sẽ được chỉ đạo và thực hiện thật sự khoa học và nghiêm túc, làm đến nơi đến chốn; và sự nghiêm túc một cách khoa học với ý thức trách nhiệm cao đó phải được thể hiện ngay từ bước xây dựng Đề án.
Kính chúc Thủ tướng mạnh khỏe
Ký tên
Phan Đình Diệu"