Giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 50% thế giới
Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới
Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chỉ bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới.
Thông tin trên đã được TS. Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết tại buổi họp báo “Xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009”, được tổ chức sáng 9/10.
98% lượng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu
Hiện giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn. Chưa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với giá khoảng 9.800 USD/tấn.
Ông Phong cho rằng, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do 98% lượng chè xuất khẩu của nước ta đều ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg.
Bên cạnh đó, do có tới 635 nhà máy chế biến chè nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40% nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này đã khiến cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, kéo giá bán xuống thấp.
Cây chè có thể xóa đói giảm nghèo
Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển cây chè. Đây cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia. Năm 2008, số liệu thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150 nghìn ha.
“Nếu phát triển được những giống chè mới đạt năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ha tương đương với 2,5 tấn khô/ha và giá xuất khẩu đạt mức 3.000 USD/tấn, thì chè hoàn toàn có thể trở thành cây xoá đói giảm nghèo”, ông Phong nhận định.
Trước đây, sản phẩm chè của Việt Nam chỉ xuất khẩu sang ba nước thì nay đã có 110 nước biết đến sản phẩm này. Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngành chè thu về khoảng 130-140 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ông Phong để làm được điều này rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước do ngành chè hiện nay không chỉ thiếu về vốn để phát triển vùng nguyên liệu mà máy móc, trang thiết bị chế biến cũng hết sức lạc hậu, không đồng bộ. Thêm vào đó, bản thân người nông dân cũng chưa có ý thức trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ cây chè.
Ông Phong đề xuất, tới đây ngành chè nên xây dựng theo mô hình, “nhà máy của nông dân, nông dân có nhà máy”, khi đó quyền lợi của người sản xuất và nhà chế biến mới gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chè mang thương hiệu Việt Nam thay vì phải bán nguyên liệu thô như hiện nay.
*Trong hai ngày 15-16/10 diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009 tại Phú Thọ và Hà Nội, sẽ có các báo cáo tổng quan về ngành chè Việt Nam; chính sách phát triển của ngành chè trong thời gian tới; dự thảo chính sách đầu tư trong và ngoài nước vào ngành chè; triển vọng của ngành chè trong thời gian tới; xây dựng sàn đấu giá chè Việt Nam: Tầm quan trọng và tính khả thi…
Theo ban tổ chức, tính đến ngày 9/10, đã có khoảng 10 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pakistan… và 30 công ty xuất khẩu chè hàng đầu của Việt Nam đăng ký tham gia hoạt động này.
Thông tin trên đã được TS. Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết tại buổi họp báo “Xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009”, được tổ chức sáng 9/10.
98% lượng chè xuất khẩu ở dạng nguyên liệu
Hiện giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới là 2.200 USD/tấn. Chưa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh, sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến đã bán ra với giá khoảng 9.800 USD/tấn.
Ông Phong cho rằng, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do 98% lượng chè xuất khẩu của nước ta đều ở dạng nguyên liệu thô, đóng bao 50 kg.
Bên cạnh đó, do có tới 635 nhà máy chế biến chè nhưng vùng nguyên liệu có nơi chỉ đáp ứng được 40% nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này đã khiến cho chất lượng sản phẩm không đồng đều, kéo giá bán xuống thấp.
Cây chè có thể xóa đói giảm nghèo
Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển cây chè. Đây cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia. Năm 2008, số liệu thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150 nghìn ha.
“Nếu phát triển được những giống chè mới đạt năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ha tương đương với 2,5 tấn khô/ha và giá xuất khẩu đạt mức 3.000 USD/tấn, thì chè hoàn toàn có thể trở thành cây xoá đói giảm nghèo”, ông Phong nhận định.
Trước đây, sản phẩm chè của Việt Nam chỉ xuất khẩu sang ba nước thì nay đã có 110 nước biết đến sản phẩm này. Kim ngạch xuất khẩu mỗi năm ngành chè thu về khoảng 130-140 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ông Phong để làm được điều này rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước do ngành chè hiện nay không chỉ thiếu về vốn để phát triển vùng nguyên liệu mà máy móc, trang thiết bị chế biến cũng hết sức lạc hậu, không đồng bộ. Thêm vào đó, bản thân người nông dân cũng chưa có ý thức trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ cây chè.
Ông Phong đề xuất, tới đây ngành chè nên xây dựng theo mô hình, “nhà máy của nông dân, nông dân có nhà máy”, khi đó quyền lợi của người sản xuất và nhà chế biến mới gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chè mang thương hiệu Việt Nam thay vì phải bán nguyên liệu thô như hiện nay.
*Trong hai ngày 15-16/10 diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009 tại Phú Thọ và Hà Nội, sẽ có các báo cáo tổng quan về ngành chè Việt Nam; chính sách phát triển của ngành chè trong thời gian tới; dự thảo chính sách đầu tư trong và ngoài nước vào ngành chè; triển vọng của ngành chè trong thời gian tới; xây dựng sàn đấu giá chè Việt Nam: Tầm quan trọng và tính khả thi…
Theo ban tổ chức, tính đến ngày 9/10, đã có khoảng 10 nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pakistan… và 30 công ty xuất khẩu chè hàng đầu của Việt Nam đăng ký tham gia hoạt động này.