Giá chè xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng
Giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 1.581 USD/tấn, tăng 3,2% so với năm 2008
Giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 1.581 USD/tấn, tăng 3,2% so với năm 2008.
Đó là dự báo vừa được Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đưa ra.
Trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, năm 2009, cung chè thế giới sẽ có thể giảm nhẹ so với năm 2008. Ảnh hưởng của thời tiết đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè trong những tháng đầu năm 2009.
Tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đã phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, khiến sản lượng chè của quốc gia này trong 4 tháng đầu năm đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008. Tại Sri Lanka, hạn hán cũng khiến sản lượng chè của nước này giảm đáng kể.
Nhu cầu tiêu dùng chè được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2009, trong khi nguồn cung chè thế giới được dự báo là không tăng, là một trong những nhân tố thúc đẩy giá chè thế giới và Việt Nam.
Cùng với FAO, các hiệp hội chè lớn trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka..., Agroinfo nhận định giá chè thế giới năm 2009 sẽ có xu hướng tăng và có thể duy trì mức tăng trong một thời gian tương đối dài.
Đối với giá chè trong nước của Việt Nam, Agroinfo dự báo sẽ cùng xu hướng tăng với giá chè thế giới: giá chè tại thị trường nội địa trong năm 2009 sẽ ở mức 5.062 đồng/kg, tăng 1,6% so với mức 4.982 đồng/kg của năm 2008.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ đạt 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện tích năm 2007. Năng suất trồng chè năm 2009 dự kiến đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, tăng so với mức 5,9 tấn/ha của năm 2007.
Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây… sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại thị trường châu Âu, các nước như: Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới...
Đó là dự báo vừa được Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Agroinfo) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đưa ra.
Trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, năm 2009, cung chè thế giới sẽ có thể giảm nhẹ so với năm 2008. Ảnh hưởng của thời tiết đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè trong những tháng đầu năm 2009.
Tại Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2009 đã phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, khiến sản lượng chè của quốc gia này trong 4 tháng đầu năm đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2008. Tại Sri Lanka, hạn hán cũng khiến sản lượng chè của nước này giảm đáng kể.
Nhu cầu tiêu dùng chè được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2009, trong khi nguồn cung chè thế giới được dự báo là không tăng, là một trong những nhân tố thúc đẩy giá chè thế giới và Việt Nam.
Cùng với FAO, các hiệp hội chè lớn trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka..., Agroinfo nhận định giá chè thế giới năm 2009 sẽ có xu hướng tăng và có thể duy trì mức tăng trong một thời gian tương đối dài.
Đối với giá chè trong nước của Việt Nam, Agroinfo dự báo sẽ cùng xu hướng tăng với giá chè thế giới: giá chè tại thị trường nội địa trong năm 2009 sẽ ở mức 5.062 đồng/kg, tăng 1,6% so với mức 4.982 đồng/kg của năm 2008.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ đạt 131,5 nghìn ha, tăng 1.900 ha so với diện tích năm 2007. Năng suất trồng chè năm 2009 dự kiến đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, tăng so với mức 5,9 tấn/ha của năm 2007.
Theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây… sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại thị trường châu Âu, các nước như: Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới...