Giá xăng, khí tự nhiên đồng loạt tăng mạnh
Với mức chốt ngày 30/7 ở 3,21 USD, hiện giá khí tự nhiên đang ở ngưỡng cao nhất kể từ phiên 13/12/2011
Việc nhà đầu tư quốc tế chờ đợi kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã khiến giá hầu hết các loại hàng hóa bị chững lại trong phiên đầu tuần (30/7). Diễn biến trên thị trường năng lượng cũng gần tương tự.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York hạ nhẹ 35 cent, tương ứng 0,4%, xuống còn 89,78 USD/thùng, chấm dứt chuỗi ngày tăng giá liên tục từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, tính chung cả tháng này, giá dầu thô thế giới đã tăng được gần 6%.
Nguyên nhân khiến giá dầu thô đi xuống trong phiên đầu tuần là bởi sự trầm lắng của thị trường chứng khoán Mỹ cùng sự chờ đợi luồng gió mới từ FED và ECB của giới đầu tư hàng hóa trên khắp toàn cầu, Tim Evans, chuyên gia phân tích thuộc hãng Citi Futures Perspective tại New York nhận định.
Giới đầu tư quốc tế hiện đang đánh cược rằng, FED và ECB sẽ sớm tung ra gói giải pháp mới nhằm kích thích nền kinh tế hai khu vực này trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng sau đợt khủng hoảng 2008 - 2009. Hai cuộc họp quan trọng của FED và ECB dự kiến sẽ diễn ra hôm 31/7 này và ngày 2/8 tới.
Tuần trước, giá dầu thô bất ngờ tăng được 74 cent, lên 90,13 USD/thùng ngay trong giờ giao dịch chính thức, sau khi các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đồng loạt hòa thanh cùng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương khu vực cam kết bằng mọi cách cứu vãn sự tồn tại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tiếp đến, trong hai ngày cuối tuần qua, lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu Jean-Claude Juncker nói rằng, các thành viên của khối, quỹ bình ổn do khối thành lập nên và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ sớm hành động để giải cứu đồng Euro. Thông tin này càng khiến nhà đầu tư lạc quan.
Trong khi đó, tại Mỹ, giới phân tích kinh tế tài chính cũng đang đồn đoán rằng, trong cuộc họp chính sách hai ngày chính thức khai mạc hôm nay, FED sẽ đưa ra biện pháp kích thích mới để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 của nền kinh tế này đã giảm tốc mạnh.
Kỳ vọng vào FED với khả năng tung ra chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 đã giúp chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, tăng nhẹ lên mức 82,827 điểm trong phiên đêm qua. Việc USD tăng giá đã trở thành áp lực khiến dầu buộc phải giảm nhiệt.
Cùng chiều với dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 2,88 USD/gallon trong phiên 30/7. Ngược lại, giá xăng giao tháng 8 tăng 5 cent, tương ứng 1,7%, lên 2,94 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 9 tăng 20 cent, tương ứng 6,6%, lên 3,21 USD/ triệu BTU.
Với mức chốt ngày 30/7 ở 3,21 USD, hiện giá khí tự nhiên đang ở ngưỡng cao nhất kể từ phiên 13/12/2011 và mức tăng tới 6,6% là lớn nhất kể từ ngày 18/6/2012 tới nay. Tính chung tháng 7, khí tự nhiên đã tăng được gần 14%, đưa mức tăng giá cả năm của mặt hàng năng lượng này lên tới 7,5%.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/7, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York hạ nhẹ 35 cent, tương ứng 0,4%, xuống còn 89,78 USD/thùng, chấm dứt chuỗi ngày tăng giá liên tục từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, tính chung cả tháng này, giá dầu thô thế giới đã tăng được gần 6%.
Nguyên nhân khiến giá dầu thô đi xuống trong phiên đầu tuần là bởi sự trầm lắng của thị trường chứng khoán Mỹ cùng sự chờ đợi luồng gió mới từ FED và ECB của giới đầu tư hàng hóa trên khắp toàn cầu, Tim Evans, chuyên gia phân tích thuộc hãng Citi Futures Perspective tại New York nhận định.
Giới đầu tư quốc tế hiện đang đánh cược rằng, FED và ECB sẽ sớm tung ra gói giải pháp mới nhằm kích thích nền kinh tế hai khu vực này trở lại đúng quỹ đạo tăng trưởng sau đợt khủng hoảng 2008 - 2009. Hai cuộc họp quan trọng của FED và ECB dự kiến sẽ diễn ra hôm 31/7 này và ngày 2/8 tới.
Tuần trước, giá dầu thô bất ngờ tăng được 74 cent, lên 90,13 USD/thùng ngay trong giờ giao dịch chính thức, sau khi các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đồng loạt hòa thanh cùng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương khu vực cam kết bằng mọi cách cứu vãn sự tồn tại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tiếp đến, trong hai ngày cuối tuần qua, lãnh đạo Khu vực đồng tiền chung châu Âu Jean-Claude Juncker nói rằng, các thành viên của khối, quỹ bình ổn do khối thành lập nên và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ sớm hành động để giải cứu đồng Euro. Thông tin này càng khiến nhà đầu tư lạc quan.
Trong khi đó, tại Mỹ, giới phân tích kinh tế tài chính cũng đang đồn đoán rằng, trong cuộc họp chính sách hai ngày chính thức khai mạc hôm nay, FED sẽ đưa ra biện pháp kích thích mới để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 của nền kinh tế này đã giảm tốc mạnh.
Kỳ vọng vào FED với khả năng tung ra chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 đã giúp chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, tăng nhẹ lên mức 82,827 điểm trong phiên đêm qua. Việc USD tăng giá đã trở thành áp lực khiến dầu buộc phải giảm nhiệt.
Cùng chiều với dầu thô, giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 1 cent, tương ứng 0,3%, xuống còn 2,88 USD/gallon trong phiên 30/7. Ngược lại, giá xăng giao tháng 8 tăng 5 cent, tương ứng 1,7%, lên 2,94 USD/gallon. Khí tự nhiên giao tháng 9 tăng 20 cent, tương ứng 6,6%, lên 3,21 USD/ triệu BTU.
Với mức chốt ngày 30/7 ở 3,21 USD, hiện giá khí tự nhiên đang ở ngưỡng cao nhất kể từ phiên 13/12/2011 và mức tăng tới 6,6% là lớn nhất kể từ ngày 18/6/2012 tới nay. Tính chung tháng 7, khí tự nhiên đã tăng được gần 14%, đưa mức tăng giá cả năm của mặt hàng năng lượng này lên tới 7,5%.