Giảm giá xăng, CPI cuối năm nay thế nào?
Các chuyên gia của Tổng cục Thống kê nói về tác động từ đợt giảm giá xăng ngày hôm nay, 27/8
Từ 10 giờ sáng nay (27/8), giá xăng A92 đã được điều chỉnh xuống mức 17.000 đồng/lít, giảm 1.000 đồng/lít so với trước đó.
Cùng với đợt giảm giá ngày 14/8, đây là lần thứ hai Chính phủ điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong vòng một tháng. So với đợt tăng giá xăng thêm 4.500 đồng/lít ngày 21/7, hai đợt giảm giá gần đây đã giúp giá xăng “rẻ” thêm 2.000 đồng/lít.
Hai chuyên gia của Tổng cục Thống kê mà VnEconomy hỏi chuyện đều tỏ ra không mấy bất ngờ khi đón nhận những thông tin này.
“Tôi đã đoán là giá xăng sẽ giảm trước ngày 2/9, nhưng không biết chính xác ngày nào”, bà Trần Thị Hằng - Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả - cho biết. Theo bà Hằng, sự phán đoán này đến từ phân tích tình hình giá dầu thế giới liên tục giảm trong thời gian qua.
Còn theo ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đây là hành động kịp thời và hợp lý của Chính phủ, thể hiện cam kết giảm giá xăng dầu trong trường hợp diễn biến giá dầu thế giới tiếp tục giảm. “Đây là một thời điểm thích hợp”, ông nói.
Về ảnh hưởng của đợt giảm giá xăng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bà Hằng cho là CPI không chịu nhiều tác động trực tiếp từ giá xăng. Trong khoảng 500 mặt hàng tính CPI, xăng chỉ chiếm 2,9% về quyền số.
Tuy nhiên, nếu tính cả ba vòng tác động (trực tiếp, gián tiếp và tác động tâm lý), ảnh hưởng từ giá xăng là rất lớn.
“CPI tháng 8 không bị ảnh hưởng trực tiếp của đợt tăng giá xăng dầu ngày 21/7, nhưng về tác động gián tiếp, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện đã tăng 9,07% trong tháng 8”, bà Hằng nói.
Nếu tính hết ảnh hưởng của cước vận tải lên các hàng hóa khác, giá xăng có thể tác động kéo dài lên CPI trong vài ba tháng. Vì vậy, theo ông Lâm, đợt giảm giá lần này là một tín hiệu đáng mừng.
Đối với CPI tháng 9, ông Lâm cho rằng tác động từ giá xăng giảm cũng không nhiều, vì ngoài việc giá xăng không chiếm quyền số cao trong CPI, còn một nguyên nhân nữa là người kinh doanh vận tải có thể sẽ không phản ứng tức thì với giá xăng giảm, mà lại cố gắng trì hoãn để hưởng lợi.
Một nhà phân tích của Tổng cục Thống kê cũng nêu quan điểm rằng CPI có thể giảm từ 0,2% đến 0,3% dưới tác động trực tiếp của giá xăng. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng diễn biến chắc chắn chỉ có thể đến sau những phân tích cụ thể của đợt công bố chỉ số giá tháng tới.
Về ảnh hưởng giá xăng trong dài hạn, ông Lâm có cái nhìn lạc quan hơn. Ông cho rằng tình hình giá cả sẽ diễn biến tốt hơn khi việc giảm giá xăng thể hiện rõ ba vòng tác động.
Chưa có con số nào để khẳng định chắc chắn giá xăng ảnh hưởng đến đâu, nhưng về tâm lý người dân có thể thấy đã ổn định lên rất nhiều sau hai lần giá xăng "xuống thang".
Trước câu hỏi về kịch bản CPI vào cuối năm nay, ông Lâm cho rằng xăng dầu chỉ là một yếu tố, với những yếu tố khác đang tốt lên, CPI cuối năm nay sẽ ở quanh mốc 26,8%. “Tôi đoán khá chắc chắn là CPI sẽ rơi vào khoảng 26,8% đến 27,5%”, ông Lâm nói.
“Chúng tôi cũng đã tính đến khả năng giá nhiều mặt hàng sẽ diễn biến tốt lên vào các tháng tới. Với việc giảm giá xăng lần này, kịch bản CPI như trên là khả thi và chắc chắn hơn”, ông Lâm “chốt” lại.
Cùng với đợt giảm giá ngày 14/8, đây là lần thứ hai Chính phủ điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong vòng một tháng. So với đợt tăng giá xăng thêm 4.500 đồng/lít ngày 21/7, hai đợt giảm giá gần đây đã giúp giá xăng “rẻ” thêm 2.000 đồng/lít.
Hai chuyên gia của Tổng cục Thống kê mà VnEconomy hỏi chuyện đều tỏ ra không mấy bất ngờ khi đón nhận những thông tin này.
“Tôi đã đoán là giá xăng sẽ giảm trước ngày 2/9, nhưng không biết chính xác ngày nào”, bà Trần Thị Hằng - Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả - cho biết. Theo bà Hằng, sự phán đoán này đến từ phân tích tình hình giá dầu thế giới liên tục giảm trong thời gian qua.
Còn theo ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đây là hành động kịp thời và hợp lý của Chính phủ, thể hiện cam kết giảm giá xăng dầu trong trường hợp diễn biến giá dầu thế giới tiếp tục giảm. “Đây là một thời điểm thích hợp”, ông nói.
Về ảnh hưởng của đợt giảm giá xăng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bà Hằng cho là CPI không chịu nhiều tác động trực tiếp từ giá xăng. Trong khoảng 500 mặt hàng tính CPI, xăng chỉ chiếm 2,9% về quyền số.
Tuy nhiên, nếu tính cả ba vòng tác động (trực tiếp, gián tiếp và tác động tâm lý), ảnh hưởng từ giá xăng là rất lớn.
“CPI tháng 8 không bị ảnh hưởng trực tiếp của đợt tăng giá xăng dầu ngày 21/7, nhưng về tác động gián tiếp, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện đã tăng 9,07% trong tháng 8”, bà Hằng nói.
Nếu tính hết ảnh hưởng của cước vận tải lên các hàng hóa khác, giá xăng có thể tác động kéo dài lên CPI trong vài ba tháng. Vì vậy, theo ông Lâm, đợt giảm giá lần này là một tín hiệu đáng mừng.
Đối với CPI tháng 9, ông Lâm cho rằng tác động từ giá xăng giảm cũng không nhiều, vì ngoài việc giá xăng không chiếm quyền số cao trong CPI, còn một nguyên nhân nữa là người kinh doanh vận tải có thể sẽ không phản ứng tức thì với giá xăng giảm, mà lại cố gắng trì hoãn để hưởng lợi.
Một nhà phân tích của Tổng cục Thống kê cũng nêu quan điểm rằng CPI có thể giảm từ 0,2% đến 0,3% dưới tác động trực tiếp của giá xăng. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng diễn biến chắc chắn chỉ có thể đến sau những phân tích cụ thể của đợt công bố chỉ số giá tháng tới.
Về ảnh hưởng giá xăng trong dài hạn, ông Lâm có cái nhìn lạc quan hơn. Ông cho rằng tình hình giá cả sẽ diễn biến tốt hơn khi việc giảm giá xăng thể hiện rõ ba vòng tác động.
Chưa có con số nào để khẳng định chắc chắn giá xăng ảnh hưởng đến đâu, nhưng về tâm lý người dân có thể thấy đã ổn định lên rất nhiều sau hai lần giá xăng "xuống thang".
Trước câu hỏi về kịch bản CPI vào cuối năm nay, ông Lâm cho rằng xăng dầu chỉ là một yếu tố, với những yếu tố khác đang tốt lên, CPI cuối năm nay sẽ ở quanh mốc 26,8%. “Tôi đoán khá chắc chắn là CPI sẽ rơi vào khoảng 26,8% đến 27,5%”, ông Lâm nói.
“Chúng tôi cũng đã tính đến khả năng giá nhiều mặt hàng sẽ diễn biến tốt lên vào các tháng tới. Với việc giảm giá xăng lần này, kịch bản CPI như trên là khả thi và chắc chắn hơn”, ông Lâm “chốt” lại.