Giảm phát uy hiếp kinh tế Nhật
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Nhật Bản sụt giảm với tốc độ mạnh nhất từng được ghi nhận
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Nhật Bản sụt giảm với tốc độ mạnh nhất từng được ghi nhận, làm gia tăng rủi ro tình trạng giảm phát kéo dài có thể cản trở sự phục hồi của nền kinh tế nước này khỏi giai đoạn suy thoái tồi tệ hiện nay.
Số liệu do Cơ quan Thống kê Nhật Bản công bố ngày 29/9 cho thấy, CPI (không tính giá thực phẩm tươi sống) của nước này trong tháng 8 vừa qua đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, so với mức giảm 2,2% trong tháng 7.
Kể từ năm 1971 - khi Nhật bắt đầu theo dõi CPI - tới nay, số liệu này chưa bao giờ giảm mạnh tới vậy. Tuy nhiên, mức giảm trên đã không nằm ngoài tầm dự báo trước đó của giới quan sát.
Trong bối cảnh suy thoái, hầu hết các doanh nghiệp tại Nhật đang tham gia vào một cuộc đua giảm giá hàng hóa để thu hút người tiêu dùng. Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và tiền lương giảm sút, người dân Nhật đang ngày càng thắt lưng buộc bụng để tiết kiệm tiền, đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra với họ.
Giới phân tích dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật trong tháng 8 đã lập kỷ lục mới là 5,8%, phá vỡ mức kỷ lục cũ thiết lập vào tháng 7 vừa qua. Trong khi đó, tiền lương tại Nhật trong tháng 8 có thể đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp. Các số liệu thống kê trên đều sẽ được công bố trong tuần này.
Sự xuống dốc của giá cả đã dẫn tới sự trở lại của tình trạng giảm phát trong nền kinh tế Nhật. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này mới chỉ thoát khỏi giảm phát vào năm 2005.
Giảm phát khiến người tiêu dùng và các công ty cắt giảm chi tiêu vì tin rằng, giá cả sẽ còn giảm nữa. Bởi vậy, giảm phát có thể tạo ra một rào cản lớn đối với sự phục hồi kinh tế tại Nhật.
“Sẽ sớm xảy ra tình trạng nhu cầu nội địa không đủ để đẩy tiền lương gia tăng. Do sức mua của các hộ gia đình giảm, đã xuất hiện mối lo rằng, tình trạng giảm phát hiện nay sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa. Nói cách khác, Nhật Bản sẽ rơi vào một vòng xoáy giảm phát”, chuyên gia kinh tế trường Kyohei Morita thuộc Barclays Capital tại Tokyo nhận định.
Sự lên giá của đồng Yên so với USD cũng là một mối lo nữa đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản hiện nay, vì tỷ giá đồng Yên cao sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ hơn và xói mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật khi chuyển đổi sang đồng nội tệ.
Tỷ giá Yên Nhật so với USD vào sáng ngày 29/9 đứng ở mức cao nhất trong 8 tháng qua, với gần 90 Yên Nhật tương đương 1 USD.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa đã nhận định, giá cả tại Nhật sẽ còn tiếp tục đi xuống trong một thời gian nữa. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của BoJ cho biết, họ tiếp tục lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Nhật, cho dù đã có một số tín hiệu phục hồi phát đi trong thời gian gần đây.
Hiện lãi suất đồng Yên Nhật vẫn được duy trì ở mức 0,1% từ tháng 12 năm ngoái.
(Theo Bloomberg)
Số liệu do Cơ quan Thống kê Nhật Bản công bố ngày 29/9 cho thấy, CPI (không tính giá thực phẩm tươi sống) của nước này trong tháng 8 vừa qua đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, so với mức giảm 2,2% trong tháng 7.
Kể từ năm 1971 - khi Nhật bắt đầu theo dõi CPI - tới nay, số liệu này chưa bao giờ giảm mạnh tới vậy. Tuy nhiên, mức giảm trên đã không nằm ngoài tầm dự báo trước đó của giới quan sát.
Trong bối cảnh suy thoái, hầu hết các doanh nghiệp tại Nhật đang tham gia vào một cuộc đua giảm giá hàng hóa để thu hút người tiêu dùng. Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và tiền lương giảm sút, người dân Nhật đang ngày càng thắt lưng buộc bụng để tiết kiệm tiền, đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra với họ.
Giới phân tích dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật trong tháng 8 đã lập kỷ lục mới là 5,8%, phá vỡ mức kỷ lục cũ thiết lập vào tháng 7 vừa qua. Trong khi đó, tiền lương tại Nhật trong tháng 8 có thể đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp. Các số liệu thống kê trên đều sẽ được công bố trong tuần này.
Sự xuống dốc của giá cả đã dẫn tới sự trở lại của tình trạng giảm phát trong nền kinh tế Nhật. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này mới chỉ thoát khỏi giảm phát vào năm 2005.
Giảm phát khiến người tiêu dùng và các công ty cắt giảm chi tiêu vì tin rằng, giá cả sẽ còn giảm nữa. Bởi vậy, giảm phát có thể tạo ra một rào cản lớn đối với sự phục hồi kinh tế tại Nhật.
“Sẽ sớm xảy ra tình trạng nhu cầu nội địa không đủ để đẩy tiền lương gia tăng. Do sức mua của các hộ gia đình giảm, đã xuất hiện mối lo rằng, tình trạng giảm phát hiện nay sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa. Nói cách khác, Nhật Bản sẽ rơi vào một vòng xoáy giảm phát”, chuyên gia kinh tế trường Kyohei Morita thuộc Barclays Capital tại Tokyo nhận định.
Sự lên giá của đồng Yên so với USD cũng là một mối lo nữa đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản hiện nay, vì tỷ giá đồng Yên cao sẽ khiến giá hàng hóa xuất khẩu của Nhật trở nên đắt đỏ hơn và xói mòn lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật khi chuyển đổi sang đồng nội tệ.
Tỷ giá Yên Nhật so với USD vào sáng ngày 29/9 đứng ở mức cao nhất trong 8 tháng qua, với gần 90 Yên Nhật tương đương 1 USD.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa đã nhận định, giá cả tại Nhật sẽ còn tiếp tục đi xuống trong một thời gian nữa. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của BoJ cho biết, họ tiếp tục lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Nhật, cho dù đã có một số tín hiệu phục hồi phát đi trong thời gian gần đây.
Hiện lãi suất đồng Yên Nhật vẫn được duy trì ở mức 0,1% từ tháng 12 năm ngoái.
(Theo Bloomberg)