Khách sạn tình yêu ở Nhật ăn ra làm nên trong suy thoái
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn tình yêu đang thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn
Loại khách sạn bình dân dành cho các cặp tình nhân tìm chốn riêng tư ở Nhật đang lên như diều gặp gió ngay giữa thời buổi suy thoái này, đối nghịch với tình trạng ảm đạm trên thị trường khách sạn cao cấp.
Không chỉ đón thêm nhiều khách, lĩnh vực kinh doanh khách sạn tình yêu đang thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn.
Theo thống kê sơ bộ, tại Nhật hiện có khoảng 25.000 khách sạn tình yêu, đón tiếp khoảng 500 triệu cặp khách mỗi năm. Tập trung quanh các khu nhà ga tàu điện, được trang trí bắt mắt và mang những cái tên hấp dẫn như “Khách sạn cho bạn”, “Cung điện mặt trời”…, những khách sạn này thường cho thuê phòng theo giờ.
Tiếp xúc của khách với nhân viên trong các khách sạn này được hạn chế tới mức tối đa, nhằm đảm bảo sự thoải mái cho khách. Một số khách sạn tình yêu có bãi đỗ xe và lối ra vào ở tầng hầm, một số khác còn cung cấp cả tấm che chắn biển số xe cho khách.
Nhiều khách chọn khách sạn tình yêu làm điểm đến cho những cuộc hẹn ngoài hôn nhân, hoặc thậm chí là với gái làng chơi. Tuy nhiên, cũng có không ít cặp đôi chọn nơi này để thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp của những căn hộ chung cư.
Tại nhiều khác sạn tình yêu, bàn lễ tân được thay thế bởi một màn hình cảm ứng có hình của các phòng. Hình của phòng nào sáng có nghĩa là phòng đó còn trống, còn hình tối có nghĩa là phòng đó đã có khách.
Khách sạn tình yêu đem tới cho những cặp tình nhân một quãng thời gian riêng tư tại một quốc gia đông đúc, nơi sự riêng tư là hiếm hoi, như Nhật Bản.
Anh Yuichi Ito và cô Kyoko Shio là một cặp đôi người Nhật điển hình ở lứa tuổi 20 và vẫn đang sống cùng cha mẹ. “Nhà tôi có bố, mẹ, tôi và hai cậu em trai, trong khi chỉ có 4 phòng”, anh Ito nói, lý giải cho lý do tại sao anh và bạn gái phải tìm tới khách sạn tình yêu để có thời gian dành riêng cho nhau.
Lĩnh vực kinh doanh đem tới sự riêng tư là một ngành kinh doanh lớn ở Nhật. Trong đó, mảng khách sạn tình yêu là một mảng lớn, với doanh thu ước tính lên tới 40 tỷ USD/năm. Chủ các khách sạn loại này cho hay, suy thoái hầu như chẳng gõ cửa lĩnh vực kinh doanh của họ.
“Chắc chắn là một số khách sạn chịu ảnh hưởng từ suy thoái, nhưng đó không phải là khách sạn tình yêu”, ông Joichiro Mochizuki, giám đốc một công ty điều hành một loạt khách sạn tình yêu, cho biết.
“Không giống như các khách sạn sang trọng hay những khách sạn dành cho giới doanh nhân, tỷ lệ sử dụng phòng ở chỗ chúng tôi là 400%”, ông Mochizuki nói. Điều này có nghĩa là, bình quân, mỗi phòng trong khách sạn tình yêu được sử dụng tới 4 lần một ngày.
Có rất nhiều kiểu khách sạn tình yêu cho các cặp đôi chọn lựa. Có những khách sạn giống như lâu đài, có những khách sạn được trang trí bằng đồ chơi… Ở một số khách sạn, khách có thể mặc các trang phục như y tá và bác sỹ. Nhiều phòng còn được bài trí như lớp học hay toa tàu. Thậm chí, còn có cả một khách sạn tình yêu cho những ai yêu thích bộ phim Titanic, với hình dáng một con tàu và được bày tượng hai nhân vật chính trong phim trên bong tàu.
Doanh nhân người Anh Steve Mansfield nhận thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tình yêu ở Nhật. Tại xứ mặt trời mọc, những tập đoàn lớn ngại mảng này vì cho là có điều tiếng không tốt, nhưng ông Mansfield đã đầu tư xây một chuỗi 6 khách sạn tình yêu tại Nhật, mang tên Japan Leisure Hotels và dự định sẽ xây thêm.
Tại mỗi cửa phòng trong các khách sạn này đều có máy thanh toán cho khách để khách trả tiền mà không phải tiếp xúc với nhân viên.
Rõ ràng, trong lần suy thoái này, người Nhật đã cắt giảm nhiều khoản chi, nhưng vẫn không tiếc tiền để có một vài giờ ở bên người yêu dấu!
(Theo BBC)
Không chỉ đón thêm nhiều khách, lĩnh vực kinh doanh khách sạn tình yêu đang thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn.
Theo thống kê sơ bộ, tại Nhật hiện có khoảng 25.000 khách sạn tình yêu, đón tiếp khoảng 500 triệu cặp khách mỗi năm. Tập trung quanh các khu nhà ga tàu điện, được trang trí bắt mắt và mang những cái tên hấp dẫn như “Khách sạn cho bạn”, “Cung điện mặt trời”…, những khách sạn này thường cho thuê phòng theo giờ.
Tiếp xúc của khách với nhân viên trong các khách sạn này được hạn chế tới mức tối đa, nhằm đảm bảo sự thoải mái cho khách. Một số khách sạn tình yêu có bãi đỗ xe và lối ra vào ở tầng hầm, một số khác còn cung cấp cả tấm che chắn biển số xe cho khách.
Nhiều khách chọn khách sạn tình yêu làm điểm đến cho những cuộc hẹn ngoài hôn nhân, hoặc thậm chí là với gái làng chơi. Tuy nhiên, cũng có không ít cặp đôi chọn nơi này để thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp của những căn hộ chung cư.
Tại nhiều khác sạn tình yêu, bàn lễ tân được thay thế bởi một màn hình cảm ứng có hình của các phòng. Hình của phòng nào sáng có nghĩa là phòng đó còn trống, còn hình tối có nghĩa là phòng đó đã có khách.
Khách sạn tình yêu đem tới cho những cặp tình nhân một quãng thời gian riêng tư tại một quốc gia đông đúc, nơi sự riêng tư là hiếm hoi, như Nhật Bản.
Anh Yuichi Ito và cô Kyoko Shio là một cặp đôi người Nhật điển hình ở lứa tuổi 20 và vẫn đang sống cùng cha mẹ. “Nhà tôi có bố, mẹ, tôi và hai cậu em trai, trong khi chỉ có 4 phòng”, anh Ito nói, lý giải cho lý do tại sao anh và bạn gái phải tìm tới khách sạn tình yêu để có thời gian dành riêng cho nhau.
Lĩnh vực kinh doanh đem tới sự riêng tư là một ngành kinh doanh lớn ở Nhật. Trong đó, mảng khách sạn tình yêu là một mảng lớn, với doanh thu ước tính lên tới 40 tỷ USD/năm. Chủ các khách sạn loại này cho hay, suy thoái hầu như chẳng gõ cửa lĩnh vực kinh doanh của họ.
“Chắc chắn là một số khách sạn chịu ảnh hưởng từ suy thoái, nhưng đó không phải là khách sạn tình yêu”, ông Joichiro Mochizuki, giám đốc một công ty điều hành một loạt khách sạn tình yêu, cho biết.
“Không giống như các khách sạn sang trọng hay những khách sạn dành cho giới doanh nhân, tỷ lệ sử dụng phòng ở chỗ chúng tôi là 400%”, ông Mochizuki nói. Điều này có nghĩa là, bình quân, mỗi phòng trong khách sạn tình yêu được sử dụng tới 4 lần một ngày.
Có rất nhiều kiểu khách sạn tình yêu cho các cặp đôi chọn lựa. Có những khách sạn giống như lâu đài, có những khách sạn được trang trí bằng đồ chơi… Ở một số khách sạn, khách có thể mặc các trang phục như y tá và bác sỹ. Nhiều phòng còn được bài trí như lớp học hay toa tàu. Thậm chí, còn có cả một khách sạn tình yêu cho những ai yêu thích bộ phim Titanic, với hình dáng một con tàu và được bày tượng hai nhân vật chính trong phim trên bong tàu.
Doanh nhân người Anh Steve Mansfield nhận thấy tiềm năng lớn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tình yêu ở Nhật. Tại xứ mặt trời mọc, những tập đoàn lớn ngại mảng này vì cho là có điều tiếng không tốt, nhưng ông Mansfield đã đầu tư xây một chuỗi 6 khách sạn tình yêu tại Nhật, mang tên Japan Leisure Hotels và dự định sẽ xây thêm.
Tại mỗi cửa phòng trong các khách sạn này đều có máy thanh toán cho khách để khách trả tiền mà không phải tiếp xúc với nhân viên.
Rõ ràng, trong lần suy thoái này, người Nhật đã cắt giảm nhiều khoản chi, nhưng vẫn không tiếc tiền để có một vài giờ ở bên người yêu dấu!
(Theo BBC)