Gian nan tìm vốn cho bất động sản
Với nhu cầu vốn rất lớn, các doanh nghiệp bất động sản coi nguồn vốn là vấn đề sống còn
Thiếu vốn là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Riêng đối với doanh nghiệp bất động sản, việc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Tự xoay sở là chính
Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành, cho rằng: vì thời gian thu hồi của các dự án kéo dài nên các doanh nghiệp không mạnh về vốn sẽ yếu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề nên các doanh nghiệp buộc phải huy động vốn. Trong điều kiện thị trường giá cả biến động hiện nay, các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn vì giá cả vật liệu xây dựng tăng liên tục.
Trong khi đó, thời gian thực hiện một dư án phải mất từ 5-6 năm. Vì vậy các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất chật vật vì vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án lớn nhưng nguồn vốn không ổn định sẽ có nguy cơ bỏ công trình dở dang. Chính vì vậy, Nghị định 153 vừa ban hành đã quy định các doanh nghiệp phải có trên 15% tổng mức vốn đầu tư của dự án mới được phê duyệt.
Hiện nay, để có vốn, các doanh nghiệp vẫn phải tự xoay sở. Các ngân hàng gần như không có chính sách rót vốn trực tiếp cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thời gian qua, một số công ty đã phải huy động vốn trước. Để không xảy ra tình trạng huy động vốn trước ở các dự án xây dựng, theo như ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực ở Đất Lành, cần có chính sách để các ngân hàng mạnh tay hỗ trợ vốn cho các dự án của doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp cho rằng có thể xử lí bằng việc cho phép doanh nghiệp cổ phần hóa từng dự án, doanh nghiệp.
Còn theo như ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lí nhà: bản thân các doanh nghiệp nên liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận nguồn vốn mạnh. Một bên có vốn, một bên am hiểu thị trường thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản rất cần sự tham gia và góp sức của thị trường tín dụng. Các tổ chức tín dụng cần xây dựng hệ thống chính sách bảo lãnh cho vay thế chấp, cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn phục vụ cho mục đích đầu tư, mua nhà ở.
Được như vậy, không chỉ lợi cho các doanh nghiệp bất động sản mà các tổ chức tín dụng còn mở rộng dịch vụ của mình. Việc hệ thống ngân hàng, tín dụng tham gia vào thị trường bất động sản không chỉ giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực hoạt động mà còn góp phần giúp người dân có nhu cầu nhà ở có điều kiện tiếp cận với các dự án dễ dàng hơn.
Tìm hỗ trợ từ ngân hàng
Vừa qua, một loạt các ngân hàng cũng phối hợp với dự án chung cư đã triển khai dịch vụ cho mua nhà với thời hạn trả góp dài nhất là đến 30 năm. Người vay tiền mua nhà được thế chấp bằng chính căn hộ mình được mua. Tiền vay sẽ được trả dần cộng với lãi suất theo hàng tháng.
Có thể nói đây là cơ hội tốt cho người dân có nhu cầu về nhà ở. Song lại có thể nói rằng sản phẩm hỗ trợ mua nhà của các ngân hàng trong thời gian qua mới chỉ nhắm đến đối tượng là người có thu nhập khá và cao. Như nhận xét của nhiều người đi vay tiền mua nhà, mức lãi suất của sản phẩm cho vay mua nhà vẫn còn khá cao, nằm ngoài tầm tay của người có mức thu nhập trung bình.
Các ngân hàng liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để cho vay mua nhà. Chỉ trong vòng 8 tháng qua, tại Ngân hàng An Bình đã có hơn 1.050 khách hàng vay mua nhà, đất trong thời hạn 20 năm. ABBANK đã dành nguồn vốn lên đến 1.000 tỉ đồng cho chương trình hỗ trợ vay mua nhà YOUhouse. ABBANK liên kết với vài chục chủ đầu tư bất động sản như: Công ty TNHH Saigon Riviera, Phú Mỹ Hưng, Vinaconex...
Thời gian qua, Ngân hàng Sacombank đã hợp tác với Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty địa ốc Sacomreal, Công ty An Phú, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà. Ngân hàng Eximbank hỗ trợ cho khách hàng mua bất động sản ở các khu dự án Phú Mỹ Hưng, Vạn Phát Hưng, Vista, Công ty Phát triển nhà Phú Nhuận, dự án An Phú, An Khánh.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng đã bắt đầu quan tâm đến thị trường địa ốc nhưng đối tượng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ từ phía ngân hàng còn hạn chế. Vần đề đặt ra ở đây là làm sao để có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn mua nhà nhưng với lãi suất thấp, thời gian hoàn vốn dài.
Tự xoay sở là chính
Ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành, cho rằng: vì thời gian thu hồi của các dự án kéo dài nên các doanh nghiệp không mạnh về vốn sẽ yếu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề nên các doanh nghiệp buộc phải huy động vốn. Trong điều kiện thị trường giá cả biến động hiện nay, các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn vì giá cả vật liệu xây dựng tăng liên tục.
Trong khi đó, thời gian thực hiện một dư án phải mất từ 5-6 năm. Vì vậy các doanh nghiệp có quy mô nhỏ rất chật vật vì vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án lớn nhưng nguồn vốn không ổn định sẽ có nguy cơ bỏ công trình dở dang. Chính vì vậy, Nghị định 153 vừa ban hành đã quy định các doanh nghiệp phải có trên 15% tổng mức vốn đầu tư của dự án mới được phê duyệt.
Hiện nay, để có vốn, các doanh nghiệp vẫn phải tự xoay sở. Các ngân hàng gần như không có chính sách rót vốn trực tiếp cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thời gian qua, một số công ty đã phải huy động vốn trước. Để không xảy ra tình trạng huy động vốn trước ở các dự án xây dựng, theo như ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực ở Đất Lành, cần có chính sách để các ngân hàng mạnh tay hỗ trợ vốn cho các dự án của doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp cho rằng có thể xử lí bằng việc cho phép doanh nghiệp cổ phần hóa từng dự án, doanh nghiệp.
Còn theo như ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lí nhà: bản thân các doanh nghiệp nên liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận nguồn vốn mạnh. Một bên có vốn, một bên am hiểu thị trường thì cơ hội thành công sẽ lớn hơn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản rất cần sự tham gia và góp sức của thị trường tín dụng. Các tổ chức tín dụng cần xây dựng hệ thống chính sách bảo lãnh cho vay thế chấp, cho vay thế chấp nhanh gọn, hiệu quả, an toàn và dễ tiếp cận, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn phục vụ cho mục đích đầu tư, mua nhà ở.
Được như vậy, không chỉ lợi cho các doanh nghiệp bất động sản mà các tổ chức tín dụng còn mở rộng dịch vụ của mình. Việc hệ thống ngân hàng, tín dụng tham gia vào thị trường bất động sản không chỉ giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực hoạt động mà còn góp phần giúp người dân có nhu cầu nhà ở có điều kiện tiếp cận với các dự án dễ dàng hơn.
Tìm hỗ trợ từ ngân hàng
Vừa qua, một loạt các ngân hàng cũng phối hợp với dự án chung cư đã triển khai dịch vụ cho mua nhà với thời hạn trả góp dài nhất là đến 30 năm. Người vay tiền mua nhà được thế chấp bằng chính căn hộ mình được mua. Tiền vay sẽ được trả dần cộng với lãi suất theo hàng tháng.
Có thể nói đây là cơ hội tốt cho người dân có nhu cầu về nhà ở. Song lại có thể nói rằng sản phẩm hỗ trợ mua nhà của các ngân hàng trong thời gian qua mới chỉ nhắm đến đối tượng là người có thu nhập khá và cao. Như nhận xét của nhiều người đi vay tiền mua nhà, mức lãi suất của sản phẩm cho vay mua nhà vẫn còn khá cao, nằm ngoài tầm tay của người có mức thu nhập trung bình.
Các ngân hàng liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để cho vay mua nhà. Chỉ trong vòng 8 tháng qua, tại Ngân hàng An Bình đã có hơn 1.050 khách hàng vay mua nhà, đất trong thời hạn 20 năm. ABBANK đã dành nguồn vốn lên đến 1.000 tỉ đồng cho chương trình hỗ trợ vay mua nhà YOUhouse. ABBANK liên kết với vài chục chủ đầu tư bất động sản như: Công ty TNHH Saigon Riviera, Phú Mỹ Hưng, Vinaconex...
Thời gian qua, Ngân hàng Sacombank đã hợp tác với Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty địa ốc Sacomreal, Công ty An Phú, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà. Ngân hàng Eximbank hỗ trợ cho khách hàng mua bất động sản ở các khu dự án Phú Mỹ Hưng, Vạn Phát Hưng, Vista, Công ty Phát triển nhà Phú Nhuận, dự án An Phú, An Khánh.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng đã bắt đầu quan tâm đến thị trường địa ốc nhưng đối tượng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ từ phía ngân hàng còn hạn chế. Vần đề đặt ra ở đây là làm sao để có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn mua nhà nhưng với lãi suất thấp, thời gian hoàn vốn dài.