Hàn Quốc mua hàng tỷ USD vũ khí Mỹ sau vụ Triều Tiên thử bom H
Tổng thống Trump ủng hộ “về nguyên tắc” việc Hàn Quốc sử dụng đầu đạn mạnh hơn để gắn lên tên lửa nhằm tạo ra một sự ngăn ngừa tốt
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/9 nhất trí sẽ ủng hộ việc bán thêm hàng tỷ USD vũ khí cho Hàn Quốc sau vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay của Triều Tiên vào cuối tuần vừa rồi. Cùng với đó, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley nói Washington sẽ tìm cách để đi đến lệnh trừng phạt mạnh nhất có thể đối với Bình Nhưỡng.
Theo tin từ Bloomberg, trong cuộc họp khẩn cấp ngày 4/9 tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, bà Haley nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “đang khiêu chiến”. Đây là cuộc họp được tổ chức sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công một quả bom hydro, hay còn gọi là bom H, vào cuối tuần. “Chỉ có lệnh trừng phạt mạnh nhất mới có thể cho phép chúng ta giải quyết vấn đề này thông qua ngoại giao”, bà Haley nói tại cuộc họp.
Sau cuộc họp trên, ông Trump có các cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-In và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo tuyên bố từ Nhà Trắng, ông Trump đã nói với ông Moon rằng sẽ ủng hộ “về nguyên tắc” việc Hàn Quốc sử dụng đầu đạn mạnh hơn để gắn lên tên lửa nhằm tạo ra một sự ngăn ngừa tốt hơn trước nguy cơ từ Triều Tiên.
Ông Trump và ông Moon “nhất trí tối đa hóa áp lực đối với Triều Tiên bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp sẵn có”, tuyên bố cho biết. Ngoài ra, ông Trump cũng “đưa ra sự nhất trí” đối với ý định của Hàn Quốc về việc “mua số vũ khí và thiết bị quân sự trị giá nhiều tỷ USD” từ Mỹ.
Kết thúc cuộc họp khẩn ngày 4/9, Hội đồng Bảo an chưa đi đến lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, bà Haley nói Mỹ sẽ soạn thảo lệnh trừng phạt tăng cường nhằm vào Bình Nhưỡng và muốn Hội đồng Bảo an tiến hành bỏ phiếu vào ngày 11/9.
Vụ thử vào cuối tuần vừa rồi là vụ thử hạt nhân mới nhất và mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Hàn Quốc cho biết đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Cuộc đối đầu Mỹ-Triều Tiên đã trở thành cuộc khủng hoảng đối ngoại nghiêm trọng nhất mà Tổng thống Trump phải đối mặt kể từ khi lên cầm quyền, vượt trên cả các chiến dịch quân sự ở Trung Đông và Afghanistan.
Tổng thống Trump cảnh báo trên mạng xã hội Twitter rằng Mỹ sẽ cắt quan hệ thương mại với những quốc gia giao thương với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng đây là điều không thể. Mỹ vẫn thường dọa chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nhưng cuộc chiến chưa hề xảy ra, vì ông Trump có thể lo ngại những hậu quả xảy đến với chính nền kinh tế Mỹ.
Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất và đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Nước này cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói lời đe dọa về thương mại của ông Trump là “vừa không khách quan, vừa không bình đẳng”. “Điều chúng tôi không thể chấp nhận được là một mặt chúng tôi cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình, nhưng mặt khác lợi ích của chúng tôi lại trở thành đối tượng của sự trừng phạt”, ông Geng nói tại cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.
Sau khi lên cầm quyền vào tháng 5, Tổng thống Moon cam kết sẽ tìm cách đàm phán với chính quyền Kim Jong Un. Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter rằng việc “nói chuyện nhân nhượng với Triều Tiên sẽ không mang lại kết quả”. Đáp trả dòng trạng thái này của Tổng thống Mỹ, văn phòng ông Moon nói chiến tranh không nên lặp lại và Seoul “sẽ theo đuổi việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua hòa bình”.
Sự bất đồng này giữa hai đồng minh Mỹ-Hàn diễn ra giữa lúc chính quyền Trump cố gắng thuyết phục Trung Quốc và Nga ủng hộ việc siết trừng phạt Triều Tiên. Khi được một nhà báo đặt câu hỏi hôm Chủ nhật, ông Trump nói không loại trừ khả năng tấn công quân sự Triều Tiên. Tuy nhiên, các dòng trạng thái Twitter của ông Trump và phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đang tập trung vào vấn đề trừng phạt.
Về phần mình, Trung Quốc và Nga phản đối sử dụng biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng.
Vụ thử diễn ra vào ngày Chủ nhật là vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Triều Tiên nói vụ thử đã “thành công hoàn hảo” và khẳng định tính chính xác của công nghệ bom hydro mà nước này sở hữu. Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Hàn Quốc, vụ nổ trong lòng đất khi Triều Tiên thử hạt nhân lần này có sức mạnh lớn gấp 6 lần so với vụ thử cách đây một năm.
Theo ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, cộng đồng quốc tế cần đi đến một kế hoạch hoàn toàn khác, thay vì chỉ đưa ra lệnh trừng phạt và thực hiện các cuộc diễn tập của máy bay ném bom”.
“Giờ đây, mọi thứ mà Triều Tiên làm ngày càng lớn hơn và đáng sợ hơn. Họ vẫn gửi đi một thông điệp cũ: chúng tôi chẳng quan tâm đến những gì các ông nói, chúng tôi có thể làm việc này và sẽ tiếp tục làm vậy cho tới khi các ông ngừng đe dọa chúng tôi. Và có vẻ như họ có nguồn lực cần thiết để làm vậy, bất chấp lệnh trừng phạt”.
Theo tin từ Bloomberg, trong cuộc họp khẩn cấp ngày 4/9 tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, bà Haley nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “đang khiêu chiến”. Đây là cuộc họp được tổ chức sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công một quả bom hydro, hay còn gọi là bom H, vào cuối tuần. “Chỉ có lệnh trừng phạt mạnh nhất mới có thể cho phép chúng ta giải quyết vấn đề này thông qua ngoại giao”, bà Haley nói tại cuộc họp.
Sau cuộc họp trên, ông Trump có các cuộc điện đàm riêng với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-In và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo tuyên bố từ Nhà Trắng, ông Trump đã nói với ông Moon rằng sẽ ủng hộ “về nguyên tắc” việc Hàn Quốc sử dụng đầu đạn mạnh hơn để gắn lên tên lửa nhằm tạo ra một sự ngăn ngừa tốt hơn trước nguy cơ từ Triều Tiên.
Ông Trump và ông Moon “nhất trí tối đa hóa áp lực đối với Triều Tiên bằng cách sử dụng tất cả các biện pháp sẵn có”, tuyên bố cho biết. Ngoài ra, ông Trump cũng “đưa ra sự nhất trí” đối với ý định của Hàn Quốc về việc “mua số vũ khí và thiết bị quân sự trị giá nhiều tỷ USD” từ Mỹ.
Kết thúc cuộc họp khẩn ngày 4/9, Hội đồng Bảo an chưa đi đến lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, bà Haley nói Mỹ sẽ soạn thảo lệnh trừng phạt tăng cường nhằm vào Bình Nhưỡng và muốn Hội đồng Bảo an tiến hành bỏ phiếu vào ngày 11/9.
Vụ thử vào cuối tuần vừa rồi là vụ thử hạt nhân mới nhất và mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Hàn Quốc cho biết đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Cuộc đối đầu Mỹ-Triều Tiên đã trở thành cuộc khủng hoảng đối ngoại nghiêm trọng nhất mà Tổng thống Trump phải đối mặt kể từ khi lên cầm quyền, vượt trên cả các chiến dịch quân sự ở Trung Đông và Afghanistan.
Tổng thống Trump cảnh báo trên mạng xã hội Twitter rằng Mỹ sẽ cắt quan hệ thương mại với những quốc gia giao thương với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng đây là điều không thể. Mỹ vẫn thường dọa chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nhưng cuộc chiến chưa hề xảy ra, vì ông Trump có thể lo ngại những hậu quả xảy đến với chính nền kinh tế Mỹ.
Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất và đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Nước này cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói lời đe dọa về thương mại của ông Trump là “vừa không khách quan, vừa không bình đẳng”. “Điều chúng tôi không thể chấp nhận được là một mặt chúng tôi cố gắng giải quyết vấn đề một cách hòa bình, nhưng mặt khác lợi ích của chúng tôi lại trở thành đối tượng của sự trừng phạt”, ông Geng nói tại cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.
Sau khi lên cầm quyền vào tháng 5, Tổng thống Moon cam kết sẽ tìm cách đàm phán với chính quyền Kim Jong Un. Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, ông Trump viết trên Twitter rằng việc “nói chuyện nhân nhượng với Triều Tiên sẽ không mang lại kết quả”. Đáp trả dòng trạng thái này của Tổng thống Mỹ, văn phòng ông Moon nói chiến tranh không nên lặp lại và Seoul “sẽ theo đuổi việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua hòa bình”.
Sự bất đồng này giữa hai đồng minh Mỹ-Hàn diễn ra giữa lúc chính quyền Trump cố gắng thuyết phục Trung Quốc và Nga ủng hộ việc siết trừng phạt Triều Tiên. Khi được một nhà báo đặt câu hỏi hôm Chủ nhật, ông Trump nói không loại trừ khả năng tấn công quân sự Triều Tiên. Tuy nhiên, các dòng trạng thái Twitter của ông Trump và phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đang tập trung vào vấn đề trừng phạt.
Về phần mình, Trung Quốc và Nga phản đối sử dụng biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng.
Vụ thử diễn ra vào ngày Chủ nhật là vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông Trump lên cầm quyền. Triều Tiên nói vụ thử đã “thành công hoàn hảo” và khẳng định tính chính xác của công nghệ bom hydro mà nước này sở hữu. Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Hàn Quốc, vụ nổ trong lòng đất khi Triều Tiên thử hạt nhân lần này có sức mạnh lớn gấp 6 lần so với vụ thử cách đây một năm.
Theo ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, cộng đồng quốc tế cần đi đến một kế hoạch hoàn toàn khác, thay vì chỉ đưa ra lệnh trừng phạt và thực hiện các cuộc diễn tập của máy bay ném bom”.
“Giờ đây, mọi thứ mà Triều Tiên làm ngày càng lớn hơn và đáng sợ hơn. Họ vẫn gửi đi một thông điệp cũ: chúng tôi chẳng quan tâm đến những gì các ông nói, chúng tôi có thể làm việc này và sẽ tiếp tục làm vậy cho tới khi các ông ngừng đe dọa chúng tôi. Và có vẻ như họ có nguồn lực cần thiết để làm vậy, bất chấp lệnh trừng phạt”.