Hàng chục nước muốn gia nhập “đối thủ” của WB, IMF, ADB
Do Trung Quốc khởi xướng, AIIB được thành lập với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam
Có tới 20 quốc gia nữa muốn tham gia vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) - ngân hàng phát triển do Trung Quốc khởi xướng, và được xem là một định chế tài chính đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Jin Liqun, Chủ tịch lâm thời AIIB, phát biểu vào cuối tuần vưa rồi nói rằng ngân hàng này dự kiến có thể sẽ cấp vốn cho những dự án đầu tiên sau 6 tháng nữa. Ông Jin cũng nói AIIB sẽ không lựa chọn các dự án cấp vốn bằng cách ưu tiên các công ty Trung Quốc và sẽ không hành động như một “ngân hàng của Trung Quốc”.
Theo vị Chủ tịch AIIB - đồng thời là một cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc, ngân hàng này sẽ đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng then chốt như đường sắt và điện, nhưng để ngỏ khả năng mở rộng danh mục ra các lĩnh vực liên quan như môi trường.
“Một số dự án đã rất sẵn sàng”, ông Jin nói.
AIIB được thành lập vào tháng 6 vừa qua với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặt trụ sở tại Bắc Kinh, ngân hàng này là một trong những dự án mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố trong thời gian gần đây nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á.
Ông Jin cho hay, số quốc gia đang chờ gia nhập AIIB lên tới 20 nước.
AIIB ra đời sau hai năm được công bố ý tưởng và thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Ngân hàng này được coi nhà một chiến thắng tuyên truyền của Trung Quốc khi những quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ là Anh và Đức cùng tham gia.
Tuy chưa bắt đầu cấp vốn vay, nhưng AIIB đã vấp phải một số hoài nghi nhất định. Giới phê bình, bao gồm cả Washington, cho rằng ngân hàng này sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, chẳng hạn tiêu chuẩn về môi trường, so với ác ngân hàng đa phương khác.
Tuy vậy, ông Jin đã bác bỏ những lo ngại này. “AIIB sẽ là một công dân toàn cầu tốt”, ông Jin nói, đồng thời khẳng định ngân hàng này sẽ hoạt động trên cơ sở chú trọng tính “minh bạch, cởi mở, độc lập và đáng tin cậy”.
Khi được hỏi liệu AIIB có “thiên vị” các công ty Trung Quốc hay chống lại những công ty hay cá nhân từ các quốc gia không tham gia như Mỹ và Nhật Bản, ông Jin nói những tin đồn như vậy chỉ là vô căn cứ. “Trung Quốc là cổ đông chính, nhưng điều này không có nghĩa đây là một ngân hàng của Trung Quốc. Ngân hàng này không phải do Trung Quốc hoàn toàn sở hữu, kiểm soát và vận hành”, ông Jun phát biểu.
Theo nguồn tin thân cận, cơ cấu của AIIB đồng nghĩa với việc Trung Quốc nắm quyền lớn nhất và là cổ đông lớn nhất trong ngân hàng này. Tuy vậy, việc Trung Quốc đề xuất quyền phủ quyết trong các hoạt động hàng ngày của AIIB đã giúp dự án ngân hàng này thu hút được một số thành viên sáng lập chủ chốt.
Theo ước tính của ADB, châu Á cần khoảng 8 nghìn tỷ USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian 2010-2020, một lượng vốn vượt quá khả năng đáp ứng của các định chế tài chính lâu năm. Ông Jin nhận định, nhiều dự án ở châu Á đang đợi vốn để khởi động do nguồn lực hạn chế của các ngân hàng hiện có.
Cũng theo ông Jin, sẽ là hoàn toàn phù hợp nếu AIIB kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận 6-10%, nhưng không đưa ra khung thời gian cụ thể cho việc đạt mục tiêu này. “Nhìn chung, AIIB sẽ phải mang lại lợi nhuận. Chúng tôi không nên ham rủi ro quá, nhưng không có rủi ro thì sẽ không có lợi nhuận”, ông Jin phát biểu.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Jin Liqun, Chủ tịch lâm thời AIIB, phát biểu vào cuối tuần vưa rồi nói rằng ngân hàng này dự kiến có thể sẽ cấp vốn cho những dự án đầu tiên sau 6 tháng nữa. Ông Jin cũng nói AIIB sẽ không lựa chọn các dự án cấp vốn bằng cách ưu tiên các công ty Trung Quốc và sẽ không hành động như một “ngân hàng của Trung Quốc”.
Theo vị Chủ tịch AIIB - đồng thời là một cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc, ngân hàng này sẽ đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng then chốt như đường sắt và điện, nhưng để ngỏ khả năng mở rộng danh mục ra các lĩnh vực liên quan như môi trường.
“Một số dự án đã rất sẵn sàng”, ông Jin nói.
AIIB được thành lập vào tháng 6 vừa qua với sự tham gia của 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặt trụ sở tại Bắc Kinh, ngân hàng này là một trong những dự án mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố trong thời gian gần đây nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á.
Ông Jin cho hay, số quốc gia đang chờ gia nhập AIIB lên tới 20 nước.
AIIB ra đời sau hai năm được công bố ý tưởng và thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Ngân hàng này được coi nhà một chiến thắng tuyên truyền của Trung Quốc khi những quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ là Anh và Đức cùng tham gia.
Tuy chưa bắt đầu cấp vốn vay, nhưng AIIB đã vấp phải một số hoài nghi nhất định. Giới phê bình, bao gồm cả Washington, cho rằng ngân hàng này sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, chẳng hạn tiêu chuẩn về môi trường, so với ác ngân hàng đa phương khác.
Tuy vậy, ông Jin đã bác bỏ những lo ngại này. “AIIB sẽ là một công dân toàn cầu tốt”, ông Jin nói, đồng thời khẳng định ngân hàng này sẽ hoạt động trên cơ sở chú trọng tính “minh bạch, cởi mở, độc lập và đáng tin cậy”.
Khi được hỏi liệu AIIB có “thiên vị” các công ty Trung Quốc hay chống lại những công ty hay cá nhân từ các quốc gia không tham gia như Mỹ và Nhật Bản, ông Jin nói những tin đồn như vậy chỉ là vô căn cứ. “Trung Quốc là cổ đông chính, nhưng điều này không có nghĩa đây là một ngân hàng của Trung Quốc. Ngân hàng này không phải do Trung Quốc hoàn toàn sở hữu, kiểm soát và vận hành”, ông Jun phát biểu.
Theo nguồn tin thân cận, cơ cấu của AIIB đồng nghĩa với việc Trung Quốc nắm quyền lớn nhất và là cổ đông lớn nhất trong ngân hàng này. Tuy vậy, việc Trung Quốc đề xuất quyền phủ quyết trong các hoạt động hàng ngày của AIIB đã giúp dự án ngân hàng này thu hút được một số thành viên sáng lập chủ chốt.
Theo ước tính của ADB, châu Á cần khoảng 8 nghìn tỷ USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian 2010-2020, một lượng vốn vượt quá khả năng đáp ứng của các định chế tài chính lâu năm. Ông Jin nhận định, nhiều dự án ở châu Á đang đợi vốn để khởi động do nguồn lực hạn chế của các ngân hàng hiện có.
Cũng theo ông Jin, sẽ là hoàn toàn phù hợp nếu AIIB kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận 6-10%, nhưng không đưa ra khung thời gian cụ thể cho việc đạt mục tiêu này. “Nhìn chung, AIIB sẽ phải mang lại lợi nhuận. Chúng tôi không nên ham rủi ro quá, nhưng không có rủi ro thì sẽ không có lợi nhuận”, ông Jin phát biểu.