Hàng hóa toàn cầu quay cuồng giảm giá
Từ vàng, dầu thô cho tới các mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao như cà phê, cacao, gạo... đều không thoát khỏi cảnh giảm giá
Phiên cuối tuần (25/5), giá vàng, dầu thô thế giới cùng tăng khá nhờ lực mua vào trước kỳ nghỉ lễ của thị trường Mỹ. Tuy nhiên, do đà giảm mạnh trong tuần, nên tính chung 5 phiên giao dịch, giá vàng, dầu thô vẫn ở xu hướng giảm giá.
Không chỉ vàng, dầu thô, tuần này, giá các mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao như gạo, cacao, cà phê, ngô hạt, đường thô, đậu tương, yến mạch đều không thoát khỏi "số phận" suy giảm.
Vàng bốc hơi 1,4% trong tuần
Chốt phiên giao dịch 25/5, giá vàng giao tháng 6 tăng được 11,4 USD, tương ứng 0,7%, lên mức 1.568,90 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn hàng hóa New York. Tuy nhiên, tính chung cả tuần này, giá vàng giao sau đã giảm tới 1,4%. 3/4 phiên vừa qua, giá vàng đều ở xu thế giảm.
Các thị trường hàng hóa tại Mỹ sẽ đóng cửa giao dịch trong ngày 28/5 tới để nghỉ lễ Tưởng niệm. Cùng với những nỗi lo kéo dài về nợ công châu Âu và triển vọng tăng trưởng nhuốm màu u ám của nền kinh tế tài chính toàn cầu, nên các nhà đầu tư phiên hôm qua đã tăng lượng mua vào.
Phiên liền trước (24/5), giá vàng giao sau đã tăng được 0,6% nhờ sự suy yếu của đồng USD. Ngày hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền chủ chốt khác, đã tăng trở lại mức 82,370 điểm, nhưng mức tăng nhẹ nên không đủ kéo giá vàng lui xuống.
Diễn biến cùng chiều với vàng, giá bạc kỳ hạn tăng 23 cent, tương ứng 0,8%, lên 28,39 USD/ounce. Bạch kim tăng 4,10 USD, tương ứng 0,3%, lên 1.426,50 USD/ounce. Palladium tăng 2,50 USD, tương ứng 0,4%, lên 590 USD/ounce. Đồng tăng 2 cent lên chốt tuần ở 3,45 USD/lb.
Tuy vậy, tương tự như giao dịch vàng, tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá bạc giảm 1,1%, giá bạch kim mất tới 2,2%, giá palldium giảm 2,3% và giá kim loại đồng trượt nhẹ 0,6%.
Dầu thô giảm 0,7% trong tuần
Mức giảm giá mạnh trong các phiên đầu tuần đã xóa mờ những nỗ lực bứt phá của dầu thô trong hai phiên cuối tuần. Phiên 25/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 tại sàn New York tăng 20 cent, tương ứng 0,2%, lên 90,86 USD/thùng nhưng tính cả 5 ngày giao dịch, giá dầu vẫn giảm 0,7%.
Nguyên nhân được cho là có tác động chính tới diễn biến giá dầu đêm qua là việc nhà đầu tư phản ứng tích cực trước thông tin một số nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đồng ý với việc phát hành một trái phiếu chung của Khu vực đồng tiền chung Euro nhằm thúc đẩy thị trường đi lên.
Thêm vào đó, cuộc hội đàm đa phương giữa Iran và nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ được tổ chức thêm một vòng mới tại thủ đô Moscow của Nga trong tháng 6 tới, cũng làm nhà đầu tư trên thị trường năng lượng lạc quan hơn.
Cũng đi lên cùng với dầu thô, phiên giao dịch đêm qua, giá xăng kỳ hạn tháng 6 tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,89 USD/gallon. Giá dầu sưởi tăng 1 cent, tương ứng 0,2%, lên 2,83 USD/gallon. Ngược lại, giá khí tự nhiên giảm 8 cent, tương ứng 3%, xuống còn 2,57 USD/ triệu BTU.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu sưởi và xăng đều đi ngang, trong khi giá khí tự nhiên kỳ hạn giảm tới 6,4%.
Gạo thô giảm giá mạnh
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch ngày 25/5, giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT hạ 0,39 USD, tương ứng 2,62%, xuống còn 14,505 USD/cwt. Giá yến mạch cũng giảm mạnh 8,75 cent, tương ứng 2,87%, xuống đóng cửa ở mức 296,25 cent trên mỗi bushel.
Ở chiều ngược lại, giá cacao tăng nhẹ 5 USD, tương ứng 0,24% lên 2.110 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,54% lên 167,8 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng 0,2% lên mức 19,62 cent/lb. Giá ngô kỳ hạn đi ngang ở mức 578,5 cent/bushel. Đậu tương tăng 0,44% lên 1.382 cent/bushel.
Như vậy, so với cuối tuần trước, hầu hết các mặt hàng nông sản trong tuần này đều giảm giá khá mạnh. Phiên giao dịch 18/5, giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT đứng ở 15,175 USD/cwt. Giá yến mạch kỳ hạn đứng ở 340 cent/bushel. Đậu tương chốt ở mức 1.405 cent/bushel.
Giá cacao loại hợp đồng giao sau cuối tuần trước tăng khá mạnh 49 USD, tương ứng 2,20%, lên 2.273 USD/tấn. Trong khi, giá cà phê arabica chốt ở 179,15 cent/lb. Giá đường thô thế giới đứng ở 20,47 cent/lb. Mặt hàng ngô loại hợp đồng giao sau chốt phiên 18/5 ở 635,5 cent/bushel.
Không chỉ vàng, dầu thô, tuần này, giá các mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao như gạo, cacao, cà phê, ngô hạt, đường thô, đậu tương, yến mạch đều không thoát khỏi "số phận" suy giảm.
Vàng bốc hơi 1,4% trong tuần
Chốt phiên giao dịch 25/5, giá vàng giao tháng 6 tăng được 11,4 USD, tương ứng 0,7%, lên mức 1.568,90 USD/ounce tại bộ phận Comex trên sàn hàng hóa New York. Tuy nhiên, tính chung cả tuần này, giá vàng giao sau đã giảm tới 1,4%. 3/4 phiên vừa qua, giá vàng đều ở xu thế giảm.
Các thị trường hàng hóa tại Mỹ sẽ đóng cửa giao dịch trong ngày 28/5 tới để nghỉ lễ Tưởng niệm. Cùng với những nỗi lo kéo dài về nợ công châu Âu và triển vọng tăng trưởng nhuốm màu u ám của nền kinh tế tài chính toàn cầu, nên các nhà đầu tư phiên hôm qua đã tăng lượng mua vào.
Phiên liền trước (24/5), giá vàng giao sau đã tăng được 0,6% nhờ sự suy yếu của đồng USD. Ngày hôm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền chủ chốt khác, đã tăng trở lại mức 82,370 điểm, nhưng mức tăng nhẹ nên không đủ kéo giá vàng lui xuống.
Diễn biến cùng chiều với vàng, giá bạc kỳ hạn tăng 23 cent, tương ứng 0,8%, lên 28,39 USD/ounce. Bạch kim tăng 4,10 USD, tương ứng 0,3%, lên 1.426,50 USD/ounce. Palladium tăng 2,50 USD, tương ứng 0,4%, lên 590 USD/ounce. Đồng tăng 2 cent lên chốt tuần ở 3,45 USD/lb.
Tuy vậy, tương tự như giao dịch vàng, tính chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá bạc giảm 1,1%, giá bạch kim mất tới 2,2%, giá palldium giảm 2,3% và giá kim loại đồng trượt nhẹ 0,6%.
Dầu thô giảm 0,7% trong tuần
Mức giảm giá mạnh trong các phiên đầu tuần đã xóa mờ những nỗ lực bứt phá của dầu thô trong hai phiên cuối tuần. Phiên 25/5, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 7 tại sàn New York tăng 20 cent, tương ứng 0,2%, lên 90,86 USD/thùng nhưng tính cả 5 ngày giao dịch, giá dầu vẫn giảm 0,7%.
Nguyên nhân được cho là có tác động chính tới diễn biến giá dầu đêm qua là việc nhà đầu tư phản ứng tích cực trước thông tin một số nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đồng ý với việc phát hành một trái phiếu chung của Khu vực đồng tiền chung Euro nhằm thúc đẩy thị trường đi lên.
Thêm vào đó, cuộc hội đàm đa phương giữa Iran và nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ được tổ chức thêm một vòng mới tại thủ đô Moscow của Nga trong tháng 6 tới, cũng làm nhà đầu tư trên thị trường năng lượng lạc quan hơn.
Cũng đi lên cùng với dầu thô, phiên giao dịch đêm qua, giá xăng kỳ hạn tháng 6 tăng 2 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,89 USD/gallon. Giá dầu sưởi tăng 1 cent, tương ứng 0,2%, lên 2,83 USD/gallon. Ngược lại, giá khí tự nhiên giảm 8 cent, tương ứng 3%, xuống còn 2,57 USD/ triệu BTU.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu sưởi và xăng đều đi ngang, trong khi giá khí tự nhiên kỳ hạn giảm tới 6,4%.
Gạo thô giảm giá mạnh
Trên thị trường nông sản, chốt phiên giao dịch ngày 25/5, giá gạo chưa xay, xát trên sàn CBOT hạ 0,39 USD, tương ứng 2,62%, xuống còn 14,505 USD/cwt. Giá yến mạch cũng giảm mạnh 8,75 cent, tương ứng 2,87%, xuống đóng cửa ở mức 296,25 cent trên mỗi bushel.
Ở chiều ngược lại, giá cacao tăng nhẹ 5 USD, tương ứng 0,24% lên 2.110 USD/tấn. Giá cà phê arabica tăng 0,54% lên 167,8 cent/lb. Giá đường thô thế giới tăng 0,2% lên mức 19,62 cent/lb. Giá ngô kỳ hạn đi ngang ở mức 578,5 cent/bushel. Đậu tương tăng 0,44% lên 1.382 cent/bushel.
Như vậy, so với cuối tuần trước, hầu hết các mặt hàng nông sản trong tuần này đều giảm giá khá mạnh. Phiên giao dịch 18/5, giá gạo chưa xay xát trên sàn CBOT đứng ở 15,175 USD/cwt. Giá yến mạch kỳ hạn đứng ở 340 cent/bushel. Đậu tương chốt ở mức 1.405 cent/bushel.
Giá cacao loại hợp đồng giao sau cuối tuần trước tăng khá mạnh 49 USD, tương ứng 2,20%, lên 2.273 USD/tấn. Trong khi, giá cà phê arabica chốt ở 179,15 cent/lb. Giá đường thô thế giới đứng ở 20,47 cent/lb. Mặt hàng ngô loại hợp đồng giao sau chốt phiên 18/5 ở 635,5 cent/bushel.