Hàng loạt dự án gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước lại bị nêu tên
Kiến nghị Quốc hội dành thời gian ở phiên toàn thể để thảo luận về kết quả chống lãng phí
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2016, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng Quốc hội cần dành thời gian ở phiên toàn thể để thảo luận về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trong phần nhận định chung, cơ quan thẩm tra cho rằng, trong quản lý và sử dụng vốn và tài sản Nhà nước của doanh nghiệp Nhà nước “có chuyển biến, song chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu”.
Cụ thể, tiến trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, nhiều doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ.
Dẫn kết quả giám sát trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thẩm tra nêu ví dụ, tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam có hai doanh nghiệp mất an toàn về tài chính là Vicem Tam Điệp và Vicem Hải Phòng, riêng Vicem Tam Điệp do thua lỗ nhiều năm nên lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2015 là 1.156 tỷ đồng lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu. Hay như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có tỷ lệ nợ phải trả trên 3 lần vốn chủ sở hữu, đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ chưa có hiệu quả...
Báo cáo thẩm tra cũng điểm danh một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn trước không đạt hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn, gây lãng phí, thất thoát lớn tài sản Nhà nước chưa được khắc phục.
Như, 12 dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc ngành công thương với số vốn trên 60.000 tỷ đồng, gồm Vinashin, Giấy Phương Nam, Xơ sợi Đình Vũ, các dự án nhiên liệu sinh học, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy gang thép Thái Nguyên,...
Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, nơi được xem là cơ quan giúp Quốc hội “gác cửa” về ngân sách nhận xét, việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng có nơi còn buông lỏng, dẫn đến việc vi phạm các quy định của Nhà nước, gây thất thoát tiền và tài sản Nhà nước, một số cán bộ bị kỷ luật hoặc xử lý hình sự trong thời gian qua. Như sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam...
Vẫn như nhiều năm trước, cơ quan thẩm tra đánh giá, việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, phương tiện của cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước vẫn còn biểu hiện lãng phí.
Báo cáo cũng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để hạn chế lãng phí trong việc mua sắm tài sản Nhà nước, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể: việc mua sắm, sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn tình trạng không kịp thời, chưa phù hợp và vượt tiêu chuẩn quy định. Việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, xe ôtô công có lúc, có nơi chưa nghiêm…
Đặc biệt tại một số địa phương, có tình trạng nhận xe tặng của doanh nghiệp gây bức xúc trong nhân dân, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Nhận định tiếp theo từ cơ quan thẩm tra là xử lý, thanh lý tài sản còn xảy ra thất thoát, lãng phí, nhất là đối với xe ôtô công và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, như việc bán thanh lý không qua đấu giá...
Cơ quan thẩm tra dẫn số liệu từ Kiểm toán Nhà nước cho thấy, qua rà soát có 2.334 xe dôi dư, tuy nhiên, đến ngày 8/3/2017 mới chỉ có 23/28 bộ, cơ quan trung ương và 19/50 địa phương báo cáo về Bộ Tài chính phương án xử lý.
Lãng phí nữa được nêu tại báo cáo là mua sắm công không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, xác định giá gói thầu không hợp lý, dẫn đến giá mua sắm cao bất hợp lý nhất là trong lĩnh vực y tế như tại tỉnh: Gia Lai, Đắc Lắc, Bắc Kạn...
Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị, Quốc hội bố trí thời gian hợp lý tại kỳ họp để các đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội.
Với Chính phủ, đề nghị từ cơ quan thẩm tra là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này và phê bình, kỷ luật nghiêm đơn vị, cá nhân sai phạm, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản công, xe công, sử dụng ngân sách Nhà nước sai mục đích, chi tiếp khách, khánh thành, khởi công, tham quan...
Trong phần nhận định chung, cơ quan thẩm tra cho rằng, trong quản lý và sử dụng vốn và tài sản Nhà nước của doanh nghiệp Nhà nước “có chuyển biến, song chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu”.
Cụ thể, tiến trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, chưa đạt được kế hoạch và mục tiêu đề ra. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, nhiều doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ.
Dẫn kết quả giám sát trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thẩm tra nêu ví dụ, tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam có hai doanh nghiệp mất an toàn về tài chính là Vicem Tam Điệp và Vicem Hải Phòng, riêng Vicem Tam Điệp do thua lỗ nhiều năm nên lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2015 là 1.156 tỷ đồng lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu. Hay như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có tỷ lệ nợ phải trả trên 3 lần vốn chủ sở hữu, đầu tư tài chính dài hạn của công ty mẹ chưa có hiệu quả...
Báo cáo thẩm tra cũng điểm danh một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn trước không đạt hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn, gây lãng phí, thất thoát lớn tài sản Nhà nước chưa được khắc phục.
Như, 12 dự án đầu tư của các doanh nghiệp thuộc ngành công thương với số vốn trên 60.000 tỷ đồng, gồm Vinashin, Giấy Phương Nam, Xơ sợi Đình Vũ, các dự án nhiên liệu sinh học, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy gang thép Thái Nguyên,...
Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, nơi được xem là cơ quan giúp Quốc hội “gác cửa” về ngân sách nhận xét, việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng có nơi còn buông lỏng, dẫn đến việc vi phạm các quy định của Nhà nước, gây thất thoát tiền và tài sản Nhà nước, một số cán bộ bị kỷ luật hoặc xử lý hình sự trong thời gian qua. Như sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam...
Vẫn như nhiều năm trước, cơ quan thẩm tra đánh giá, việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, phương tiện của cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước vẫn còn biểu hiện lãng phí.
Báo cáo cũng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để hạn chế lãng phí trong việc mua sắm tài sản Nhà nước, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Cụ thể: việc mua sắm, sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn tình trạng không kịp thời, chưa phù hợp và vượt tiêu chuẩn quy định. Việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, xe ôtô công có lúc, có nơi chưa nghiêm…
Đặc biệt tại một số địa phương, có tình trạng nhận xe tặng của doanh nghiệp gây bức xúc trong nhân dân, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Nhận định tiếp theo từ cơ quan thẩm tra là xử lý, thanh lý tài sản còn xảy ra thất thoát, lãng phí, nhất là đối với xe ôtô công và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, như việc bán thanh lý không qua đấu giá...
Cơ quan thẩm tra dẫn số liệu từ Kiểm toán Nhà nước cho thấy, qua rà soát có 2.334 xe dôi dư, tuy nhiên, đến ngày 8/3/2017 mới chỉ có 23/28 bộ, cơ quan trung ương và 19/50 địa phương báo cáo về Bộ Tài chính phương án xử lý.
Lãng phí nữa được nêu tại báo cáo là mua sắm công không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, xác định giá gói thầu không hợp lý, dẫn đến giá mua sắm cao bất hợp lý nhất là trong lĩnh vực y tế như tại tỉnh: Gia Lai, Đắc Lắc, Bắc Kạn...
Uỷ ban Tài chính Ngân sách đề nghị, Quốc hội bố trí thời gian hợp lý tại kỳ họp để các đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội.
Với Chính phủ, đề nghị từ cơ quan thẩm tra là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này và phê bình, kỷ luật nghiêm đơn vị, cá nhân sai phạm, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản công, xe công, sử dụng ngân sách Nhà nước sai mục đích, chi tiếp khách, khánh thành, khởi công, tham quan...