“Hiện tượng” đại biểu Quốc hội đề xuất dự án luật
Góc nhìn về công tác lập pháp, từ đề xuất dự án luật mới của hai vị đại biểu Quốc hội
Không nảy sinh vấn đề cần tranh luận, song “hiện tượng” hai đại biểu đề xuất xây dựng hai dự án luật mới đã được hầu hết các ý kiến thảo luận tại phiên họp chiều 28/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhắc đến như một điểm nhấn trong lĩnh vực này.
Không khó lý giải sự quan tâm đó, bởi lâu nay, việc đề nghị đưa các dự án luật vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, dù trong từng năm hay toàn khóa gần như hoàn toàn xuất phát từ các cơ quan, tổ chức.
Còn với cá nhân từng vị đại biểu, có chăng chỉ đề nghị cần thiết phải ban hành dự án luật nào đó, khi thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hay những vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách tại tổ và hội trường Quốc hội. Các ý kiến này sẽ được tập hợp và báo cáo trước Quốc hội, được cân nhắc khi cơ quan chức năng dự kiến chương trình lập pháp.
Và dường như cũng mới chỉ dừng ở đó. Cho dù, theo quyền hạn, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định. Việc đứng tên đề xuất bằng văn bản về một dự án luật như đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến và đại biểu Nguyễn Minh Hồng, bởi thế, vẫn là chuyện "chưa quen".
Do vậy, những khó khăn để biến ý chí của đại biểu thành hiện thực cũng bắt đầu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tính đến. Vì lâu nay, cho dù có cả ban soạn thảo (hầu hết do các bộ trưởng làm trưởng ban) và cả bộ máy giúp việc khá đông đảo thì vẫn không ít dự án luật bị phê là chậm, sơ sài, thậm chí có dự án đã không nhận đủ số phiếu thuận để thông qua.
Chưa cần tìm hiểu toàn bộ quy trình mà chỉ cần nhìn vào những bộ hồ sơ của các dự án luật được trình lần đầu, bao gồm cả báo cáo tổng kết tình hình, thuyết minh chi tiết, đánh giá tác động, ý kiến đóng góp…, có dự án lên tới mấy nghìn trang cũng đủ để thấy quá trình hoàn thiện một dự án luật đòi hỏi phải dành nhiều công sức đến thế nào. Đó là chưa kể vấn đề kinh phí, vốn luôn eo hẹp với điều kiện của Việt Nam.
Vì thế, cho dù không phủ nhận sự cần thiết, thậm chí còn được đánh giá “ý tưởng thì rất hay” thì dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư do bà Yến đề xuất vẫn chưa thể có trong danh sách (dự kiến) các dự án luật trong chương trình lập pháp của toàn khóa Quốc hội 13. Dự án Luật Nhà văn cũng như vậy.
Lý do, theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý là, Quốc hội đã đề nghị các đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị để có những đề xuất cụ thể về dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, xem xét đưa vào Chương trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa có hồ sơ đầy đủ, chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định.
Phải có cơ quan nào đó giúp họ để họ hoàn chỉnh hồ sơ, nhiều nước khác cũng có các chuyên gia giúp đại biểu trình dự án luật, ông Lý nói.
Quan điểm này của ông Lý cũng đã chính thức được thể hiện tại phần kiến nghị trong báo cáo thẩm tra về chương trình xây dựng luật của Ủy ban Pháp luật.
Đó là khi đại biểu Quốc hội có sáng kiến pháp luật, cần giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan giúp đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xây dựng hồ sơ và bảo đảm yêu cầu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình.
Nhận xét ý tưởng xây dựng Luật Bảo về quyền riêng tư "rất hay", song Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng băn khoăn, “vậy thì ai giúp họ và làm thế nào?”. Có thể giao cho bộ nào đó giúp đại biểu, ông Cường đề nghị.
Trở lại sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu, phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự án luật do cá nhân trình thì cũng phải đầy đủ hồ sơ như các luật khác.
Theo ông Lưu, các đề xuất của cá nhân đại biểu đều được ghi nhận nhưng cũng cần phải nói rõ phạm vi điều chỉnh, những điểm cơ bản của luật thì sau đó mới có thể cân nhắc đưa vào chương trình được.
Như vậy, có thể nói, con đường từ lúc đề xuất ý tưởng một dự án luật cho đến khi được đưa vào chương trình chính thức đã là khá gian nan.
Dù vậy, ngay tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, trao đổi với VnEconomy, một vị đại biểu - doanh nhân cũng “tiết lộ” là đang ấp ủ một ý tưởng cho sáng kiến lập pháp và sẽ đề xuất vào thời gian thích hợp.
Vì thế, hoàn toàn có cơ sở để hy vọng, sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu sẽ không còn là “của hiếm” tại nhiệm kỳ này của Quốc hội.
Không khó lý giải sự quan tâm đó, bởi lâu nay, việc đề nghị đưa các dự án luật vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, dù trong từng năm hay toàn khóa gần như hoàn toàn xuất phát từ các cơ quan, tổ chức.
Còn với cá nhân từng vị đại biểu, có chăng chỉ đề nghị cần thiết phải ban hành dự án luật nào đó, khi thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hay những vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách tại tổ và hội trường Quốc hội. Các ý kiến này sẽ được tập hợp và báo cáo trước Quốc hội, được cân nhắc khi cơ quan chức năng dự kiến chương trình lập pháp.
Và dường như cũng mới chỉ dừng ở đó. Cho dù, theo quyền hạn, đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định. Việc đứng tên đề xuất bằng văn bản về một dự án luật như đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến và đại biểu Nguyễn Minh Hồng, bởi thế, vẫn là chuyện "chưa quen".
Do vậy, những khó khăn để biến ý chí của đại biểu thành hiện thực cũng bắt đầu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tính đến. Vì lâu nay, cho dù có cả ban soạn thảo (hầu hết do các bộ trưởng làm trưởng ban) và cả bộ máy giúp việc khá đông đảo thì vẫn không ít dự án luật bị phê là chậm, sơ sài, thậm chí có dự án đã không nhận đủ số phiếu thuận để thông qua.
Chưa cần tìm hiểu toàn bộ quy trình mà chỉ cần nhìn vào những bộ hồ sơ của các dự án luật được trình lần đầu, bao gồm cả báo cáo tổng kết tình hình, thuyết minh chi tiết, đánh giá tác động, ý kiến đóng góp…, có dự án lên tới mấy nghìn trang cũng đủ để thấy quá trình hoàn thiện một dự án luật đòi hỏi phải dành nhiều công sức đến thế nào. Đó là chưa kể vấn đề kinh phí, vốn luôn eo hẹp với điều kiện của Việt Nam.
Vì thế, cho dù không phủ nhận sự cần thiết, thậm chí còn được đánh giá “ý tưởng thì rất hay” thì dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư do bà Yến đề xuất vẫn chưa thể có trong danh sách (dự kiến) các dự án luật trong chương trình lập pháp của toàn khóa Quốc hội 13. Dự án Luật Nhà văn cũng như vậy.
Lý do, theo giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý là, Quốc hội đã đề nghị các đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị để có những đề xuất cụ thể về dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, xem xét đưa vào Chương trình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa có hồ sơ đầy đủ, chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định.
Phải có cơ quan nào đó giúp họ để họ hoàn chỉnh hồ sơ, nhiều nước khác cũng có các chuyên gia giúp đại biểu trình dự án luật, ông Lý nói.
Quan điểm này của ông Lý cũng đã chính thức được thể hiện tại phần kiến nghị trong báo cáo thẩm tra về chương trình xây dựng luật của Ủy ban Pháp luật.
Đó là khi đại biểu Quốc hội có sáng kiến pháp luật, cần giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan giúp đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xây dựng hồ sơ và bảo đảm yêu cầu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình.
Nhận xét ý tưởng xây dựng Luật Bảo về quyền riêng tư "rất hay", song Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng băn khoăn, “vậy thì ai giúp họ và làm thế nào?”. Có thể giao cho bộ nào đó giúp đại biểu, ông Cường đề nghị.
Trở lại sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu, phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự án luật do cá nhân trình thì cũng phải đầy đủ hồ sơ như các luật khác.
Theo ông Lưu, các đề xuất của cá nhân đại biểu đều được ghi nhận nhưng cũng cần phải nói rõ phạm vi điều chỉnh, những điểm cơ bản của luật thì sau đó mới có thể cân nhắc đưa vào chương trình được.
Như vậy, có thể nói, con đường từ lúc đề xuất ý tưởng một dự án luật cho đến khi được đưa vào chương trình chính thức đã là khá gian nan.
Dù vậy, ngay tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13, trao đổi với VnEconomy, một vị đại biểu - doanh nhân cũng “tiết lộ” là đang ấp ủ một ý tưởng cho sáng kiến lập pháp và sẽ đề xuất vào thời gian thích hợp.
Vì thế, hoàn toàn có cơ sở để hy vọng, sáng kiến lập pháp của cá nhân đại biểu sẽ không còn là “của hiếm” tại nhiệm kỳ này của Quốc hội.