Hoàng Sa, Trường Sa sẽ vào sách giáo khoa
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa sẽ được đưa vào sách giáo khoa các cấp học
Thủ tướng Chính phủ đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đây là một trong nhiều nội dung đáng chú ý tại thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, vừa được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Văn Nên ký ban hành.
Một số kiến nghị khác của Hội cũng đã có câu trả lời từ người đứng đầu Chính phủ.
Cụ thể, theo thông báo, Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các cơ quan liên quan tập hợp và huy động các nhà sử học trong cả nước tham gia biên soạn và xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử). Đây là bộ sử chính thống của đất nước và của dân tộc, trong đó tổng hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử Việt Nam.
Với đề nghị sớm thành lập trung tâm tư liệu biển Đông, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc thành lập trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thông báo cũng nêu rõ, Thủ tướng yêu cầu Hội tích cực tham gia tư vấn, phản biện các công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc, như sách giáo khoa lịch sử, chương trình môn lịch sử trong trường học, các hoạt động liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam; tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức Hội ở các bộ, ngành, địa phương và phát triển hội viên ở các chi hội; chú trọng mở rộng quan hệ giao lưu với giới sử học quốc tế.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các công trình lịch sử, kể cả các công trình viết sử nghiệp dư của các ngành nghề, địa phương, cơ quan, dòng họ. Đồng thời nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu và cách trình bày viết sử nghiệp dư, bảo đảm tính thống nhất và tính khoa học.
Đây là một trong nhiều nội dung đáng chú ý tại thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, vừa được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Văn Nên ký ban hành.
Một số kiến nghị khác của Hội cũng đã có câu trả lời từ người đứng đầu Chính phủ.
Cụ thể, theo thông báo, Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các cơ quan liên quan tập hợp và huy động các nhà sử học trong cả nước tham gia biên soạn và xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử). Đây là bộ sử chính thống của đất nước và của dân tộc, trong đó tổng hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử Việt Nam.
Với đề nghị sớm thành lập trung tâm tư liệu biển Đông, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc thành lập trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thông báo cũng nêu rõ, Thủ tướng yêu cầu Hội tích cực tham gia tư vấn, phản biện các công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc, như sách giáo khoa lịch sử, chương trình môn lịch sử trong trường học, các hoạt động liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam; tiếp tục củng cố, mở rộng hệ thống tổ chức Hội ở các bộ, ngành, địa phương và phát triển hội viên ở các chi hội; chú trọng mở rộng quan hệ giao lưu với giới sử học quốc tế.
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam còn được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các công trình lịch sử, kể cả các công trình viết sử nghiệp dư của các ngành nghề, địa phương, cơ quan, dòng họ. Đồng thời nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp sưu tầm, xử lý tư liệu và cách trình bày viết sử nghiệp dư, bảo đảm tính thống nhất và tính khoa học.