Học giả Trung Quốc lo nước này “dính đòn” G7
Nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến những hành động khiêu khích của Trung Quốc
Trước thông tin hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới sẽ thông qua tuyên bố chỉ trích Trung Quốc, một học giả nước này đã tỏ ra lo ngại.
Hôm 1/6, những cuộc tranh luận nảy lửa tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 đã chính thức kết thúc. Diễn đàn uy tín về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi để các quốc gia cùng nhau lên án những hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông.
Tuy nhiên, không dừng ở Đối thoại Shangri-la, báo chí Nhật Bản hôm 2/6 tiết lộ, Mỹ và Nhật Bản còn hợp sức đan một "cái lưới khác để bao vây Trung Quốc". Đó là hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 quốc gia phát triển hàng đầu (G7) vào ngày 4/6 tới dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung phản đối đích danh Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế những hành động ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo VOV, học giả Kim Xán Vinh của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại việc hội nghị G7 thông qua tuyên bố chung sẽ làm "sâu sắc thêm mâu thuẫn" giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.
Cho dù, theo học giả này, việc Trung, Mỹ đối đấu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn tỏ ra thận trọng, và không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ.
Cũng về vấn đề này, tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông hôm 3/6 cho biết, hội nghị G7 sẽ được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 4 - 5/6. Tại đây, Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ chỉ trích Trung Quốc nhiều lần khiêu khích gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc máy bay Trung Quốc bay gần máy bay Nhật Bản ở biển Hoa Đông, việc Trung Quốc đơn phương khai thác dầu ở biển Đông.
Dẫn bài báo đăng ngày 2/6 trên tờ Sankei của Nhật Bản, cơ quan truyền thông này cho biết, chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là về Nga và Ukraine, nhưng việc gây sức ép với Trung Quốc cũng có thể trở thành một vấn đề quan trọng.
Tháng 3 năm nay, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở The Hague, Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nêu ra vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang có những hành động thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông thông qua vũ lực. Song khi đó, nội dung phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe không được đưa vào tuyên bố The Hague.
Tuy nhiên, với sức nóng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore hồi tuần qua, khi Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lần lượt phê phán đích danh hoặc ám chỉ việc Trung Quốc có những hành động đơn phương gây bất ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến vấn đề này.
Tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản đã đề cập nhiều tới sự cần thiết phải tuân thủ luật biển quốc tế, với hàm ý chỉ trích Trung Quốc, mặc dù ông không trực tiếp nêu tên nước nào.
Thủ tướng Abe còn bày tỏ ý định của Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của khu vực, đồng thời cam kết ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích đích danh Trung Quốc có hành động đơn phương, gây bất ổn ở biển Đông, cảnh báo Mỹ sẽ không ở thế bị động nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Ông nhấn mạnh, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào dọa, ép buộc hoặc dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố".
Hôm 1/6, những cuộc tranh luận nảy lửa tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 đã chính thức kết thúc. Diễn đàn uy tín về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi để các quốc gia cùng nhau lên án những hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông.
Tuy nhiên, không dừng ở Đối thoại Shangri-la, báo chí Nhật Bản hôm 2/6 tiết lộ, Mỹ và Nhật Bản còn hợp sức đan một "cái lưới khác để bao vây Trung Quốc". Đó là hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 quốc gia phát triển hàng đầu (G7) vào ngày 4/6 tới dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố chung phản đối đích danh Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế những hành động ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo VOV, học giả Kim Xán Vinh của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại việc hội nghị G7 thông qua tuyên bố chung sẽ làm "sâu sắc thêm mâu thuẫn" giữa phương Tây với Trung Quốc và Nga.
Cho dù, theo học giả này, việc Trung, Mỹ đối đấu mạnh mẽ tại các diễn đàn đa phương đã trở thành thường xuyên, quan trọng là hai bên vẫn tỏ ra thận trọng, và không bên nào dám vượt qua giới hạn đỏ.
Cũng về vấn đề này, tờ Phượng Hoàng của Hồng Kông hôm 3/6 cho biết, hội nghị G7 sẽ được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 4 - 5/6. Tại đây, Thủ tướng Nhật Bản Abe sẽ chỉ trích Trung Quốc nhiều lần khiêu khích gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, việc máy bay Trung Quốc bay gần máy bay Nhật Bản ở biển Hoa Đông, việc Trung Quốc đơn phương khai thác dầu ở biển Đông.
Dẫn bài báo đăng ngày 2/6 trên tờ Sankei của Nhật Bản, cơ quan truyền thông này cho biết, chương trình nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là về Nga và Ukraine, nhưng việc gây sức ép với Trung Quốc cũng có thể trở thành một vấn đề quan trọng.
Tháng 3 năm nay, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở The Hague, Hà Lan, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nêu ra vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang có những hành động thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông thông qua vũ lực. Song khi đó, nội dung phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe không được đưa vào tuyên bố The Hague.
Tuy nhiên, với sức nóng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore hồi tuần qua, khi Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lần lượt phê phán đích danh hoặc ám chỉ việc Trung Quốc có những hành động đơn phương gây bất ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng tuyên bố chung hội nghị G7 tới sẽ đề cập đến vấn đề này.
Tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản đã đề cập nhiều tới sự cần thiết phải tuân thủ luật biển quốc tế, với hàm ý chỉ trích Trung Quốc, mặc dù ông không trực tiếp nêu tên nước nào.
Thủ tướng Abe còn bày tỏ ý định của Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của khu vực, đồng thời cam kết ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích đích danh Trung Quốc có hành động đơn phương, gây bất ổn ở biển Đông, cảnh báo Mỹ sẽ không ở thế bị động nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Ông nhấn mạnh, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp, nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào dọa, ép buộc hoặc dọa dùng vũ lực để khẳng định những tuyên bố".