Hồng Kông bác kế hoạch cải cách bầu cử “thân” Trung Quốc
“Kết quả cuộc bỏ phiếu đã giúp người dân Hồng Kông gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh"
Các nghị sỹ Hồng Kông ngày 18/6 đã bỏ phiếu chống đối với kế hoạch cải cách bầu cử mà Trung Quốc hậu thuẫn dành cho vùng lãnh thổ này. Đây chính là kế hoạch đã dẫn tới cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài suốt 3 tháng ở Hồng Kông vào năm 2014 khiến dư luận thế giới chú ý.
Theo tin từ Bloomberg, 28 nghị sỹ Hồng Kông đã bỏ phiếu chống đối với kế hoạch này, đồng nghĩa với từ chối trao cho ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính, 2/3 số phiếu cần thiết, tức 47 phiếu, để bản kế hoạch được thông qua.
Phần lớn các nghị sỹ ủng hộ kế hoạch này trong cơ quan lập pháp gồm 70 thành viên của Hồng Kông đã bỏ ra ngoài ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra nhằm khiến cuộc bỏ phiếu thất bại vì không có đủ số người bỏ phiếu cần thiết. Tuy vậy, nỗ lực này đã không thành công.
Chỉ có 8 nghị sỹ bỏ phiếu thuận đối với kế hoạch cải cách bầu cử do Trung Quốc hậu thuẫn, trong khi số nghị bỏ phiếu chống lên tới 28 người.
Kết quả này đồng nghĩa với việc Hồng Kông sẽ không tổ chức cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên để bầu ra trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. Thay vào đó, hệ thống hiện tại sẽ được duy trì.
Tất cả 3 trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 đều được lựa chọn bởi một ủy ban gồm hơn 1.200 thành viên chủ yếu là những nhân vật thân Bắc Kinh về kinh tế và chính trị.
“Chúng tôi sẽ gác lại những khác biệt và có sự khởi đầu mới sau ngày hôm nay. Tôi sẽ cảm thấy buồn nếu cải cách bầu cử không được thông qua”, chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Carrie Lam, quan chức cao cấp thứ hai của vùng lãnh thổ, nói trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu.
Kết quả của cuộc bỏ phiếu được xem là một thất bại đối với chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã đưa ra đường lối cải cách bầu cử cho Hồng Kông. Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông tiếp theo sẽ do một ủy ban sàng lọc. Ủy ban này được cho là bao gồm các nhân vật thân cận với Chính phủ Trung Quốc đại lục. Đây chính là điểm gây tranh cãi đối với khoảng 5 triệu cử tri của Hồng Kông.
Kế hoạch trên đã dẫn tới một cuộc biểu tình quy mô lớn đòi dân chủ ở Hồng Kông nhằm mục đích đạt tới một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do vào năm 2017. Người biểu tình cho rằng kế hoạch cải cách bầu cử như vậy chỉ là “dân chủ giả tạo”. Tuy vậy, cuộc biểu tình đã khép lại sau 3 tháng ròng rã mà không thể thuyết phục được Bắc Kinh thay đổi quan điểm.
“Kết quả cuộc bỏ phiếu đã giúp người dân Hồng Kông gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh... rằng chúng tôi muốn được thực sự lựa chọn, một cuộc bỏ phiếu thực sự”, hãng tin Reuters nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Alan Leong sau cuộc bỏ phiếu.
“Đây không phải là kết thúc của phong trào dân chủ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu”, ông Leong tuyên bố.
Trong khi đó, hàng trăm người ủng hộ Bắc Kinh đã tập trung bên ngoài các tòa nhà chính quyền khi các nhà lập pháp tiến hành bỏ phiếu. Đã có những ý kiến quan ngại rằng việc kế hoạch cải cách bầu cử không được thông qua sẽ dẫn tới những bất ổn mới trên đường phố Hồng Kông giữa những người đòi dân chủ và những người ủng hộ Bắc Kinh.
Truyền thông Trung Quốc đại lục đã cảnh báo rằng nếu kế hoạch cải cách bầu cử của Hồng Kông không được thông qua, thì điều đó sẽ đặt ra nguy cơ đối với vùng lãnh thổ này với tư cách một trung tâm tài chính. Cuộc biểu tình năm 2014 ở Hồng Kông đã khiến nhiều hoạt động của thành phố này tê liệt và được xem là một trong những thách thức lớn nhất sau nhiều năm cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo tin từ Bloomberg, 28 nghị sỹ Hồng Kông đã bỏ phiếu chống đối với kế hoạch này, đồng nghĩa với từ chối trao cho ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính, 2/3 số phiếu cần thiết, tức 47 phiếu, để bản kế hoạch được thông qua.
Phần lớn các nghị sỹ ủng hộ kế hoạch này trong cơ quan lập pháp gồm 70 thành viên của Hồng Kông đã bỏ ra ngoài ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra nhằm khiến cuộc bỏ phiếu thất bại vì không có đủ số người bỏ phiếu cần thiết. Tuy vậy, nỗ lực này đã không thành công.
Chỉ có 8 nghị sỹ bỏ phiếu thuận đối với kế hoạch cải cách bầu cử do Trung Quốc hậu thuẫn, trong khi số nghị bỏ phiếu chống lên tới 28 người.
Kết quả này đồng nghĩa với việc Hồng Kông sẽ không tổ chức cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên để bầu ra trưởng đặc khu hành chính vào năm 2017. Thay vào đó, hệ thống hiện tại sẽ được duy trì.
Tất cả 3 trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 đều được lựa chọn bởi một ủy ban gồm hơn 1.200 thành viên chủ yếu là những nhân vật thân Bắc Kinh về kinh tế và chính trị.
“Chúng tôi sẽ gác lại những khác biệt và có sự khởi đầu mới sau ngày hôm nay. Tôi sẽ cảm thấy buồn nếu cải cách bầu cử không được thông qua”, chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, bà Carrie Lam, quan chức cao cấp thứ hai của vùng lãnh thổ, nói trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu.
Kết quả của cuộc bỏ phiếu được xem là một thất bại đối với chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã đưa ra đường lối cải cách bầu cử cho Hồng Kông. Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông tiếp theo sẽ do một ủy ban sàng lọc. Ủy ban này được cho là bao gồm các nhân vật thân cận với Chính phủ Trung Quốc đại lục. Đây chính là điểm gây tranh cãi đối với khoảng 5 triệu cử tri của Hồng Kông.
Kế hoạch trên đã dẫn tới một cuộc biểu tình quy mô lớn đòi dân chủ ở Hồng Kông nhằm mục đích đạt tới một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do vào năm 2017. Người biểu tình cho rằng kế hoạch cải cách bầu cử như vậy chỉ là “dân chủ giả tạo”. Tuy vậy, cuộc biểu tình đã khép lại sau 3 tháng ròng rã mà không thể thuyết phục được Bắc Kinh thay đổi quan điểm.
“Kết quả cuộc bỏ phiếu đã giúp người dân Hồng Kông gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh... rằng chúng tôi muốn được thực sự lựa chọn, một cuộc bỏ phiếu thực sự”, hãng tin Reuters nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Alan Leong sau cuộc bỏ phiếu.
“Đây không phải là kết thúc của phong trào dân chủ. Đây mới chỉ là sự khởi đầu”, ông Leong tuyên bố.
Trong khi đó, hàng trăm người ủng hộ Bắc Kinh đã tập trung bên ngoài các tòa nhà chính quyền khi các nhà lập pháp tiến hành bỏ phiếu. Đã có những ý kiến quan ngại rằng việc kế hoạch cải cách bầu cử không được thông qua sẽ dẫn tới những bất ổn mới trên đường phố Hồng Kông giữa những người đòi dân chủ và những người ủng hộ Bắc Kinh.
Truyền thông Trung Quốc đại lục đã cảnh báo rằng nếu kế hoạch cải cách bầu cử của Hồng Kông không được thông qua, thì điều đó sẽ đặt ra nguy cơ đối với vùng lãnh thổ này với tư cách một trung tâm tài chính. Cuộc biểu tình năm 2014 ở Hồng Kông đã khiến nhiều hoạt động của thành phố này tê liệt và được xem là một trong những thách thức lớn nhất sau nhiều năm cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc.