Hợp tác xã có được thành lập công ty?
Nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng đến đại biểu đọc còn thấy mông lung thì làm sao nông dân áp dụng được luật này
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Hợp tác xã sáng nay (17/11), nhiều vị đại biểu Quốc hội cho rằng đến đại biểu đọc còn thấy mông lung thì làm sao nông dân hiểu cho được mà áp dụng.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật lần này so với Luật Hợp tác xã năm 2003 đã có nhiều nội dung mới. Như quy định rõ hơn về bản chất tổ chức hợp tác xã. Dự luật cũng bổ sung yêu cầu thành viên phải góp vốn vào hợp tác xã. Đồng thời, thành viên có quyền yêu cầu được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trong trường hợp hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích tạo việc làm cho thành viên là cá nhân thì thành viên có quyền yêu cầu hợp tác xã phải cung cấp việc làm cho mình.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là có cho phép hợp tác xã thành lập doanh nghiệp hay không.
Quá trình soạn thảo dự thảo luật, có ý kiến đề nghị không nên cho phép hợp tác xã thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác nhằm bảo đảm hợp tác xã được thành lập là để phục vụ nhu cầu của thành viên, tránh rủi ro cho hợp tác xã.
Ngoài ra, nếu cho phép mua cổ phần của các doanh nghiệp khác nhưng khi chia cổ tức trong hợp tác xã phải căn cứ theo mức độ sử dụng dịch vụ thì cũng sẽ không hợp lý, dễ gây nên xung đột về lợi ích giữa việc hợp tác xã đầu tư sinh lời và mục tiêu phục vụ thành viên.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nếu đã xem hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, bình đẳng với các loại hình kinh tế khác trong cơ chế thị trường thì không thể không cho phép hợp tác xã thành lập công ty trực thuộc (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) hoặc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Hơn nữa, thực tế hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để có quy định rõ ràng hơn các tiêu chí xác định như thế nào là công ty nhằm mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ thành viên hợp tác xã (ví dụ về ngành nghề, phạm vi hoạt động kinh doanh), tránh tình trạng những công ty này (bao gồm công ty trực thuộc hoặc góp vốn) hoạt động trái với mục đích thành lập và bản chất của hợp tác xã.
Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của nhiều vị đại biểu Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, nếu hợp tác xã không mở rộng, phát triển phạm vi hoạt động ra ngoài thị trường thì không thể có vốn quay trở lại phục vụ tốt hơn cho xã viên, để tích lũy, do đó sẽ khó tồn tại và phát triển được. Cho nên không nên giới hạn việc thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác của hợp tác xã.
Nhìn toàn bộ dự án luật, một số vị đại biểu băn khoăn, không biết luật này viết cho ai, nếu cho nông dân thì “phức tạp quá”. Đại biểu Huỳnh Nghĩa nhận xét, nhiều quy định tại dự án luật “không sát thực tế, rắc rối, khó hiểu, khó nhớ”.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo luật lần này so với Luật Hợp tác xã năm 2003 đã có nhiều nội dung mới. Như quy định rõ hơn về bản chất tổ chức hợp tác xã. Dự luật cũng bổ sung yêu cầu thành viên phải góp vốn vào hợp tác xã. Đồng thời, thành viên có quyền yêu cầu được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trong trường hợp hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích tạo việc làm cho thành viên là cá nhân thì thành viên có quyền yêu cầu hợp tác xã phải cung cấp việc làm cho mình.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là có cho phép hợp tác xã thành lập doanh nghiệp hay không.
Quá trình soạn thảo dự thảo luật, có ý kiến đề nghị không nên cho phép hợp tác xã thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác nhằm bảo đảm hợp tác xã được thành lập là để phục vụ nhu cầu của thành viên, tránh rủi ro cho hợp tác xã.
Ngoài ra, nếu cho phép mua cổ phần của các doanh nghiệp khác nhưng khi chia cổ tức trong hợp tác xã phải căn cứ theo mức độ sử dụng dịch vụ thì cũng sẽ không hợp lý, dễ gây nên xung đột về lợi ích giữa việc hợp tác xã đầu tư sinh lời và mục tiêu phục vụ thành viên.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng nếu đã xem hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, bình đẳng với các loại hình kinh tế khác trong cơ chế thị trường thì không thể không cho phép hợp tác xã thành lập công ty trực thuộc (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) hoặc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Hơn nữa, thực tế hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để có quy định rõ ràng hơn các tiêu chí xác định như thế nào là công ty nhằm mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ thành viên hợp tác xã (ví dụ về ngành nghề, phạm vi hoạt động kinh doanh), tránh tình trạng những công ty này (bao gồm công ty trực thuộc hoặc góp vốn) hoạt động trái với mục đích thành lập và bản chất của hợp tác xã.
Quan điểm này đã nhận được sự đồng tình của nhiều vị đại biểu Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, nếu hợp tác xã không mở rộng, phát triển phạm vi hoạt động ra ngoài thị trường thì không thể có vốn quay trở lại phục vụ tốt hơn cho xã viên, để tích lũy, do đó sẽ khó tồn tại và phát triển được. Cho nên không nên giới hạn việc thành lập công ty, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác của hợp tác xã.
Nhìn toàn bộ dự án luật, một số vị đại biểu băn khoăn, không biết luật này viết cho ai, nếu cho nông dân thì “phức tạp quá”. Đại biểu Huỳnh Nghĩa nhận xét, nhiều quy định tại dự án luật “không sát thực tế, rắc rối, khó hiểu, khó nhớ”.