HSBC giữ trụ sở ở London, Chính phủ Anh “thở phào”
Trong khi đó, quyết định này là một thất bại đối với Hồng Kông
Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC tuyên bố tiếp tục đặt trụ sở tại London thay vì chuyển sang Hồng Kông như cân nhắc trước đó. Quyết định này của HSBC được xem là một thắng lợi đối với Chính phủ Anh, hãng tin Bloomberg cho biết.
Trong một tuyên bố ra ngày 14/2, HSBC nói sẽ giữ trụ sở tại thủ đô của xứ sương mù. Đây là quyết định được ra sau cuộc họp giữa Giám đốc điều hành (CEO) của HSBC là Stuart Gullive và Chủ tịch Douglas Flint tại London vào cuối tuần vừa rồi, đồng thời khép lại 10 tháng thao luận trước đó về khả năng di dời trụ sở sang một nơi khác.
Trụ sở của HSBC đã được đặt ở London suốt 23 năm qua.
Giới phân tích nhận định rằng Chính phủ Anh đã “thở phào” sau khi quyết định trên của HSBC được công bố. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne đã đưa ra những nhượng bộ về thuế và quy tắc giám sát đối với các ngân hàng lớn, trong đó có HSBC, bất chấp sự phản đối của cử tri sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Việc HSBC giữ trụ sở ở London cũng khẳng định vị trí của thành phố này với tư cách trung tâm tài chính toàn cầu vào thời điểm vị trí này suy yếu do khả năng Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, quyết định này là một thất bại đối với Hồng Kông - thành phố mà Bloomberg ước tính chiếm khoảng 22% tài sản của HSBC và đóng góp khoảng một nửa lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong năm 2014.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đại lục và những câu hỏi được đặt ra xung quanh các biện pháp quản lý kinh tế của nước này được cho là nguyên nhân quan trọng khiến HSBC không chuyển trụ sở tới Hồng Kông.
HSBC cho biết đã xem xét nhiều quốc gia trong cân nhắc chuyển trụ sở khỏi Anh, bao gồm Canada, Mỹ, Trung Quốc, Australia, Singapore, Pháp và Đức. Cuối cùng, hai thị trường vào “chung kết” là Hồng Kông và Anh.
Theo phân tích của Sanford C. Bernstein, một cuộc chuyển trụ sở sẽ tiêu tốn của HSBC tới 1,5 tỷ USD.
Thành lập năm 1865 tại Hồng Kông, HSBC bắt đầu bàn chuyện chuyển trụ sở từ tháng 4 năm ngoái, cân nhắc các yếu tố như thuế, giám sát tài chính, và rủi ro trong trường hợp Anh ra khỏi EU.
Sức hấp dẫn của London đối với HSBC gia tăng sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm ngoái trao toàn bộ quyền lực cho Đảng Bảo thủ của Anh, cho phép Bộ trưởng Osborne nới lỏng sức ép đối với ngành tài chính sau mấy năm liên tục siết chặt theo đòi hỏi của cử tri.
Cuộc khủng hoảng 2008 đã đẩy kinh tế Anh rơi vào suy thoái và buộc London phải chi khoảng 1 nghìn tỷ Bảng, tương đương 1,45 nghìn tỷ USD, để ngăn không cho hệ thống ngân hàng sụp đổ. Tuy nhiên, HSBC không cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ Anh để vượt khủng hoảng.
Để giữ chân HSBC - ngân hàng có 45.000 nhân viên ở Anh và đóng 2,4 tỷ USD tiền thuế ở nước này trong năm 2014 - ông Osborne đã công bố cắt giảm một loại thuế được đề nghị đối với các ngân hàng, nới lỏng quy chế giám sát, và khép lại một kỷ nguyên các ngân hàng ở Anh phải chịu những khoản phạt lớn.
Trong một tuyên bố ra ngày 14/2, HSBC nói sẽ giữ trụ sở tại thủ đô của xứ sương mù. Đây là quyết định được ra sau cuộc họp giữa Giám đốc điều hành (CEO) của HSBC là Stuart Gullive và Chủ tịch Douglas Flint tại London vào cuối tuần vừa rồi, đồng thời khép lại 10 tháng thao luận trước đó về khả năng di dời trụ sở sang một nơi khác.
Trụ sở của HSBC đã được đặt ở London suốt 23 năm qua.
Giới phân tích nhận định rằng Chính phủ Anh đã “thở phào” sau khi quyết định trên của HSBC được công bố. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne đã đưa ra những nhượng bộ về thuế và quy tắc giám sát đối với các ngân hàng lớn, trong đó có HSBC, bất chấp sự phản đối của cử tri sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Việc HSBC giữ trụ sở ở London cũng khẳng định vị trí của thành phố này với tư cách trung tâm tài chính toàn cầu vào thời điểm vị trí này suy yếu do khả năng Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, quyết định này là một thất bại đối với Hồng Kông - thành phố mà Bloomberg ước tính chiếm khoảng 22% tài sản của HSBC và đóng góp khoảng một nửa lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này trong năm 2014.
Sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đại lục và những câu hỏi được đặt ra xung quanh các biện pháp quản lý kinh tế của nước này được cho là nguyên nhân quan trọng khiến HSBC không chuyển trụ sở tới Hồng Kông.
HSBC cho biết đã xem xét nhiều quốc gia trong cân nhắc chuyển trụ sở khỏi Anh, bao gồm Canada, Mỹ, Trung Quốc, Australia, Singapore, Pháp và Đức. Cuối cùng, hai thị trường vào “chung kết” là Hồng Kông và Anh.
Theo phân tích của Sanford C. Bernstein, một cuộc chuyển trụ sở sẽ tiêu tốn của HSBC tới 1,5 tỷ USD.
Thành lập năm 1865 tại Hồng Kông, HSBC bắt đầu bàn chuyện chuyển trụ sở từ tháng 4 năm ngoái, cân nhắc các yếu tố như thuế, giám sát tài chính, và rủi ro trong trường hợp Anh ra khỏi EU.
Sức hấp dẫn của London đối với HSBC gia tăng sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm ngoái trao toàn bộ quyền lực cho Đảng Bảo thủ của Anh, cho phép Bộ trưởng Osborne nới lỏng sức ép đối với ngành tài chính sau mấy năm liên tục siết chặt theo đòi hỏi của cử tri.
Cuộc khủng hoảng 2008 đã đẩy kinh tế Anh rơi vào suy thoái và buộc London phải chi khoảng 1 nghìn tỷ Bảng, tương đương 1,45 nghìn tỷ USD, để ngăn không cho hệ thống ngân hàng sụp đổ. Tuy nhiên, HSBC không cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ Anh để vượt khủng hoảng.
Để giữ chân HSBC - ngân hàng có 45.000 nhân viên ở Anh và đóng 2,4 tỷ USD tiền thuế ở nước này trong năm 2014 - ông Osborne đã công bố cắt giảm một loại thuế được đề nghị đối với các ngân hàng, nới lỏng quy chế giám sát, và khép lại một kỷ nguyên các ngân hàng ở Anh phải chịu những khoản phạt lớn.