Kế hoạch 5 năm 2006-2010: Phía sau những chỉ tiêu không đạt
Trong 9 chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm 2006-2010, có tới 5 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, trong 9 chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm 2006-2010, có tới 5 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra.
Xoay quanh những chỉ tiêu này, có một số điểm đáng chú ý như sau.
Thứ nhất, với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 khoảng 6,7%, khả năng tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 5 năm này sẽ chỉ đạt khoảng 7%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch đặt ra là từ 7,5-8%.
Về giá trị tuyệt đối, GDP theo giá so sánh đến năm 2010 dự kiến chỉ tăng gấp 2 lần năm 2000 (theo Tổng cục Thống kê là 273.666 tỷ đồng), không đạt kế hoạch đề ra là tăng gấp 2,1 lần.
Việc không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, theo cơ quan lập báo cáo, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho nền kinh tế nước ta bị suy giảm.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, riêng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người quy ra USD theo tỷ giá hiện hành năm 2010, dự kiến đạt trên 1.160 USD, vượt so với mục tiêu đặt ra là 1.050-1.100 USD.
Lạm phát tăng cao trong các năm gần đây dẫn tới GDP theo giá so sánh tăng thấp hơn mục tiêu nhưng tính theo giá thực tế luôn tăng 2 con số. Trong khi đó, tỷ giá USD niêm yết biến động thấp hơn mức lạm phát, khiến việc quy đổi GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người ra USD cho kết quả khả quan như trên.
Nhưng cần lưu ý là USD cũng mất giá, nên nếu tính theo sức mua của đồng tiền, kết quả so sánh kể trên không hẳn là dấu hiệu lạc quan về mức thu nhập của người dân trong nước.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không đạt được như kỳ vọng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Theo báo cáo, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP giai đoạn 2006-2010 vào khoảng 41,1%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch ở mức 43-44%; ngành dịch vụ đạt khoảng 38,6%, chưa đạt được mức 40-41% của mục tiêu kế hoạch. Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm tới 20,3% tỷ trọng đóng góp vào GDP, cao hơn mức 15-16% đặt ra trước đó.
“Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.
Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu cũng không đạt mục tiêu kế hoạch. Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt khoảng 15,8%, thấp hơn 0,2% so với mức kế hoạch đặt ra, chủ yếu do bị suy giảm mạnh trong năm 2009 (giảm khoảng 9%).
Liên quan đến chỉ tiêu này, nhập siêu tăng đáng quan ngại từ mức dưới 5 tỷ USD vào năm 2006 đã vọt lên trên 12 tỷ USD năm 2007, khoảng 17,5 tỷ USD vào năm 2008 và giữ ở mức 12-13 tỷ USD/năm trong 2 năm cuối giai đoạn 5 năm này, chu kỳ khởi động gia nhập WTO của Việt Nam.
Trong nhiều thời điểm, thâm hụt thương mại, thâm hụt vãng lai đã vượt khỏi khả năng bù đắp của thặng dư cán cân vốn, làm giảm dự trữ ngoại hối và gây sức ép mất giá đồng nội tệ. Đây được cho là một trong những rủi ro vĩ mô đáng kể hiện nay.
Thứ tư, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt tỷ lệ 42,7%, cao hơn 2,7% so với mục tiêu đặt ra. Sự gia tăng đầu tư vượt quá tiết kiệm của nền kinh tế khiến thâm hụt ngân sách liên tục duy trì ở mức 5% và đỉnh điểm là 6,9% GDP vào năm 2009, buộc Việt Nam phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài để bù đắp.
Hệ quả là nợ nước ngoài quốc gia tăng lên nhanh chóng, tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần so với thời điểm cuối năm 2005, và đạt con số khoảng 28 tỷ USD, tương đương với 39% GDP.
Cuối cùng, tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách nhà nước chiếm tới 28%, cao hơn mức 21-22% đặt ra trong kế hoạch 5 năm, bất chấp các chính sách miễn, giảm thuế của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua.
Về chi tiết các khoản thu, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng thu từ doanh nghiệp nhà nước, từ dầu thô có dấu hiệu giảm trong các năm từ 2006-2008; thu từ hải quan phục hồi trong các năm này; và tăng ở tỷ trọng thu liên quan đến nhà đất, khu vực doanh nghiệp FDI và kinh tế tư nhân.
Điều này có trái với quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu hay không thì cần xem xét thêm các yếu tố như tăng hay giảm đối tượng thu, giá nhà đất… Tuy nhiên, với mức huy động vào ngân sách lên tới 28%, nhiều ý kiến cho rằng đã quá cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và gây khó khăn cho tích lũy, đầu tư của đối tượng nộp thuế.
Liên quan đến chỉ tiêu này, ngày 16/6, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 90/2010/TT-BTC /2010 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với mức động viên vào ngân sách chỉ còn trên 23% GDP.
Xoay quanh những chỉ tiêu này, có một số điểm đáng chú ý như sau.
Thứ nhất, với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 khoảng 6,7%, khả năng tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 5 năm này sẽ chỉ đạt khoảng 7%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch đặt ra là từ 7,5-8%.
Về giá trị tuyệt đối, GDP theo giá so sánh đến năm 2010 dự kiến chỉ tăng gấp 2 lần năm 2000 (theo Tổng cục Thống kê là 273.666 tỷ đồng), không đạt kế hoạch đề ra là tăng gấp 2,1 lần.
Việc không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, theo cơ quan lập báo cáo, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho nền kinh tế nước ta bị suy giảm.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, riêng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người quy ra USD theo tỷ giá hiện hành năm 2010, dự kiến đạt trên 1.160 USD, vượt so với mục tiêu đặt ra là 1.050-1.100 USD.
Lạm phát tăng cao trong các năm gần đây dẫn tới GDP theo giá so sánh tăng thấp hơn mục tiêu nhưng tính theo giá thực tế luôn tăng 2 con số. Trong khi đó, tỷ giá USD niêm yết biến động thấp hơn mức lạm phát, khiến việc quy đổi GDP (theo giá thực tế) bình quân đầu người ra USD cho kết quả khả quan như trên.
Nhưng cần lưu ý là USD cũng mất giá, nên nếu tính theo sức mua của đồng tiền, kết quả so sánh kể trên không hẳn là dấu hiệu lạc quan về mức thu nhập của người dân trong nước.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không đạt được như kỳ vọng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Theo báo cáo, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP giai đoạn 2006-2010 vào khoảng 41,1%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch ở mức 43-44%; ngành dịch vụ đạt khoảng 38,6%, chưa đạt được mức 40-41% của mục tiêu kế hoạch. Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm tới 20,3% tỷ trọng đóng góp vào GDP, cao hơn mức 15-16% đặt ra trước đó.
“Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.
Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu cũng không đạt mục tiêu kế hoạch. Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chỉ đạt khoảng 15,8%, thấp hơn 0,2% so với mức kế hoạch đặt ra, chủ yếu do bị suy giảm mạnh trong năm 2009 (giảm khoảng 9%).
Liên quan đến chỉ tiêu này, nhập siêu tăng đáng quan ngại từ mức dưới 5 tỷ USD vào năm 2006 đã vọt lên trên 12 tỷ USD năm 2007, khoảng 17,5 tỷ USD vào năm 2008 và giữ ở mức 12-13 tỷ USD/năm trong 2 năm cuối giai đoạn 5 năm này, chu kỳ khởi động gia nhập WTO của Việt Nam.
Trong nhiều thời điểm, thâm hụt thương mại, thâm hụt vãng lai đã vượt khỏi khả năng bù đắp của thặng dư cán cân vốn, làm giảm dự trữ ngoại hối và gây sức ép mất giá đồng nội tệ. Đây được cho là một trong những rủi ro vĩ mô đáng kể hiện nay.
Thứ tư, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt tỷ lệ 42,7%, cao hơn 2,7% so với mục tiêu đặt ra. Sự gia tăng đầu tư vượt quá tiết kiệm của nền kinh tế khiến thâm hụt ngân sách liên tục duy trì ở mức 5% và đỉnh điểm là 6,9% GDP vào năm 2009, buộc Việt Nam phải sử dụng nguồn vốn bên ngoài để bù đắp.
Hệ quả là nợ nước ngoài quốc gia tăng lên nhanh chóng, tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần so với thời điểm cuối năm 2005, và đạt con số khoảng 28 tỷ USD, tương đương với 39% GDP.
Cuối cùng, tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách nhà nước chiếm tới 28%, cao hơn mức 21-22% đặt ra trong kế hoạch 5 năm, bất chấp các chính sách miễn, giảm thuế của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua.
Về chi tiết các khoản thu, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng thu từ doanh nghiệp nhà nước, từ dầu thô có dấu hiệu giảm trong các năm từ 2006-2008; thu từ hải quan phục hồi trong các năm này; và tăng ở tỷ trọng thu liên quan đến nhà đất, khu vực doanh nghiệp FDI và kinh tế tư nhân.
Điều này có trái với quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu hay không thì cần xem xét thêm các yếu tố như tăng hay giảm đối tượng thu, giá nhà đất… Tuy nhiên, với mức huy động vào ngân sách lên tới 28%, nhiều ý kiến cho rằng đã quá cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và gây khó khăn cho tích lũy, đầu tư của đối tượng nộp thuế.
Liên quan đến chỉ tiêu này, ngày 16/6, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 90/2010/TT-BTC /2010 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với mức động viên vào ngân sách chỉ còn trên 23% GDP.