Kết quả Nobel Hòa bình 2010 lại gây xôn xao
Ủy ban Nobel Na Uy đã bất ngờ trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc
Ủy ban Nobel Na Uy đã bất ngờ trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc.
Cuối năm 2009, ông Lưu Hiểu Ba đã bị Trung Quốc kết án 11 năm tù vì tội lật đổ chính quyền, do tham gia soạn thảo Hiến chương 08.
Vài giờ trước khi công bố giải năm nay, Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình, ông Thorbjoern Jagland, cho biết người được chọn trao giải sẽ gây tranh cãi.
Trước đó, hôm 28/9, Thư ký Ủy ban Nobel Na Uy Geir Lundestad từng cho biết, Trung Quốc đã cảnh báo ủy ban này không nên trao giải cho Lưu Hiểu Ba. Theo ông Geir Lundestad, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã đưa ra cảnh báo trên, khi cho rằng đây là cử chỉ không thân thiện, có thể làm phương hại quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Na Uy.
2010 là năm có số đề cử cho giải Nobel Hòa bình cao kỷ lục. Ông Geir Lundestad cho biết, 199 cá nhân và 38 tổ chức có tên trong danh sách đề cử.
Tuy nhiên, tính bất ngờ luôn thường trực trong mùa vận động hành lang và trao giải Nobel Hoà bình hàng năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trước khi nhận giải rất ít được biết và nhắc đến, như luật sư Iran Shirin Ebadi, người giành giải Nobel Hoà bình năm 2003, hay nhà hoạt động môi trường Kenya Wangari Maathai, người nhận giải thưởng danh giá này năm sau đó.
Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hòa bình cũng gây xôn xao, khi được trao cho đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi ông được nhận giải khi mới cầm quyền chưa đầy một năm.
Tuy nhiên, Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, việc Tổng thống Obama đoạt giải Nobel Hoà bình 2009 không phải vì những thành tựu ông đã đạt được trong việc đấu tranh, mang lại hoà bình cho thế giới, mà bởi ông đã tạo ra “những khát vọng” cho tương lai và vì tương lai.
Nobel Hòa bình được công bố sau các giải Y học, Vật lý, Hóa học và Văn chương. Các giải Nobel khác được trao tặng bởi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, riêng Nobel Hòa bình do một ủy ban 5 người của Na Uy lựa chọn.
Cuối năm 2009, ông Lưu Hiểu Ba đã bị Trung Quốc kết án 11 năm tù vì tội lật đổ chính quyền, do tham gia soạn thảo Hiến chương 08.
Vài giờ trước khi công bố giải năm nay, Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình, ông Thorbjoern Jagland, cho biết người được chọn trao giải sẽ gây tranh cãi.
Trước đó, hôm 28/9, Thư ký Ủy ban Nobel Na Uy Geir Lundestad từng cho biết, Trung Quốc đã cảnh báo ủy ban này không nên trao giải cho Lưu Hiểu Ba. Theo ông Geir Lundestad, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã đưa ra cảnh báo trên, khi cho rằng đây là cử chỉ không thân thiện, có thể làm phương hại quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Na Uy.
2010 là năm có số đề cử cho giải Nobel Hòa bình cao kỷ lục. Ông Geir Lundestad cho biết, 199 cá nhân và 38 tổ chức có tên trong danh sách đề cử.
Tuy nhiên, tính bất ngờ luôn thường trực trong mùa vận động hành lang và trao giải Nobel Hoà bình hàng năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trước khi nhận giải rất ít được biết và nhắc đến, như luật sư Iran Shirin Ebadi, người giành giải Nobel Hoà bình năm 2003, hay nhà hoạt động môi trường Kenya Wangari Maathai, người nhận giải thưởng danh giá này năm sau đó.
Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hòa bình cũng gây xôn xao, khi được trao cho đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, bởi ông được nhận giải khi mới cầm quyền chưa đầy một năm.
Tuy nhiên, Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, việc Tổng thống Obama đoạt giải Nobel Hoà bình 2009 không phải vì những thành tựu ông đã đạt được trong việc đấu tranh, mang lại hoà bình cho thế giới, mà bởi ông đã tạo ra “những khát vọng” cho tương lai và vì tương lai.
Nobel Hòa bình được công bố sau các giải Y học, Vật lý, Hóa học và Văn chương. Các giải Nobel khác được trao tặng bởi Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, riêng Nobel Hòa bình do một ủy ban 5 người của Na Uy lựa chọn.