Khắc phục “bệnh thừa tiền” để tái cơ cấu kinh tế
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Chính phủ trình
Đây là điều được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh tại phiên thảo luận về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế sáng 19/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đều có chung nhận xét là đề án rất khó, rất rộng, nên thời gian thảo luận chỉ có 1,5 tiếng khiến nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy chưa đủ để bàn thảo những vấn đề rất lớn, rất quan trọng tại đây.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, đề án tổng thể trình ra Quốc hội phải có đủ các đề án thành phần đi theo và xác định tổng nguồn lực chứ không thể đưa ra một cách "mênh mang" được.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói rằng ông đồng tình với giải pháp tái cơ cấu thị trường tài chính là chuyển dịch nguồn lực về tài chính và tài nguyên từ nơi kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả.
Điều Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh là phải khắc phục căn bệnh "thừa tiền" trong tái cơ cấu thị trường tài chính. Thừa tiền gây ra lạm phát, doanh nghiệp thừa tiền hoạt động kém hiệu quả, gia đình thừa tiền thì cũng tiêu dùng kém hiệu quả...
Để khắc phục căn bệnh này, chuyển từ kém hiệu quả sang có hiệu quả, theo Chủ nhiệm Hiển là phải sử dụng chính sách tiền tệ và thuế.
Liên quan đến một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế là doanh nghiệp nhà nước, Chủ nhiệm Hiển cũng nêu thực tế hiện nay số doanh nghiệp đăng ký thành lập rất cao, nhưng thực tế chỉ có từ 53 đến 55% hoạt động. Với nhận định số doanh nghiệp đổ vỡ chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, còn đa số doanh nghiệp nhà nước hoạt động ổn định, ông Hiển cho rằng, doanh nghiệp nhà nước vẫn phải là nòng cốt, khi tái cơ cấu.
Ý kiến từ thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, xét về tính cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn, cần ưu tiên thực hiện nhóm giải pháp liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường tài chính trước tiên.
Việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách khác như thương mại, đầu tư là giải pháp hết sức quan trọng, là nguyên tắc trong điều hành kinh tế vĩ mô để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, không phải là giải pháp bổ trợ khác.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị đề án cần cập trung làm rõ việc tái cấu trúc thị trường vốn để phục vụ đầu tư phát triển trong điều kiện đầu tư công giảm. Việc tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững là một kênh huy động vốn đầu tư rất phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, vừa giảm áp lực đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực hiện IPO các tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa để thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Mặt khác khi doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán thì tạo thêm một kênh giám sát của xã hội, của nhà đầu tư đối với tài chính doanh nghiệp, làm hạn chế phát sinh tiêu cực, Chủ nhiệm Giàu nhấn mạnh.
Nhắc lại vấn đề được Ủy ban Kinh tế đặt ra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh rằng, vấn đề chi phí tái cơ cấu rất quan trọng. Nhiều nước sử dụng 5 đến 10% GDP để cải cách kinh tế, vượt qua khủng hoảng, với ta là bao nhiêu, cải cách mà không có chi phí là không được, bà Mai phát biểu.
Bà Mai cũng đề nghị cần làm đậm nét hơn vai trò tổng chỉ huy, nhạc trưởng của Nhà nước tại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhắc lại là đề án rất rộng, đọc đã thấy khó và đề nghị cần làm rõ thêm 1 số vấn đề. Như, thế nào là tổng thể và tổng thể đến mức nào?
Nhất trí với nhiều nội dung cụ thể tại các đề án thành phần, Chủ nhiệm Lý cho rằng về cơ bản có thể trình đề án để Quốc hội cho ý kiến. Song, không thể thông qua đề án chung như thế này mà những đề án thành phần cũng phải được quốc hội thông qua.
Để có thể thảo luận sâu hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sẽ kéo dài phần thảo luận thêm 1 tiếng vào đầu phiên họp buổi chiều. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, người đã có mặt cùng Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từ phiên họp sáng, được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời phát biểu vào đầu phiên buổi chiều.
Bà Ngân cũng cho biết, trước khi trình Quốc hội, đề án sẽ được lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội qua hội nghị trực tuyến và tham vấn ý kiến của các đối tác phát triển.
Đều có chung nhận xét là đề án rất khó, rất rộng, nên thời gian thảo luận chỉ có 1,5 tiếng khiến nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy chưa đủ để bàn thảo những vấn đề rất lớn, rất quan trọng tại đây.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, đề án tổng thể trình ra Quốc hội phải có đủ các đề án thành phần đi theo và xác định tổng nguồn lực chứ không thể đưa ra một cách "mênh mang" được.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói rằng ông đồng tình với giải pháp tái cơ cấu thị trường tài chính là chuyển dịch nguồn lực về tài chính và tài nguyên từ nơi kém hiệu quả sang nơi có hiệu quả.
Điều Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh là phải khắc phục căn bệnh "thừa tiền" trong tái cơ cấu thị trường tài chính. Thừa tiền gây ra lạm phát, doanh nghiệp thừa tiền hoạt động kém hiệu quả, gia đình thừa tiền thì cũng tiêu dùng kém hiệu quả...
Để khắc phục căn bệnh này, chuyển từ kém hiệu quả sang có hiệu quả, theo Chủ nhiệm Hiển là phải sử dụng chính sách tiền tệ và thuế.
Liên quan đến một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế là doanh nghiệp nhà nước, Chủ nhiệm Hiển cũng nêu thực tế hiện nay số doanh nghiệp đăng ký thành lập rất cao, nhưng thực tế chỉ có từ 53 đến 55% hoạt động. Với nhận định số doanh nghiệp đổ vỡ chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, còn đa số doanh nghiệp nhà nước hoạt động ổn định, ông Hiển cho rằng, doanh nghiệp nhà nước vẫn phải là nòng cốt, khi tái cơ cấu.
Ý kiến từ thường trực Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, xét về tính cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn, cần ưu tiên thực hiện nhóm giải pháp liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường tài chính trước tiên.
Việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách khác như thương mại, đầu tư là giải pháp hết sức quan trọng, là nguyên tắc trong điều hành kinh tế vĩ mô để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, không phải là giải pháp bổ trợ khác.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị đề án cần cập trung làm rõ việc tái cấu trúc thị trường vốn để phục vụ đầu tư phát triển trong điều kiện đầu tư công giảm. Việc tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững là một kênh huy động vốn đầu tư rất phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, vừa giảm áp lực đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực hiện IPO các tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa để thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Mặt khác khi doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán thì tạo thêm một kênh giám sát của xã hội, của nhà đầu tư đối với tài chính doanh nghiệp, làm hạn chế phát sinh tiêu cực, Chủ nhiệm Giàu nhấn mạnh.
Nhắc lại vấn đề được Ủy ban Kinh tế đặt ra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh rằng, vấn đề chi phí tái cơ cấu rất quan trọng. Nhiều nước sử dụng 5 đến 10% GDP để cải cách kinh tế, vượt qua khủng hoảng, với ta là bao nhiêu, cải cách mà không có chi phí là không được, bà Mai phát biểu.
Bà Mai cũng đề nghị cần làm đậm nét hơn vai trò tổng chỉ huy, nhạc trưởng của Nhà nước tại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhắc lại là đề án rất rộng, đọc đã thấy khó và đề nghị cần làm rõ thêm 1 số vấn đề. Như, thế nào là tổng thể và tổng thể đến mức nào?
Nhất trí với nhiều nội dung cụ thể tại các đề án thành phần, Chủ nhiệm Lý cho rằng về cơ bản có thể trình đề án để Quốc hội cho ý kiến. Song, không thể thông qua đề án chung như thế này mà những đề án thành phần cũng phải được quốc hội thông qua.
Để có thể thảo luận sâu hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sẽ kéo dài phần thảo luận thêm 1 tiếng vào đầu phiên họp buổi chiều. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, người đã có mặt cùng Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từ phiên họp sáng, được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời phát biểu vào đầu phiên buổi chiều.
Bà Ngân cũng cho biết, trước khi trình Quốc hội, đề án sẽ được lấy ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội qua hội nghị trực tuyến và tham vấn ý kiến của các đối tác phát triển.