Chính phủ đề xuất giải pháp ưu tiên tái cơ cấu kinh tế
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
So với bản đề án ngày 5/4 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 19/4 đã có nhiều điểm khác.
Tại đây, Chính phủ đã nêu rõ 5 mục tiêu của đề án và đề xuất 7 giải pháp cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.
Lạm phát thấp và nền tảng vĩ mô vững mạnh
Đề án nêu rõ, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nhằm đạt được năm mục tiêu.
Một là, từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tiến tới hình thành mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu, đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8% năm thời kỳ 2011-2020.
Hai là, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thiết lập phát triển cân đối hợp lý giữa các địa phương, vùng miền trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, từng vùng là mục tiêu thứ ba.
Mục tiêu tiếp theo là từng bước và liên tục cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung; qua đó, các ngành sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp để trở thành những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế.
Cuối cùng là hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn; góp phần đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã xác định.
Ban hành quy chế công bố thông tin với tập đoàn
Bên cạnh kiến nghị 13 nhóm giải pháp để tái cơ cấu kinh tế, Chính phủ cũng đề xuất các giải pháp ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.
Một là, các giải pháp tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó trọng tâm là các ngân hàng thương mại(theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng), kết hợp với tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc.
Hai là, tái cơ cấu đầu tư nhà nước trong đó tập trung các giải pháp khắc phục đầu tư dàn trải, đầu tư phân tán và không đồng bộ, bước đầu nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước; đồng thời, nghiên cứu, ban hành Luật đầu tư công, Luật Ngân sách (sửa đổi bổ sung), Luật Mua sắm công đảm bảo huy động, phân bố, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước.
Ba là, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó, tập trung trước hết vào các giải pháp: hoàn thành cổ phần hóa và thoái vốn ở tất cả các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn hoặc tỷ lệ sở hữu chi phối.
Ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Các tập đoàn, tổng công ty phải tự xây dựng các đề án tái cơ cấu, và triển khai thực hiện tái cơ cấu đúng theo sứ mệnh, chiến lược phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; đồng thời, hoàn thành thoái vốn ra khỏi các ngành, các hoạt động kinh doanh không thuộc ngành, nghề kinh doanh chính.
Áp đặt kỷ luật thị trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động và cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường.
Bốn là, nghiên cứu, ban hành các luật (bổ sung, sửa đổi) các luật tạo thành môi trường pháp lý về kinh doanh theo hướng tháo bỏ rào cản, bãi bỏ, bổ sung sửa đổi các nội dung lạc hậu, không còn phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại và các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, nghiên cứu, ban hành các luật (bổ sung, sửa đổi) về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư, trước hết là Luật Đầu tư, các quy định có liên quan của các luật về thuế nhằm huy động nhiều hơn vốn đầu tư của tư nhân, đồng thời, hỗ trợ phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên.
Sáu là, xây dựng và tăng cường thể chế, năng lực phối hợp phát triển kinh tế vùng, trước mắt là tăng cường thẩm quyền và năng lực các ban chỉ đạo phát triển vùng và cơ chế phối hợp phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng; đồng thời; rà soát lại, bổ sung sửa đổi các quy hoạch có liên quan đảm bảo kết hợp tái cơ cấu vùng kinh tế với cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ, nhất là các ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển.
Giải pháp cuối cùng, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển một số sản phẩm ưu tiên phát triển bao gồm: đóng tàu, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, máy móc phục vụ nông nghiệp, gạo, cà phê, chè… cũng như các chương trình nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh.
Toàn bộ thời gian còn lại sau khi nghe báo cáo tóm tắt về đề án và ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thảo luận đề án này, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba khai mạc vào ngày 21/5 tới đây.
Tại đây, Chính phủ đã nêu rõ 5 mục tiêu của đề án và đề xuất 7 giải pháp cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.
Lạm phát thấp và nền tảng vĩ mô vững mạnh
Đề án nêu rõ, tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế nhằm đạt được năm mục tiêu.
Một là, từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tiến tới hình thành mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu, đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8% năm thời kỳ 2011-2020.
Hai là, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Thiết lập phát triển cân đối hợp lý giữa các địa phương, vùng miền trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, từng vùng là mục tiêu thứ ba.
Mục tiêu tiếp theo là từng bước và liên tục cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung; qua đó, các ngành sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp để trở thành những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế.
Cuối cùng là hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn; góp phần đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã xác định.
Ban hành quy chế công bố thông tin với tập đoàn
Bên cạnh kiến nghị 13 nhóm giải pháp để tái cơ cấu kinh tế, Chính phủ cũng đề xuất các giải pháp ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.
Một là, các giải pháp tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó trọng tâm là các ngân hàng thương mại(theo Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng), kết hợp với tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc.
Hai là, tái cơ cấu đầu tư nhà nước trong đó tập trung các giải pháp khắc phục đầu tư dàn trải, đầu tư phân tán và không đồng bộ, bước đầu nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước; đồng thời, nghiên cứu, ban hành Luật đầu tư công, Luật Ngân sách (sửa đổi bổ sung), Luật Mua sắm công đảm bảo huy động, phân bố, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước.
Ba là, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó, tập trung trước hết vào các giải pháp: hoàn thành cổ phần hóa và thoái vốn ở tất cả các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn hoặc tỷ lệ sở hữu chi phối.
Ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Các tập đoàn, tổng công ty phải tự xây dựng các đề án tái cơ cấu, và triển khai thực hiện tái cơ cấu đúng theo sứ mệnh, chiến lược phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; đồng thời, hoàn thành thoái vốn ra khỏi các ngành, các hoạt động kinh doanh không thuộc ngành, nghề kinh doanh chính.
Áp đặt kỷ luật thị trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động và cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường.
Bốn là, nghiên cứu, ban hành các luật (bổ sung, sửa đổi) các luật tạo thành môi trường pháp lý về kinh doanh theo hướng tháo bỏ rào cản, bãi bỏ, bổ sung sửa đổi các nội dung lạc hậu, không còn phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại và các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, nghiên cứu, ban hành các luật (bổ sung, sửa đổi) về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư, trước hết là Luật Đầu tư, các quy định có liên quan của các luật về thuế nhằm huy động nhiều hơn vốn đầu tư của tư nhân, đồng thời, hỗ trợ phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên.
Sáu là, xây dựng và tăng cường thể chế, năng lực phối hợp phát triển kinh tế vùng, trước mắt là tăng cường thẩm quyền và năng lực các ban chỉ đạo phát triển vùng và cơ chế phối hợp phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng; đồng thời; rà soát lại, bổ sung sửa đổi các quy hoạch có liên quan đảm bảo kết hợp tái cơ cấu vùng kinh tế với cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ, nhất là các ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển.
Giải pháp cuối cùng, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển một số sản phẩm ưu tiên phát triển bao gồm: đóng tàu, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, máy móc phục vụ nông nghiệp, gạo, cà phê, chè… cũng như các chương trình nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh.
Toàn bộ thời gian còn lại sau khi nghe báo cáo tóm tắt về đề án và ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thảo luận đề án này, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba khai mạc vào ngày 21/5 tới đây.