“Khẩu chiến” căng thẳng với Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ dọa trả đũa
Một loạt quốc gia châu Âu, trong đó Hà Lan, không cho quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sang tổ chức các cuộc vận động chính trị
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/3 tuyên bố sẽ trả đũa Hà Lan theo “cách cứng rắn nhất” sau khi hai Bộ trưởng của nước này bị ngăn không cho phát biểu ở Rotterdam.
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước xung quanh việc các quan chức từ Ankara tới Hà Lan để vận động chính trị đối với người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư.
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gọi Hà Lan là “tàn dư phát xít” sau khi Hà Lan trở thành quốc gia châu Âu mới nhất lo ngại căng thẳng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan sang nước mình thông qua việc các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ sang tổ chức các cuộc vận động.
Chính phủ Hà Lan nói chia rẽ chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể lan sang cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan, trong đó có cả phe chống và phe ủng hộ Erdogan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn căng thẳng từ Thổ Nhĩ Kỳ lan sang Đức. Áo và Thụy Sỹ cũng hủy các cuộc vận động chính trị của người Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước này do căng thăng thẳng gia tăng.
Tổng thống Erdogan đang muốn dựa vào số lượng đông đảo người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở châu Âu, nhất là Đức và Hà Lan, để giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng tới nhằm trao thêm quyền lực mới cho Tổng thống. Nhằm đạt mục tiêu này, ông Erdogan đã cử các Bộ trưởng trong nội các của ông sang châu Âu vận động.
Hôm thứ Bảy, Chính phủ Hà Lan ngăn không cho Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bay tới Rotterdam. Tiếp đó, Hà Lan không cho Bộ trưởng Bộ Gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Betul Sayan Kaya vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam, rồi áp tải nữ Bộ trưởng này ra khỏi Hà Lan và sang Đức.
Cùng ngày, cảnh sát Hà Lan đã dùng chó nghiệp vụ và vòi rồng để giải tán hàng trăm người biểu tình vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam. Đám đông đã ném chai lọ và đá trong cuộc đối đầu với cảnh sát. Biểu tình cũng diễn ra bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở Ankara và lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul.
Chính phủ Hà Lan đang đối mặt với nguy cơ thua đậm trước chính đảng chống Hồi giáo của chính trị gia cực hữu Geert Wilders trong cuộc bầu cử diễn ra vào tuần tới. Nhà chức trách Hà Lan nói chuyến thăm của các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không được chào đón, và Hà Lan sẽ không hợp tác với chiến dịch vận động chính trị của các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói sẽ cố gắng hết sức để giảm căng thẳng đối đầu ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả đây là căng thẳng ngoại giao tệ hại nhất mà Hà Lan gặp phải trong nhiều năm trở lại đây.
Sau khi Bộ trưởng Kaya của Thổ Nhĩ Kỳ bị áp tải ra khỏi Đức, ông Wilders viết trên mạng xã hội Twitter “hãy biến khỏi đây và đừng bao giờ quay trở lại”.
Phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan đáp trả, nói rằng Hà Lan đã khuất phục trước tâm lý bài Hồi giáo. “Thật xấu hổ cho Chính phủ Hà Lan vì họ đã đầu hàng những kẻ phân biệt chủng tộc chống người Hồi giáo và những kẻ phát xít. Điều này gây thiệt hại cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Hà Lan”, phát ngôn viên Ibrahim Kalin viết trên Twitter.
Trước đó, ông Erdorgan đã phản ứng với hành động của Hà Lan bằng tuyên bố: “Các ông có thể hủy chuyến bay của Ngoai trưởng chúng tôi tùy thích, nhưng để xem chuyến bay của các ông đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thế nào. Họ chẳng biết gì về ngoại giao hay chính trị. Họ là tàn dư phát xít”.
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước xung quanh việc các quan chức từ Ankara tới Hà Lan để vận động chính trị đối với người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư.
Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gọi Hà Lan là “tàn dư phát xít” sau khi Hà Lan trở thành quốc gia châu Âu mới nhất lo ngại căng thẳng chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan sang nước mình thông qua việc các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ sang tổ chức các cuộc vận động.
Chính phủ Hà Lan nói chia rẽ chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể lan sang cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hà Lan, trong đó có cả phe chống và phe ủng hộ Erdogan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn căng thẳng từ Thổ Nhĩ Kỳ lan sang Đức. Áo và Thụy Sỹ cũng hủy các cuộc vận động chính trị của người Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước này do căng thăng thẳng gia tăng.
Tổng thống Erdogan đang muốn dựa vào số lượng đông đảo người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở châu Âu, nhất là Đức và Hà Lan, để giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng tới nhằm trao thêm quyền lực mới cho Tổng thống. Nhằm đạt mục tiêu này, ông Erdogan đã cử các Bộ trưởng trong nội các của ông sang châu Âu vận động.
Hôm thứ Bảy, Chính phủ Hà Lan ngăn không cho Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bay tới Rotterdam. Tiếp đó, Hà Lan không cho Bộ trưởng Bộ Gia đình Thổ Nhĩ Kỳ Betul Sayan Kaya vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam, rồi áp tải nữ Bộ trưởng này ra khỏi Hà Lan và sang Đức.
Cùng ngày, cảnh sát Hà Lan đã dùng chó nghiệp vụ và vòi rồng để giải tán hàng trăm người biểu tình vẫy cờ Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam. Đám đông đã ném chai lọ và đá trong cuộc đối đầu với cảnh sát. Biểu tình cũng diễn ra bên ngoài đại sứ quán Hà Lan ở Ankara và lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul.
Chính phủ Hà Lan đang đối mặt với nguy cơ thua đậm trước chính đảng chống Hồi giáo của chính trị gia cực hữu Geert Wilders trong cuộc bầu cử diễn ra vào tuần tới. Nhà chức trách Hà Lan nói chuyến thăm của các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không được chào đón, và Hà Lan sẽ không hợp tác với chiến dịch vận động chính trị của các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói sẽ cố gắng hết sức để giảm căng thẳng đối đầu ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ, miêu tả đây là căng thẳng ngoại giao tệ hại nhất mà Hà Lan gặp phải trong nhiều năm trở lại đây.
Sau khi Bộ trưởng Kaya của Thổ Nhĩ Kỳ bị áp tải ra khỏi Đức, ông Wilders viết trên mạng xã hội Twitter “hãy biến khỏi đây và đừng bao giờ quay trở lại”.
Phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan đáp trả, nói rằng Hà Lan đã khuất phục trước tâm lý bài Hồi giáo. “Thật xấu hổ cho Chính phủ Hà Lan vì họ đã đầu hàng những kẻ phân biệt chủng tộc chống người Hồi giáo và những kẻ phát xít. Điều này gây thiệt hại cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Hà Lan”, phát ngôn viên Ibrahim Kalin viết trên Twitter.
Trước đó, ông Erdorgan đã phản ứng với hành động của Hà Lan bằng tuyên bố: “Các ông có thể hủy chuyến bay của Ngoai trưởng chúng tôi tùy thích, nhưng để xem chuyến bay của các ông đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thế nào. Họ chẳng biết gì về ngoại giao hay chính trị. Họ là tàn dư phát xít”.