Khi lạm phát gần gấp đôi tăng trưởng
Nhiều câu hỏi về ý nghĩa thực sự của tăng trưởng khi lạm phát gần gấp đôi tăng trưởng
“Muốn nền kinh tế tích cực, chất lượng đời sống người dân được nâng lên thì lạm phát phải thấp hơn tăng trưởng”.
Đây là điều được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đặc biệt nhấn mạnh trong phát biểu kết thúc gần một ngày thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm 18/12.
CPI “vượt xa mọi dự báo”
Tại đây, con số tăng trưởng 6,78% cùng với 17/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch của năm qua đã không làm vơi bớt nỗi lo về hệ lụy của chỉ số CPI, mà theo như Ủy ban Kinh tế là đã “vượt xa mọi dự báo”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng cần phải trả lời câu hỏi của người dân, là “thưa các nghị sỹ, tăng trưởng hàng năm cao, con số đẹp nhưng đời sống người dân không tăng kịp với con số đó”.
Theo ông, tăng trưởng rồi thu ngân sách vượt chỉ là những con số về lượng. “Điều tôi muốn là các đồng chí đánh giá chất của sự thực tăng trưởng, chất của sự thực tăng thu như thế nào. Nếu chỉ nhìn vào con số rất dễ dàng thỏa mãn, nhưng chất của nó thì sao?”.
Ông Thuận cho rằng, nếu không phân tích kỹ điều này thì không thể trả lời câu hỏi của dân được.
Với góc nhìn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì lạm phát tăng cao làm các thành tựu kinh tế giảm đi ý nghĩa thực tế, đối tượng chịu thiệt thòi nhất là người nghèo, người làm công ăn lương.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình phản ánh than thở của dân "đi chợ bây giờ cứ như bị móc túi".
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh rằng, khi Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát không quá 7% không phải đưa ra những con số cho đẹp mà nghĩ đến ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng cuộc sống của người dân lao động.
Cũng theo Phó chủ tịch, dù tốc độ tăng giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng, lạm phát cao như vậy song vẫn có ý kiến cho rằng con số trong báo cáo vẫn còn thấp hơn thực tế.
Ông Kiên phân tích, không riêng Việt Nam chịu tác động của suy giảm kinh tế và giá hàng hóa trên thế giới tăng cao. Nhưng thực tế qua chuyến đi công tác một số nước vừa qua cho thấy, chỉ số giá và lạm phát của họ đều tăng thấp hơn chỉ số tăng trưởng. "Lào, Campuchia, Ấn Độ… đều vậy, tăng trưởng gấp đôi chỉ số lạm phát".
“Cho nên ở đây chúng ta phải phân tích những nguyên nhân để trên cơ sở đó có những giải pháp đảm bảo tốc độ tăng trưởng và lạm phát có tương quan hợp lý hơn”, ông Kiên lưu ý.
“Có sao nói vậy, dân mới tin”
Tập hợp ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, báo cáo thẩm tra sơ bộ của cả Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều thể hiện sự quan ngại sâu sắc về hệ lụy của lạm phát.
Yếu tố không thuận số 1 cho việc thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội trong năm nay tại bản báo cáo của Ủy ban Kinh tế vẫn là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Theo đó, CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng 12/2010 là mức tăng cao hơn so với nhiều năm (tháng 1 các năm 2004, 2005, 2006, 2007 tăng 1,1-1,2%, năm 2009 tăng 0,3%, 2010 tăng 1,36%).
Thêm nữa, ngay tại phiên họp buổi sáng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã đưa ra thông tin lạm phát tháng 2/2011 có thể cao hơn dự kiến.
Phân tích diễn biến phức tạp của CPI, lãi suất và tỷ giá, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế.
Đó là mô hình tăng trưởng kinh tế những năm qua dựa nhiều vào việc tăng vốn đầu tư và phát triển chiều rộng, nhưng phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp đã tác động xấu đến các cân đối lớn của nền kinh tế như thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, nhập siêu cao, mất cân đối ngoại tệ...
"Đây là những yếu tố mang tính cốt yếu, tác động xấu đến nền kinh tế không chỉ trong ngắn hạn, phản ảnh thực lực của nền kinh tế chưa mạnh, thiếu tính bền vững”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban đã đưa ra đề nghị, cần ưu tiên xây dựng lộ trình và khẩn trương thực hiện ngay từ năm 2011 quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế.
Nhóm giải pháp nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cũng nằm trong nội dung được Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
"Trước hết cần cơ cấu lại đầu tư, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định đầu tư", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nêu quan điểm.
Nằm trong nhóm giải pháp này còn có nội dung cải cách doanh nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, trong đó, cải cách doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Cũng lưu ý nhiều giải pháp cho năm tới, song Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh "ổn định thực chất đời sống của tuyệt đại đa số người dân là nhiệm vụ trọng tâm" và "có sao nói vậy, dân mới tin".
Đây là điều được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đặc biệt nhấn mạnh trong phát biểu kết thúc gần một ngày thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hôm 18/12.
CPI “vượt xa mọi dự báo”
Tại đây, con số tăng trưởng 6,78% cùng với 17/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch của năm qua đã không làm vơi bớt nỗi lo về hệ lụy của chỉ số CPI, mà theo như Ủy ban Kinh tế là đã “vượt xa mọi dự báo”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng cần phải trả lời câu hỏi của người dân, là “thưa các nghị sỹ, tăng trưởng hàng năm cao, con số đẹp nhưng đời sống người dân không tăng kịp với con số đó”.
Theo ông, tăng trưởng rồi thu ngân sách vượt chỉ là những con số về lượng. “Điều tôi muốn là các đồng chí đánh giá chất của sự thực tăng trưởng, chất của sự thực tăng thu như thế nào. Nếu chỉ nhìn vào con số rất dễ dàng thỏa mãn, nhưng chất của nó thì sao?”.
Ông Thuận cho rằng, nếu không phân tích kỹ điều này thì không thể trả lời câu hỏi của dân được.
Với góc nhìn của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì lạm phát tăng cao làm các thành tựu kinh tế giảm đi ý nghĩa thực tế, đối tượng chịu thiệt thòi nhất là người nghèo, người làm công ăn lương.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình phản ánh than thở của dân "đi chợ bây giờ cứ như bị móc túi".
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh rằng, khi Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát không quá 7% không phải đưa ra những con số cho đẹp mà nghĩ đến ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng cuộc sống của người dân lao động.
Cũng theo Phó chủ tịch, dù tốc độ tăng giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng, lạm phát cao như vậy song vẫn có ý kiến cho rằng con số trong báo cáo vẫn còn thấp hơn thực tế.
Ông Kiên phân tích, không riêng Việt Nam chịu tác động của suy giảm kinh tế và giá hàng hóa trên thế giới tăng cao. Nhưng thực tế qua chuyến đi công tác một số nước vừa qua cho thấy, chỉ số giá và lạm phát của họ đều tăng thấp hơn chỉ số tăng trưởng. "Lào, Campuchia, Ấn Độ… đều vậy, tăng trưởng gấp đôi chỉ số lạm phát".
“Cho nên ở đây chúng ta phải phân tích những nguyên nhân để trên cơ sở đó có những giải pháp đảm bảo tốc độ tăng trưởng và lạm phát có tương quan hợp lý hơn”, ông Kiên lưu ý.
“Có sao nói vậy, dân mới tin”
Tập hợp ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, báo cáo thẩm tra sơ bộ của cả Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều thể hiện sự quan ngại sâu sắc về hệ lụy của lạm phát.
Yếu tố không thuận số 1 cho việc thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội trong năm nay tại bản báo cáo của Ủy ban Kinh tế vẫn là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Theo đó, CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng 12/2010 là mức tăng cao hơn so với nhiều năm (tháng 1 các năm 2004, 2005, 2006, 2007 tăng 1,1-1,2%, năm 2009 tăng 0,3%, 2010 tăng 1,36%).
Thêm nữa, ngay tại phiên họp buổi sáng, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã đưa ra thông tin lạm phát tháng 2/2011 có thể cao hơn dự kiến.
Phân tích diễn biến phức tạp của CPI, lãi suất và tỷ giá, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế.
Đó là mô hình tăng trưởng kinh tế những năm qua dựa nhiều vào việc tăng vốn đầu tư và phát triển chiều rộng, nhưng phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp đã tác động xấu đến các cân đối lớn của nền kinh tế như thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, nhập siêu cao, mất cân đối ngoại tệ...
"Đây là những yếu tố mang tính cốt yếu, tác động xấu đến nền kinh tế không chỉ trong ngắn hạn, phản ảnh thực lực của nền kinh tế chưa mạnh, thiếu tính bền vững”, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban đã đưa ra đề nghị, cần ưu tiên xây dựng lộ trình và khẩn trương thực hiện ngay từ năm 2011 quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế.
Nhóm giải pháp nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cũng nằm trong nội dung được Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
"Trước hết cần cơ cấu lại đầu tư, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định đầu tư", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nêu quan điểm.
Nằm trong nhóm giải pháp này còn có nội dung cải cách doanh nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, trong đó, cải cách doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Cũng lưu ý nhiều giải pháp cho năm tới, song Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh "ổn định thực chất đời sống của tuyệt đại đa số người dân là nhiệm vụ trọng tâm" và "có sao nói vậy, dân mới tin".