Thông điệp chống lạm phát đã mạnh mẽ hơn
Chính phủ đã bàn và quyết định nhiều giải pháp nhằm đưa ra thông điệp mạnh mẽ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát
Tại cuộc họp chiều qua (17/2), Chính phủ đã bàn và quyết định những giải pháp nhằm đưa ra thông điệp mạnh mẽ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/2.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ sẽ có nghị quyết mới đưa ra thông điệp mạnh mẽ về thực hiện giải pháp giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát. Thời gian tới, chính sách tài chính sẽ được điều hành hết sức chặt chẽ, tiết kiệm tiếp 10% chi nữa. Đồng thời không tăng đầu tư xây dựng cơ bản, kể cả trong điều kiện trượt giá.
Trừ các công trình đầu tư chống lũ lụt, an ninh quốc phòng thực sự cấp bách, còn lại các công trình khác nếu thực hiện không hết thì không cho chuyển vốn sang năm sau. Đồng thời dừng xây dựng trụ sở không quan trọng, không cần thiết, vị tư lệnh ngành tài chính cho biết.
Tại cuộc họp trên, chính sách tiền tệ sẽ chặt chẽ hơn cũng là một định hướng được đề cập tới. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề nghị tăng trưởng tín dụng dưới 20% chứ không phải là 23% hay 25% nữa.
Xác nhận thông tin này trong phát biểu sau đó, Thống đốc Giàu nhấn mạnh đây có thể là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đưa ra các giải pháp mạnh để giảm tổng cầu, Thống đốc Giàu cho biết. Đồng thời người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng phân tích việc giảm tổng cầu và tăng trưởng tín dụng sẽ đưa tín hiệu tốt cho thị trường.
Theo Bộ trưởng Ninh và Thống đốc Giàu, tất cả giải pháp nêu trên đưa ra thông điệp điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ hơn nhằm mục tiêu chống lạm phát.
Trong ít phút phát biểu thêm sau khi trình bày báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2010, Bộ trưởng Ninh cũng không quên nhắc đến những giải pháp kiềm chế lạm phát đã được thể hiện tại báo cáo của Chính phủ, được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày ngay đầu phiên họp.
Tại đây, kiểm soát lạm phát là nội dung được nhấn mạnh ngay từ dòng đầu tiên của nhóm giải pháp "tăng cường ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế”.
Theo đó, Chính phủ xác định phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định thị trường, điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt và thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng và bảo đảm lãi suất ở mức hợp lý.
Chính phủ cũng nhấn mạnh việc điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động điều chỉnh lượng cung tiền để đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát.
Một thông điệp mạnh mẽ với các giải pháp hiệu quả hơn để kiềm chế lạm phát cũng là yêu cầu được nhấn mạnh tại các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Bởi, theo Ủy ban Kinh tế, những dự báo mới nhất đều cho thấy kinh tế thế giới mặc dù tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng tăng trưởng sẽ chậm hơn so với năm 2010. Hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến cân đối cung - cầu lương thực, thực phẩm tại một số quốc gia.
Ở trong nước, lạm phát, lãi suất có sức ép tăng ở mức cao, cung - cầu vốn tín dụng căng thẳng, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ khi vừa phải bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, vừa phải thực hiện kiềm chế lạm phát, vừa phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010. Thị trường ngoại hối và tỷ giá tiếp tục chịu sức ép.
Quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, tài chính đã đưa ra quan ngại sâu sắc khi lạm phát đã làm giảm ý nghĩa tăng trưởng. Thu nhập danh nghĩa tăng nhưng thu nhập thực tế tăng không tương xứng làm cho bộ phận dân cư, nhất là người làm công ăn lương đời sống gặp khó khăn.
Do đó, nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã nằm ở vị trí số 1 khi Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung thực hiện trong năm 2011.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đề nghị khắc phục tình trạng chính sách tiền tệ thì thắt chặt nhưng chính sách tài khóa thì nới lỏng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán một cách thích hợp nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế.
Kiến nghị đầu tiên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng là "cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức Quốc hội cho phép".
Nêu con số chi ngân sách tháng đầu tiên của năm tăng 19,3% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 20,3%, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô ngay từ những tháng đầu năm. "Tránh tình trạng lạm phát 2 con số như năm 2010, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư”, ông Hiển nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ sẽ có nghị quyết mới đưa ra thông điệp mạnh mẽ về thực hiện giải pháp giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát. Thời gian tới, chính sách tài chính sẽ được điều hành hết sức chặt chẽ, tiết kiệm tiếp 10% chi nữa. Đồng thời không tăng đầu tư xây dựng cơ bản, kể cả trong điều kiện trượt giá.
Trừ các công trình đầu tư chống lũ lụt, an ninh quốc phòng thực sự cấp bách, còn lại các công trình khác nếu thực hiện không hết thì không cho chuyển vốn sang năm sau. Đồng thời dừng xây dựng trụ sở không quan trọng, không cần thiết, vị tư lệnh ngành tài chính cho biết.
Tại cuộc họp trên, chính sách tiền tệ sẽ chặt chẽ hơn cũng là một định hướng được đề cập tới. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề nghị tăng trưởng tín dụng dưới 20% chứ không phải là 23% hay 25% nữa.
Xác nhận thông tin này trong phát biểu sau đó, Thống đốc Giàu nhấn mạnh đây có thể là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đưa ra các giải pháp mạnh để giảm tổng cầu, Thống đốc Giàu cho biết. Đồng thời người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng phân tích việc giảm tổng cầu và tăng trưởng tín dụng sẽ đưa tín hiệu tốt cho thị trường.
Theo Bộ trưởng Ninh và Thống đốc Giàu, tất cả giải pháp nêu trên đưa ra thông điệp điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ hơn nhằm mục tiêu chống lạm phát.
Trong ít phút phát biểu thêm sau khi trình bày báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2010, Bộ trưởng Ninh cũng không quên nhắc đến những giải pháp kiềm chế lạm phát đã được thể hiện tại báo cáo của Chính phủ, được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày ngay đầu phiên họp.
Tại đây, kiểm soát lạm phát là nội dung được nhấn mạnh ngay từ dòng đầu tiên của nhóm giải pháp "tăng cường ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế”.
Theo đó, Chính phủ xác định phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định thị trường, điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt và thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng và bảo đảm lãi suất ở mức hợp lý.
Chính phủ cũng nhấn mạnh việc điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động điều chỉnh lượng cung tiền để đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát.
Một thông điệp mạnh mẽ với các giải pháp hiệu quả hơn để kiềm chế lạm phát cũng là yêu cầu được nhấn mạnh tại các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Bởi, theo Ủy ban Kinh tế, những dự báo mới nhất đều cho thấy kinh tế thế giới mặc dù tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng tăng trưởng sẽ chậm hơn so với năm 2010. Hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến cân đối cung - cầu lương thực, thực phẩm tại một số quốc gia.
Ở trong nước, lạm phát, lãi suất có sức ép tăng ở mức cao, cung - cầu vốn tín dụng căng thẳng, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ khi vừa phải bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, vừa phải thực hiện kiềm chế lạm phát, vừa phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010. Thị trường ngoại hối và tỷ giá tiếp tục chịu sức ép.
Quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, tài chính đã đưa ra quan ngại sâu sắc khi lạm phát đã làm giảm ý nghĩa tăng trưởng. Thu nhập danh nghĩa tăng nhưng thu nhập thực tế tăng không tương xứng làm cho bộ phận dân cư, nhất là người làm công ăn lương đời sống gặp khó khăn.
Do đó, nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã nằm ở vị trí số 1 khi Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chính cần tập trung thực hiện trong năm 2011.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đề nghị khắc phục tình trạng chính sách tiền tệ thì thắt chặt nhưng chính sách tài khóa thì nới lỏng, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán một cách thích hợp nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế.
Kiến nghị đầu tiên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng là "cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở mức Quốc hội cho phép".
Nêu con số chi ngân sách tháng đầu tiên của năm tăng 19,3% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 20,3%, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô ngay từ những tháng đầu năm. "Tránh tình trạng lạm phát 2 con số như năm 2010, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư”, ông Hiển nhấn mạnh.