Khổ như ở chung cư Hà Nội
Sự nửa vời trong các quy định của pháp luật đang khiến nhiều hộ dân và chủ đầu tư nhà chung cư vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung
Bỏ tiền tỷ để mua căn hộ, song hiện hàng trăm hộ dân tại một số dự án, tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội đang phải kêu cứu bởi chính những quy định do chủ đầu tư đưa ra.
Điều đáng nói ở đây, hầu hết các vụ khiếu kiện, tố cáo của khách hàng, các hộ dân trong thời gian qua lại xảy ra đối với các dự án vốn đã từng được gắn với mác “chung cư cao cấp” khi các chủ đầu tư quảng bá, tiếp thị bán dự án.
Liên tiếp “kể tội’ chủ đầu tư
Trong vòng vài ba tháng trở lại đây, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ khiếu kiện của khách hàng đối với chủ đầu tư các dự án chung cư. Đầu tiên là tố cáo của hàng trăm khách hàng tại dự án Làng Việt kiều châu Âu (Hà Đông, Hà Nội), do Công ty TSQ làm chủ đầu tư.
Hàng loạt các vi phạm của chủ đầu tư dự án này được khách hàng vạch ra gửi tới các cơ quan chức năng, báo chí, từ chuyện niêm yết, bán nhà bằng USD, tự ý thu tiền sai quy định, đến chuyện chậm tiến độ...
Và không chỉ những người đang mua nhà, chưa nhận bàn giao, hàng trăm hộ dân đã sinh sống từ 3 -5 năm tại một số tòa nhà chung cư có tiếng như Keangnam, The Manor, Sky City... cũng đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng phản ánh chất lượng dịch vụ và các khoản thu phí quá cao so với quy định.
Cuối tháng 9 vừa qua, sau khi có “sự cố thang máy” khiến một người dân tử vong, như giọt nước tràn ly, hàng trăm hộ dân sống tại toà nhà CT3 (Yên Hoà – Cầu Giấy, Hà Nội), đã có đơn kêu cứu trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các thiết bị và dịch vụ tại toà nhà nhưng không được chủ đầu tư khắc phục.
Các cư dân tại đây cho biết, họ phải bỏ ra hàng tỷ đồng để mua căn hộ, song các thiết bị, dịch vụ không bằng một dự án chung cư giá rẻ. Cụ thể, hệ thống thang máy của tòa nhà không đảm bảo chất lượng, nhiều lần bị rơi bất thường, cửa đóng mở không tự động. Ngoài ra hệ thống thoát nước yếu kém, không bố trí diện tích công cộng, không công bố rõ các khoản thu chi rõ ràng...
Bức xúc hơn cả là các hộ dân tại tòa nhà Chelsea Park (thuộc khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy), ngày 7/10 đã có đơn “cầu cứu” gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội... phản ánh tình trạng vi phạm nghiêm trọng và đối xử thô bạo của chủ đầu tư cùng một số cá nhân có trách nhiệm tại tòa nhà.
Trong đơn kêu cứu, hàng trăm hộ dân tại Chelsea Park cho biết, dự án này được xây dựng từ năm 2005, dự kiến hoàn thành và bàn giao vào năm 2008. Tuy nhiên, nếu chiếu theo hợp đồng đã ký giữa khách hàng và chủ đầu tư là Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, dự án đã chậm tiến độ bàn giao lên tới... 40 tháng.
Điều đáng nói ở đây, sau khi tiến hành bàn giao một số lượng căn hộ nhất định với nghĩa “đối phó”, khá nhiều các hạng mục thiết yếu của dự án đều nằm im bất động, chủ đầu tư không tiến hành hoàn thiện.
Thậm chí, thay vì thực hiện theo cam kết hoàn thiện các hạng mục còn lại trước 31/8/2011, ngày 6/10 vừa qua, sau khi bị các hộ dân phản đối vì áp phí bảo trì, phí trông giữ xe quá cao so với quy định, ông Trần Hồng Tâm, Giám đốc Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tầng hầm, không cho các hộ dân để xe ôtô, xe máy, không bố trí bảo vệ trông giữ... với lý do chưa đảm bảo an toàn, dù họ đã đưa vào sử dụng tầng hầm từ 3 tháng nay.
Đối với những khách hàng chưa nhận bàn giao căn hộ, Công ty Vietnam Land (một đối tác của chủ đầu tư Chelsea Park) cũng thường xuyên dọa nạt, gây ức chế cho những khách hàng bất bình, bày tỏ ý định muốn khiếu nại như: không cho lên xem nhà, bắt ký cam kết không khiếu kiện mới giao nhà, bắt khách hàng phải rút tên khỏi ủy quyền luật sư thì mới thu tiền 10% đợt cuối.
Khó xử vì luật
Trao đổi với VnEconomy trước tình trạng khiếu kiện tại các tòa nhà chung cư có xu hướng ngày càng tăng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà cho biết, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định 71...trong hợp đồng mua bán nhà phải có đầy đủ các điều khoản thỏa thuận liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên, bao gồm cả phụ lục quy định về phí dịch vụ, quản lý, quyền sở hữu chung riêng, trong đó có cả yêu cầu về mức trần phí dịch vụ theo quy định của địa phương.
Ông Hà cũng thừa nhận, để xảy ra khiếu kiện có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Hoặc bản thân chủ đầu tư chưa công khai minh bạch mức phí và họ cũng không giải thích rõ cho người dân hiểu. Nhưng cũng có thể là do người dân cũng chưa quan tâm tới quyền lợi và trách nhiệm của mình, khi mua bán nhà, họ không đọc kỹ hợp đồng. Thế cho nên mới dẫn đến tình trạng “há miệng mắc hợp đồng” như đã xảy ra tại một số tòa nhà vừa qua.
Theo phần lớn các cư dân đang sống trong các khu đô thị, các nhà chung cư hiện nay, điều bất lợi của họ hiện nay là họ đã phải “nhắm mắt” ký vào hợp đồng mua căn hộ từ 3 -5 năm trước – thời điểm mà nguồn cung đang rất hạn chế, các chủ đầu tư vẫn là những thượng đế, nên phần lớn khách hàng đều phải “tặc lưỡi” ký vào hợp đồng, miễn sao là mua được căn hộ.
Hơn nữa, vào thời điểm đó, rất nhiều các quy định, pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh căn hộ chung cư chưa được ban hành hoặc hoàn thiện nên tất yếu các chủ đầu tư đưa ra những điều khoản gây bất lợi cho khách hàng.
Song, theo Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà, pháp luật không thể bảo vệ cho những người "cứ mua cho bằng được", khi đã ký vào hợp đồng.
Trong trường hợp các chủ đầu tư phục vụ đúng cam kết hợp đồng thì người dân cũng phải đóng đúng phí dịch vụ như đã thỏa thuận. Điều khoản trong hợp đồng vẫn là nguyên tắc tối thượng, người mua cần phải nghiên cứu kỹ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù thành phố Hà Nội đã ban hành khung giá dịch vụ chung cư, trong đó có đưa ra mức trần cho tất cả các tòa nhà trên địa bàn, song hầu hết các chủ đầu tư chung cư hiện nay dường như lại cố tình “làm ngơ” quy định đó, bởi ngay trong luật lại “đẻ” thêm một điều rằng “chủ đầu tư có thể áp dụng mức phí riêng trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dân”.
Chính vì quy định “nửa vời” trên của nghị định khiến cho hầu hết các chủ đầu tư đều vin vào “điều khoản mở” đó để áp với khách hàng. Và cũng thế tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng đang có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi một giải pháp giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên lại chưa thấy đâu.
Theo ông Hà, trừ những trường hợp chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, còn lại phần lớn các thỏa thuận trong hợp đồng là mang tính chất dân sự, luật pháp tôn trọng thỏa thuận này. Một khi người dân đã ký hợp đồng, chấp nhận phí dịch vụ chủ đầu tư đưa ra nhưng sau đó bác lại thì khi ra tòa, khả năng thắng kiện cũng không nhiều.
Điều đáng nói ở đây, hầu hết các vụ khiếu kiện, tố cáo của khách hàng, các hộ dân trong thời gian qua lại xảy ra đối với các dự án vốn đã từng được gắn với mác “chung cư cao cấp” khi các chủ đầu tư quảng bá, tiếp thị bán dự án.
Liên tiếp “kể tội’ chủ đầu tư
Trong vòng vài ba tháng trở lại đây, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ khiếu kiện của khách hàng đối với chủ đầu tư các dự án chung cư. Đầu tiên là tố cáo của hàng trăm khách hàng tại dự án Làng Việt kiều châu Âu (Hà Đông, Hà Nội), do Công ty TSQ làm chủ đầu tư.
Hàng loạt các vi phạm của chủ đầu tư dự án này được khách hàng vạch ra gửi tới các cơ quan chức năng, báo chí, từ chuyện niêm yết, bán nhà bằng USD, tự ý thu tiền sai quy định, đến chuyện chậm tiến độ...
Và không chỉ những người đang mua nhà, chưa nhận bàn giao, hàng trăm hộ dân đã sinh sống từ 3 -5 năm tại một số tòa nhà chung cư có tiếng như Keangnam, The Manor, Sky City... cũng đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng phản ánh chất lượng dịch vụ và các khoản thu phí quá cao so với quy định.
Cuối tháng 9 vừa qua, sau khi có “sự cố thang máy” khiến một người dân tử vong, như giọt nước tràn ly, hàng trăm hộ dân sống tại toà nhà CT3 (Yên Hoà – Cầu Giấy, Hà Nội), đã có đơn kêu cứu trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của các thiết bị và dịch vụ tại toà nhà nhưng không được chủ đầu tư khắc phục.
Các cư dân tại đây cho biết, họ phải bỏ ra hàng tỷ đồng để mua căn hộ, song các thiết bị, dịch vụ không bằng một dự án chung cư giá rẻ. Cụ thể, hệ thống thang máy của tòa nhà không đảm bảo chất lượng, nhiều lần bị rơi bất thường, cửa đóng mở không tự động. Ngoài ra hệ thống thoát nước yếu kém, không bố trí diện tích công cộng, không công bố rõ các khoản thu chi rõ ràng...
Bức xúc hơn cả là các hộ dân tại tòa nhà Chelsea Park (thuộc khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy), ngày 7/10 đã có đơn “cầu cứu” gửi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội... phản ánh tình trạng vi phạm nghiêm trọng và đối xử thô bạo của chủ đầu tư cùng một số cá nhân có trách nhiệm tại tòa nhà.
Trong đơn kêu cứu, hàng trăm hộ dân tại Chelsea Park cho biết, dự án này được xây dựng từ năm 2005, dự kiến hoàn thành và bàn giao vào năm 2008. Tuy nhiên, nếu chiếu theo hợp đồng đã ký giữa khách hàng và chủ đầu tư là Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội, dự án đã chậm tiến độ bàn giao lên tới... 40 tháng.
Điều đáng nói ở đây, sau khi tiến hành bàn giao một số lượng căn hộ nhất định với nghĩa “đối phó”, khá nhiều các hạng mục thiết yếu của dự án đều nằm im bất động, chủ đầu tư không tiến hành hoàn thiện.
Thậm chí, thay vì thực hiện theo cam kết hoàn thiện các hạng mục còn lại trước 31/8/2011, ngày 6/10 vừa qua, sau khi bị các hộ dân phản đối vì áp phí bảo trì, phí trông giữ xe quá cao so với quy định, ông Trần Hồng Tâm, Giám đốc Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tầng hầm, không cho các hộ dân để xe ôtô, xe máy, không bố trí bảo vệ trông giữ... với lý do chưa đảm bảo an toàn, dù họ đã đưa vào sử dụng tầng hầm từ 3 tháng nay.
Đối với những khách hàng chưa nhận bàn giao căn hộ, Công ty Vietnam Land (một đối tác của chủ đầu tư Chelsea Park) cũng thường xuyên dọa nạt, gây ức chế cho những khách hàng bất bình, bày tỏ ý định muốn khiếu nại như: không cho lên xem nhà, bắt ký cam kết không khiếu kiện mới giao nhà, bắt khách hàng phải rút tên khỏi ủy quyền luật sư thì mới thu tiền 10% đợt cuối.
Khó xử vì luật
Trao đổi với VnEconomy trước tình trạng khiếu kiện tại các tòa nhà chung cư có xu hướng ngày càng tăng, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà cho biết, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định 71...trong hợp đồng mua bán nhà phải có đầy đủ các điều khoản thỏa thuận liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên, bao gồm cả phụ lục quy định về phí dịch vụ, quản lý, quyền sở hữu chung riêng, trong đó có cả yêu cầu về mức trần phí dịch vụ theo quy định của địa phương.
Ông Hà cũng thừa nhận, để xảy ra khiếu kiện có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Hoặc bản thân chủ đầu tư chưa công khai minh bạch mức phí và họ cũng không giải thích rõ cho người dân hiểu. Nhưng cũng có thể là do người dân cũng chưa quan tâm tới quyền lợi và trách nhiệm của mình, khi mua bán nhà, họ không đọc kỹ hợp đồng. Thế cho nên mới dẫn đến tình trạng “há miệng mắc hợp đồng” như đã xảy ra tại một số tòa nhà vừa qua.
Theo phần lớn các cư dân đang sống trong các khu đô thị, các nhà chung cư hiện nay, điều bất lợi của họ hiện nay là họ đã phải “nhắm mắt” ký vào hợp đồng mua căn hộ từ 3 -5 năm trước – thời điểm mà nguồn cung đang rất hạn chế, các chủ đầu tư vẫn là những thượng đế, nên phần lớn khách hàng đều phải “tặc lưỡi” ký vào hợp đồng, miễn sao là mua được căn hộ.
Hơn nữa, vào thời điểm đó, rất nhiều các quy định, pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh căn hộ chung cư chưa được ban hành hoặc hoàn thiện nên tất yếu các chủ đầu tư đưa ra những điều khoản gây bất lợi cho khách hàng.
Song, theo Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà, pháp luật không thể bảo vệ cho những người "cứ mua cho bằng được", khi đã ký vào hợp đồng.
Trong trường hợp các chủ đầu tư phục vụ đúng cam kết hợp đồng thì người dân cũng phải đóng đúng phí dịch vụ như đã thỏa thuận. Điều khoản trong hợp đồng vẫn là nguyên tắc tối thượng, người mua cần phải nghiên cứu kỹ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù thành phố Hà Nội đã ban hành khung giá dịch vụ chung cư, trong đó có đưa ra mức trần cho tất cả các tòa nhà trên địa bàn, song hầu hết các chủ đầu tư chung cư hiện nay dường như lại cố tình “làm ngơ” quy định đó, bởi ngay trong luật lại “đẻ” thêm một điều rằng “chủ đầu tư có thể áp dụng mức phí riêng trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dân”.
Chính vì quy định “nửa vời” trên của nghị định khiến cho hầu hết các chủ đầu tư đều vin vào “điều khoản mở” đó để áp với khách hàng. Và cũng thế tranh chấp, khiếu kiện giữa chủ đầu tư và khách hàng đang có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi một giải pháp giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên lại chưa thấy đâu.
Theo ông Hà, trừ những trường hợp chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, còn lại phần lớn các thỏa thuận trong hợp đồng là mang tính chất dân sự, luật pháp tôn trọng thỏa thuận này. Một khi người dân đã ký hợp đồng, chấp nhận phí dịch vụ chủ đầu tư đưa ra nhưng sau đó bác lại thì khi ra tòa, khả năng thắng kiện cũng không nhiều.