Không người kế nghiệp, hàng triệu công ty Nhật có thể đóng cửa
Khoảng 1,27 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Nhật Bản đang đối mặt khả năng phải đóng cửa do không có người kế nghiệp
Khoảng 1,27 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Nhật Bản đang đối mặt khả năng phải đóng cửa do không có người kế nghiệp - Nikkei cho hay.
Theo tờ báo này, đã có khoảng nửa triệu công ty Nhật phải ngừng hoạt động vì lý do trên, cho dù vẫn làm ăn có lãi. Đến năm 2025, sẽ có hơn 60% SME ở đất nước mặt trời mọc nằm dưới sự quản lý của một người đứng đầu từ 70 tuổi trở lên. Và cuộc khủng hoảng nhân sự này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Chính phủ Nhật hiện đang xoay xở để các SME nước này không chết hàng loạt, không chỉ bởi điều đó sẽ làm suy yếu xương sống của nền công nghiệp nước này mà còn dẫn tới mất mát những công nghệ độc quyền.
Công ty Okano Kogyo có trụ sở ở quận Sumida của Tokyo là một ví dụ. Ra đời vào năm 1924, công ty chuyên sản xuất những cây kim tiêm siêu mỏng không gây đau này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới bởi công nghệ có một không hai. Tuy vậy, ông Masayuki Okano, vị Chủ tịch 84 tuổi của công ty, tỏ ra bi quan về tương lai.
“Tôi nghĩ sẽ phải đóng cửa công ty sau khoảng 2 năm nữa”, ông Okano nói với một thái độ bình thản cho thấy ông đã hiểu rõ về tình thế mà công ty phải đối mặt. Ông cho biết công ty không hề thua lỗ, nhưng “chẳng có ai tiếp quản cả”, bởi hai con gái của ông “đều có hướng đi riêng”. Theo dự kiến, ông Okano sẽ chuyển kiểm soát các thiết bị sản xuất kim tiêm của công ty cho Terumo, một nhà sản xuất thiết bị y tế.
Số liệu từ công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research cho thấy trong năm 2016, đã có khoảng 29.583 SME Nhật Bản đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn, tăng mạnh so với con số 21.000 vào năm 2007. Sự suy giảm dân số của Nhật Bản càng đẩy nhanh tốc độ đóng cửa của các công ty vừa và nhỏ ở nước này.
Cách đây 2 năm, việc công ty sản xuất phấn viết bảng Hagoromo Chalk đã gây tiếc nuối trên toàn thế giới, nhất là đối với các nhà toán học. Sản phẩm phấn viết bảng không hề gây bụi của công ty Nhật 82 năm tuổi này từng được ca ngợi là “Rolls Royce” của các loại phấn viết. Tuy nhiên, Chủ tịch công ty, ông Takayasu Watanabe, chọn đóng cửa vì không có người kế nghiệp.
“Chúng tôi nhận được vô số fax và các cuộc điện thoại, và không thể sản xuất kịp đơn hàng”, ông Watanabe nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau khi tuyên bố đóng cửa công ty. Không người tiếp quản công ty, ông đành chuyển toàn bộ số máy móc sản xuất phấn sang Hàn Quốc.
Vào năm 2015, những người trong độ tuổi 65-69 chiếm tỷ lệ đông nhất trong số các nhà quản lý các SME Nhật Bản - theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này (METI). Các nhà quản lý SME Nhật thường nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình 70, nên vào năm 2025, có khoảng 2,45 triệu nhà quản lý SME Nhật, chiếm ít nhất 60%, đến tuổi nghỉ hưu.
Trong một cuộc khảo sát do METI tiến hành, khoảng 1,27 triệu nhà quản lý SME Nhật, chiếm khoảng một nửa số người sắp đến tuổi nghỉ hưu, cho biết họ chưa xác định được người kế nghiệp. Khoảng 70% số chủ SME từ 60 tuổi trở lên nói công ty của họ sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu họ nghỉ hưu.
“Sắp đến một thời kỳ mà hàng loạt công ty sẽ phải đóng cửa. Thập kỷ tiếp theo sẽ là một giai đoạn quan trọng”, một quan chức METI nói.
Theo giáo sư Iichiro Uesugi thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Đại học Hitotsubashi, việc một công ty buộc phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ có thể giúp ích cho ngành công nghiệp, “nhưng khi một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi phải đóng cửa, thì nền kinh tế chịu thiệt hại”.
Theo ước tính của METI, nếu không được kiểm soát, làn sóng đóng cửa của các SME Nhật có thể gây tổn thất 6,5 triệu việc làm và 22 nghìn tỷ Yên (194 tỷ USD) sản lượng kinh tế trong thời gian từ nay đến năm 2025.
Để thúc đẩy việc chuyển giao các SME cho thế hệ kế cận, Tokyo được khuyến cáo phải sử dụng toàn diện các chính sách thuế, các cơ chế tài chính, và các biện pháp ngân sách. Hiện tại, các nhà quản lý SME tiếp quản công ty từ người thân có thể hoãn việc nộp thuế thừa kế tài sản. Tuy nhiên, họ chỉ có thể hưởng ưu đãi này nếu giữ lại 80% nhân viên, một điều kiện bị chỉ trích là khó đáp ứng.
Chính phủ Nhật đang có kế hoạch cải tổ nhanh những chính sách như vậy, đồng thời giảm gánh nặng thuế mà các SME phải chịu trong các vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Tokyo cũng có thể phối hợp với các ngân hàng và các tổ chức khác để mở rộng các chương trình hỗ trợ, như cho vay lãi suất thấp để khuyến khích người thừa kế doanh nghiệp tích cực đầu tư.
Đến nay, một số SME Nhật đã tìm được người tiếp quản từ bên ngoài, nhờ đó tránh được việc phải đóng cửa, và đây cũng là hướng đi mà Chính phủ nước này ủng hộ. Các hội đồng thương mại và các cơ quan hữu quan trên toàn quốc đã hỗ trợ được khoảng 800 SME tìm được người tiếp quản công ty từ bên ngoài, và dự định nâng con số này lên 2.000 trường hợp mỗi năm sau 5 năm nữa.
Mặc dù vậy, con số này cũng chỉ giống như “muối bỏ biển” so với hơn 1 triệu SME Nhật đang cần chuyển giao thế hệ.
Theo tờ báo này, đã có khoảng nửa triệu công ty Nhật phải ngừng hoạt động vì lý do trên, cho dù vẫn làm ăn có lãi. Đến năm 2025, sẽ có hơn 60% SME ở đất nước mặt trời mọc nằm dưới sự quản lý của một người đứng đầu từ 70 tuổi trở lên. Và cuộc khủng hoảng nhân sự này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Chính phủ Nhật hiện đang xoay xở để các SME nước này không chết hàng loạt, không chỉ bởi điều đó sẽ làm suy yếu xương sống của nền công nghiệp nước này mà còn dẫn tới mất mát những công nghệ độc quyền.
Công ty Okano Kogyo có trụ sở ở quận Sumida của Tokyo là một ví dụ. Ra đời vào năm 1924, công ty chuyên sản xuất những cây kim tiêm siêu mỏng không gây đau này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới bởi công nghệ có một không hai. Tuy vậy, ông Masayuki Okano, vị Chủ tịch 84 tuổi của công ty, tỏ ra bi quan về tương lai.
“Tôi nghĩ sẽ phải đóng cửa công ty sau khoảng 2 năm nữa”, ông Okano nói với một thái độ bình thản cho thấy ông đã hiểu rõ về tình thế mà công ty phải đối mặt. Ông cho biết công ty không hề thua lỗ, nhưng “chẳng có ai tiếp quản cả”, bởi hai con gái của ông “đều có hướng đi riêng”. Theo dự kiến, ông Okano sẽ chuyển kiểm soát các thiết bị sản xuất kim tiêm của công ty cho Terumo, một nhà sản xuất thiết bị y tế.
Số liệu từ công ty nghiên cứu Tokyo Shoko Research cho thấy trong năm 2016, đã có khoảng 29.583 SME Nhật Bản đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn, tăng mạnh so với con số 21.000 vào năm 2007. Sự suy giảm dân số của Nhật Bản càng đẩy nhanh tốc độ đóng cửa của các công ty vừa và nhỏ ở nước này.
Cách đây 2 năm, việc công ty sản xuất phấn viết bảng Hagoromo Chalk đã gây tiếc nuối trên toàn thế giới, nhất là đối với các nhà toán học. Sản phẩm phấn viết bảng không hề gây bụi của công ty Nhật 82 năm tuổi này từng được ca ngợi là “Rolls Royce” của các loại phấn viết. Tuy nhiên, Chủ tịch công ty, ông Takayasu Watanabe, chọn đóng cửa vì không có người kế nghiệp.
“Chúng tôi nhận được vô số fax và các cuộc điện thoại, và không thể sản xuất kịp đơn hàng”, ông Watanabe nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau khi tuyên bố đóng cửa công ty. Không người tiếp quản công ty, ông đành chuyển toàn bộ số máy móc sản xuất phấn sang Hàn Quốc.
Vào năm 2015, những người trong độ tuổi 65-69 chiếm tỷ lệ đông nhất trong số các nhà quản lý các SME Nhật Bản - theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này (METI). Các nhà quản lý SME Nhật thường nghỉ hưu ở độ tuổi trung bình 70, nên vào năm 2025, có khoảng 2,45 triệu nhà quản lý SME Nhật, chiếm ít nhất 60%, đến tuổi nghỉ hưu.
Trong một cuộc khảo sát do METI tiến hành, khoảng 1,27 triệu nhà quản lý SME Nhật, chiếm khoảng một nửa số người sắp đến tuổi nghỉ hưu, cho biết họ chưa xác định được người kế nghiệp. Khoảng 70% số chủ SME từ 60 tuổi trở lên nói công ty của họ sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu họ nghỉ hưu.
“Sắp đến một thời kỳ mà hàng loạt công ty sẽ phải đóng cửa. Thập kỷ tiếp theo sẽ là một giai đoạn quan trọng”, một quan chức METI nói.
Theo giáo sư Iichiro Uesugi thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Đại học Hitotsubashi, việc một công ty buộc phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ có thể giúp ích cho ngành công nghiệp, “nhưng khi một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi phải đóng cửa, thì nền kinh tế chịu thiệt hại”.
Theo ước tính của METI, nếu không được kiểm soát, làn sóng đóng cửa của các SME Nhật có thể gây tổn thất 6,5 triệu việc làm và 22 nghìn tỷ Yên (194 tỷ USD) sản lượng kinh tế trong thời gian từ nay đến năm 2025.
Để thúc đẩy việc chuyển giao các SME cho thế hệ kế cận, Tokyo được khuyến cáo phải sử dụng toàn diện các chính sách thuế, các cơ chế tài chính, và các biện pháp ngân sách. Hiện tại, các nhà quản lý SME tiếp quản công ty từ người thân có thể hoãn việc nộp thuế thừa kế tài sản. Tuy nhiên, họ chỉ có thể hưởng ưu đãi này nếu giữ lại 80% nhân viên, một điều kiện bị chỉ trích là khó đáp ứng.
Chính phủ Nhật đang có kế hoạch cải tổ nhanh những chính sách như vậy, đồng thời giảm gánh nặng thuế mà các SME phải chịu trong các vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Tokyo cũng có thể phối hợp với các ngân hàng và các tổ chức khác để mở rộng các chương trình hỗ trợ, như cho vay lãi suất thấp để khuyến khích người thừa kế doanh nghiệp tích cực đầu tư.
Đến nay, một số SME Nhật đã tìm được người tiếp quản từ bên ngoài, nhờ đó tránh được việc phải đóng cửa, và đây cũng là hướng đi mà Chính phủ nước này ủng hộ. Các hội đồng thương mại và các cơ quan hữu quan trên toàn quốc đã hỗ trợ được khoảng 800 SME tìm được người tiếp quản công ty từ bên ngoài, và dự định nâng con số này lên 2.000 trường hợp mỗi năm sau 5 năm nữa.
Mặc dù vậy, con số này cũng chỉ giống như “muối bỏ biển” so với hơn 1 triệu SME Nhật đang cần chuyển giao thế hệ.