Khủng hoảng Catalonia đang đe dọa châu Âu
Lời tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập có thể được Nghị viện Catalonia đưa ra thứ Hai tới
Châu Âu đang nóng lòng tìm ra một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả cho cuộc khủng hoảng hiến pháp đang bao trùm Tây Ban Nha sau cuộc trưng cầu dân ý ly khai bị tuyên “bất hợp pháp” của vùng Catalonia vào hôm Chủ nhật vừa rồi. Lo ngại đang gia tăng về việc cuộc bỏ phiếu này có thể khiến sự bất ổn lan rộng khắp khu vực.
Lãnh đạo xứ Catalonia, ông Carles Puigdemont, ngày 4/10 tuyên bố sẽ sớm đề nghị Nghị viện vùng tuyên bố độc lập sau vài ngày nữa. Một nghị sỹ Catalonia nói lời tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập có thể được Nghị viện của xứ này đưa ra sau một phiên họp vào ngày thứ Hai tuần tới.
Theo hãng tin CNBC, một động thái như vậy có thể đẩy sự chiếm giữ quyền lực của Chính phủ Tây Ban Nha lên mức cao chưa từng có. Madrid được cho là sẽ làm mọi cách có thể để giành lại quyền lực bị mất vào tay chính phủ ly khai của Catalonia.
Lãnh đạo Catalonia nói có 90% cử tri của vùng này chọn trở thành một quốc gia độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý mà Chính phủ và Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 42% cử tri Catalonia bỏ phiếu, một phần do vấp phải sự trấn áp mạnh của lực lượng cảnh sát quốc gia với dùi cui và đạn cao su.
Ông Puigdemont nói ông muốn hòa giải để tìm cách xử lý khủng hoảng nhưng bị Chính phủ Tây Ban Nha từ chối. Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy yêu cầu Catalonia “quay trở lại con đường luật pháp” trước khi có bất kỳ cuộc đàm phán nào.
“Châu Âu cần một giải pháp và châu Âu cần phải tránh sự hỗn loạn này. Sự hỗn loạn có thể giống như một con virus. Chúng ta đang thoát khỏi những vấn đề chính trị lớn ở châu Âu, nhưng giờ thì chuyện ở Catalonia lại có nguy cơ mang đến một con virus mới và sự hỗn loạn mới”, ông Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italy, phát biểu trên CNBC.
Theo ông Letta, một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Catalonia là cần thiết, và việc chính quyền xứ này đơn phương tuyên bố độc lập sẽ là điều “không thể tưởng tượng nổi”.
Trong bối cảnh Brussels bị chỉ trích vì tỏ ra im lặng trước vấn đề Catalonia, Quốc hội châu Âu đã tổ chức một cuộc tranh luận về vấn đề này vào ngày thứ Tư. Trước đó, một số nhà lãnh đạo châu Âu - trong đó có những người cũng đang phải đối mặt với phong trào ly khai trong nước - đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ Thủ tướng Tây Ban Nha cũng như Chính phủ trung ương và Hiến pháp của nước này.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu bị để ý vì thiếu những lời chỉ trích nhằm vào cách trấn áp mạnh tay của cảnh sát Tây Ban Nha đối với cuộc bỏ phiếu ở Catalonia. Sự im lặng này bị cho là không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Theo cơ quan y tế Catalonia, hơn 890 người đã bị thương trong các vụ đụng độ với cảnh sát vào hôm Chủ Nhật.
Hôm thứ Hai, Ủy ban Châu Âu (EC) nói rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một công cụ trong chính trị”, nhưng không hề đề cập gì thêm đến bạo lực trong cuộc trưng cầu dân ý Catalonia. Tuy nhiên, EC cảnh báo Catalonia rằng nếu tuyên bố độc lập, vùng này sẽ không phải là một thành viên của Liên minh Châu Âu (EU).
Đã có một số ý kiến chỉ trích cho rằng EU áp dụng “tiêu chuẩn kép”, rằng những gì mà liên minh này nói về các giá trị dân chủ chỉ là “sáo rỗng” xét đến việc EU phản đối cuộc bỏ phiếu dân chủ của Catalonia.
Đến nay, cuộc khủng hoảng hiến pháp của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của Eurozone, đã khiến đồng tiền chung của khu vực này rớt giá mạnh. Cùng với đó, cổ phiếu và trái phiếu Tây Ban Nha cũng giảm giá chóng mặt. Chi phí vay vốn từ thị trường trái phiếu đối với Tây Ban Nha tăng mạnh, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 vào hôm thứ Tư.
Chi phí bảo hiểm đối với nguy cơ thua lỗ từ các khoản nợ của các ngân hàng Tây Ban Nha và trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha cũng tăng mạnh, cho thấy khả năng ảnh hưởng lan rộng trong Eurozone - khu vực cách đây mấy năm còn chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công.
Giá cổ phiếu các ngân hàng Tây Ban Nha giảm đặc biệt mạnh. Trong một dấu hiệu cho thấy tâm trạng bi quan của công chúng, ngân hàng lớn nhất Catalonia là Caixabank và Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha đã phải lên tiếng trấn an người gửi tiền rằng tài khoản của họ vẫn an toàn.
Lãnh đạo xứ Catalonia, ông Carles Puigdemont, ngày 4/10 tuyên bố sẽ sớm đề nghị Nghị viện vùng tuyên bố độc lập sau vài ngày nữa. Một nghị sỹ Catalonia nói lời tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập có thể được Nghị viện của xứ này đưa ra sau một phiên họp vào ngày thứ Hai tuần tới.
Theo hãng tin CNBC, một động thái như vậy có thể đẩy sự chiếm giữ quyền lực của Chính phủ Tây Ban Nha lên mức cao chưa từng có. Madrid được cho là sẽ làm mọi cách có thể để giành lại quyền lực bị mất vào tay chính phủ ly khai của Catalonia.
Lãnh đạo Catalonia nói có 90% cử tri của vùng này chọn trở thành một quốc gia độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý mà Chính phủ và Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 42% cử tri Catalonia bỏ phiếu, một phần do vấp phải sự trấn áp mạnh của lực lượng cảnh sát quốc gia với dùi cui và đạn cao su.
Ông Puigdemont nói ông muốn hòa giải để tìm cách xử lý khủng hoảng nhưng bị Chính phủ Tây Ban Nha từ chối. Trong khi đó, Chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy yêu cầu Catalonia “quay trở lại con đường luật pháp” trước khi có bất kỳ cuộc đàm phán nào.
“Châu Âu cần một giải pháp và châu Âu cần phải tránh sự hỗn loạn này. Sự hỗn loạn có thể giống như một con virus. Chúng ta đang thoát khỏi những vấn đề chính trị lớn ở châu Âu, nhưng giờ thì chuyện ở Catalonia lại có nguy cơ mang đến một con virus mới và sự hỗn loạn mới”, ông Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italy, phát biểu trên CNBC.
Theo ông Letta, một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Catalonia là cần thiết, và việc chính quyền xứ này đơn phương tuyên bố độc lập sẽ là điều “không thể tưởng tượng nổi”.
Trong bối cảnh Brussels bị chỉ trích vì tỏ ra im lặng trước vấn đề Catalonia, Quốc hội châu Âu đã tổ chức một cuộc tranh luận về vấn đề này vào ngày thứ Tư. Trước đó, một số nhà lãnh đạo châu Âu - trong đó có những người cũng đang phải đối mặt với phong trào ly khai trong nước - đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ Thủ tướng Tây Ban Nha cũng như Chính phủ trung ương và Hiến pháp của nước này.
Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu bị để ý vì thiếu những lời chỉ trích nhằm vào cách trấn áp mạnh tay của cảnh sát Tây Ban Nha đối với cuộc bỏ phiếu ở Catalonia. Sự im lặng này bị cho là không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Theo cơ quan y tế Catalonia, hơn 890 người đã bị thương trong các vụ đụng độ với cảnh sát vào hôm Chủ Nhật.
Hôm thứ Hai, Ủy ban Châu Âu (EC) nói rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một công cụ trong chính trị”, nhưng không hề đề cập gì thêm đến bạo lực trong cuộc trưng cầu dân ý Catalonia. Tuy nhiên, EC cảnh báo Catalonia rằng nếu tuyên bố độc lập, vùng này sẽ không phải là một thành viên của Liên minh Châu Âu (EU).
Đã có một số ý kiến chỉ trích cho rằng EU áp dụng “tiêu chuẩn kép”, rằng những gì mà liên minh này nói về các giá trị dân chủ chỉ là “sáo rỗng” xét đến việc EU phản đối cuộc bỏ phiếu dân chủ của Catalonia.
Đến nay, cuộc khủng hoảng hiến pháp của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư của Eurozone, đã khiến đồng tiền chung của khu vực này rớt giá mạnh. Cùng với đó, cổ phiếu và trái phiếu Tây Ban Nha cũng giảm giá chóng mặt. Chi phí vay vốn từ thị trường trái phiếu đối với Tây Ban Nha tăng mạnh, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 vào hôm thứ Tư.
Chi phí bảo hiểm đối với nguy cơ thua lỗ từ các khoản nợ của các ngân hàng Tây Ban Nha và trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha cũng tăng mạnh, cho thấy khả năng ảnh hưởng lan rộng trong Eurozone - khu vực cách đây mấy năm còn chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công.
Giá cổ phiếu các ngân hàng Tây Ban Nha giảm đặc biệt mạnh. Trong một dấu hiệu cho thấy tâm trạng bi quan của công chúng, ngân hàng lớn nhất Catalonia là Caixabank và Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha đã phải lên tiếng trấn an người gửi tiền rằng tài khoản của họ vẫn an toàn.