Sau trưng cầu dân ý, xứ Catalonia của Tây Ban Nha tuyên bố có thể độc lập
Lãnh đạo vùng Catalonia của Tây Ban Nha để ngỏ khả năng đơn phương tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày Chủ nhật (1/10)
Lãnh đạo vùng Catalonia của Tây Ban Nha để ngỏ khả năng đơn phương tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày Chủ nhật (1/10). Trong cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi này, cảnh sát quốc gia đã sử dụng dùi cui và đạn cao su để trấn áp cử tri, khiến hơn 800 người được cho là đã bị thương.
Theo tin từ Reuters, tuyên bố trên của ông Carles Puigdemont, người đứng đầu xứ Catalonia, được đưa ra sau một bài phát biểu trên truyền hình của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Trong bài phát biểu này, ông Rajoy bác bỏ việc Catalonia có thể độc lập, đồng thời cáo buộc những người ly khai tìm cách “tống tiền cả nước”. Vị Thủ tướng cũng đề nghị tiến hành đàm phán với sự tham gia của tất cả các chính đảng về tương lai của Catalonia.
Cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Madrid và Barcelona - thủ phủ của vùng này.
“Trong ngày của hy vọng và đau khổ này, công dân Catalonia đã giành được quyền có một quốc gia độc lập dưới dạng một nhà nước cộng hòa”, ông Puigdemont nói trong một bài phát biểu trên truyền hình. “Trong vài ngày tới, chính phủ của tôi sẽ gửi kết quả cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay lên Nghị viện Catalonia, nơi đặt chủ quyền của nhân dân chúng ta, để Nghị viện có thể hành động phù hợp với luật về trưng cầu dân ý”.
Luật trưng cầu dân ý của vùng Catalonia bị Chính phủ Tây Ban Nha xem là không hợp hiến. Nếu đa số người dân của vùng bỏ phiếu chọn tách khỏi Tây Ban Nha, việc áp dụng luật này sẽ mở đường cho sự tuyên bố độc lập đơn phương của Nghị viện Catalonia.
Trong ngày Chủ nhật, các đường phố của Catalonia, trung tâm công nghiệp và du lịch đóng góp 1/5 GDP của toàn Tây Ban Nha, đã chứng kiến sự bùng phát của bạo lực khi cảnh sát quốc gia cầm dùi cui ập vào các điểm bỏ phiếu, kéo lê cử tri ra ngoài. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích cả trong và ngoại nước.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Tây Bann Nha Soraya Sanenz de Santamaria nói việc cảnh sát sử dụng vũ lực đối với cử tri Catalonia trong cuộc trưng cầu dân ý là phù hợp. “Sự vô trách nhiệm tuyệt đối của chính quyền vùng này đã vấp phải sự đáp trả của lực lượng an ninh nhà nước”, ông Santamaria nói.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý, ông Puidemont đã nói ông sẽ tuyên bố Catalonia độc lập trong vòng 48 giờ đồng hồ sau khi có kết quả bỏ phiếu trong đó cử tri chọn tách khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do sự rời rạc của cuộc bỏ phiếu, với nhiều điểm bỏ phiếu bị đóng cửa do cảnh sát trấn áp, việc công bố chính thức này sẽ không hề dễ dàng.
Ông Puigdemont đã lên tiếng gọi các nhà lãnh đạo châu Âu vào cuộc để đảm bảo các quyền cơ bản của người dân Catalonia được tôn trọng.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy căng thẳng sẽ tiếp diễn, các tổ chức ly khai và công đoàn ở Catalonia kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công vào ngày thứ Ba tuần này.
Giới chức Catalonia nói 844 người đã bị thương trong các cuộc trấn áp của lực lượng cảnh sát, trong khi Bộ Nội vụ Tây Ban Nha nói có 12 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ với cử tri Catalonia.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy khoảng 40% cử tri Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha và phần đông người dân vùng này ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Một quan chức Catalonia nói chưa biết đến khi nào thì kết quả bỏ phiếu được công bố. Tuy nhiên, kết quả rất có thể là “có”, bởi phần đông những người ủng hộ Catalonia độc lập được cho là đi bỏ phiếu, trong khi một tỷ lệ lớn những người không muốn độc lập có thể đã không đi bỏ phiếu.
Cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia sẽ không có địa vị pháp lý, do đã bị chặn bởi Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha. Tòa án này đã ra phán quyết nói rằng cuộc bỏ phiếu đi ngược lại Hiến pháp 1978.
Theo tin từ Reuters, tuyên bố trên của ông Carles Puigdemont, người đứng đầu xứ Catalonia, được đưa ra sau một bài phát biểu trên truyền hình của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. Trong bài phát biểu này, ông Rajoy bác bỏ việc Catalonia có thể độc lập, đồng thời cáo buộc những người ly khai tìm cách “tống tiền cả nước”. Vị Thủ tướng cũng đề nghị tiến hành đàm phán với sự tham gia của tất cả các chính đảng về tương lai của Catalonia.
Cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, đồng thời khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Madrid và Barcelona - thủ phủ của vùng này.
“Trong ngày của hy vọng và đau khổ này, công dân Catalonia đã giành được quyền có một quốc gia độc lập dưới dạng một nhà nước cộng hòa”, ông Puigdemont nói trong một bài phát biểu trên truyền hình. “Trong vài ngày tới, chính phủ của tôi sẽ gửi kết quả cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay lên Nghị viện Catalonia, nơi đặt chủ quyền của nhân dân chúng ta, để Nghị viện có thể hành động phù hợp với luật về trưng cầu dân ý”.
Luật trưng cầu dân ý của vùng Catalonia bị Chính phủ Tây Ban Nha xem là không hợp hiến. Nếu đa số người dân của vùng bỏ phiếu chọn tách khỏi Tây Ban Nha, việc áp dụng luật này sẽ mở đường cho sự tuyên bố độc lập đơn phương của Nghị viện Catalonia.
Trong ngày Chủ nhật, các đường phố của Catalonia, trung tâm công nghiệp và du lịch đóng góp 1/5 GDP của toàn Tây Ban Nha, đã chứng kiến sự bùng phát của bạo lực khi cảnh sát quốc gia cầm dùi cui ập vào các điểm bỏ phiếu, kéo lê cử tri ra ngoài. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích cả trong và ngoại nước.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Tây Bann Nha Soraya Sanenz de Santamaria nói việc cảnh sát sử dụng vũ lực đối với cử tri Catalonia trong cuộc trưng cầu dân ý là phù hợp. “Sự vô trách nhiệm tuyệt đối của chính quyền vùng này đã vấp phải sự đáp trả của lực lượng an ninh nhà nước”, ông Santamaria nói.
Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý, ông Puidemont đã nói ông sẽ tuyên bố Catalonia độc lập trong vòng 48 giờ đồng hồ sau khi có kết quả bỏ phiếu trong đó cử tri chọn tách khỏi Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do sự rời rạc của cuộc bỏ phiếu, với nhiều điểm bỏ phiếu bị đóng cửa do cảnh sát trấn áp, việc công bố chính thức này sẽ không hề dễ dàng.
Ông Puigdemont đã lên tiếng gọi các nhà lãnh đạo châu Âu vào cuộc để đảm bảo các quyền cơ bản của người dân Catalonia được tôn trọng.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy căng thẳng sẽ tiếp diễn, các tổ chức ly khai và công đoàn ở Catalonia kêu gọi tiến hành một cuộc tổng đình công vào ngày thứ Ba tuần này.
Giới chức Catalonia nói 844 người đã bị thương trong các cuộc trấn áp của lực lượng cảnh sát, trong khi Bộ Nội vụ Tây Ban Nha nói có 12 cảnh sát bị thương trong các cuộc đụng độ với cử tri Catalonia.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy khoảng 40% cử tri Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha và phần đông người dân vùng này ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Một quan chức Catalonia nói chưa biết đến khi nào thì kết quả bỏ phiếu được công bố. Tuy nhiên, kết quả rất có thể là “có”, bởi phần đông những người ủng hộ Catalonia độc lập được cho là đi bỏ phiếu, trong khi một tỷ lệ lớn những người không muốn độc lập có thể đã không đi bỏ phiếu.
Cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia sẽ không có địa vị pháp lý, do đã bị chặn bởi Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha. Tòa án này đã ra phán quyết nói rằng cuộc bỏ phiếu đi ngược lại Hiến pháp 1978.