Kịch bản nào cho giá tiêu dùng?
Trong 7 tháng đầu năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trong các tháng của cùng kỳ năm trước
Giá tiêu dùng có xu hướng cao lên, tốc độ tăng giá các tháng gần đây cao hơn tốc độ tăng trong các tháng của cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng giá cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm...
Đó là tổng quan về giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm.
Lý giải tình hình này, nhiều người cho rằng do giá xăng dầu, giá điện, giá lương thực - thực phẩm, giá vật liệu xây dựng tăng cao... Nhưng đó là những biểu hiện trực tiếp của diễn biến giá cả, chứ không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho giá tiêu dùng tăng cao.
Sử dụng chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt
Cần phải đi tìm nguyên nhân sâu xa của tình hình này, bởi vì, nếu cùng một lượng tiền trong lưu thông, nếu giá cả loại hàng này tăng lên thì giá cả loại hàng khác phải giảm đi; đằng này gần như tât cả giá các loại hàng đều tăng lên, trong đó có giá một số mặt hàng tăng cao hơn, thì thế nào cũng có nguyên nhân về tiền tệ và chính sách tiền tệ.
Điều này cũng dễ hiểu tại sao giá xăng dầu tăng nhưng những nước có khối lượng sử dụng gấp hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với Việt Nam mà tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ trên dưới 2% như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan; còn Nhật Bản giá tiêu dùng đã mấy năm liền chỉ xoay quanh con số 0.
Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dùng một công cụ chủ yếu là lãi suất để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát.
Do ưu tiên cho mục tiêu chống lạm phát, nên lãi suất trong hàng chục năm liền duy trì ở mức cao; chỉ khi xảy ra vụ 11/9 cùng với khủng hoảng kinh tế chu kỳ, FED mới liên tục hạ lãi suất từ 6,75% xuống còn 1%. Còn khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát có dấu hiệu nhích lên, FED đã liên tục tăng lãi suât từ 1% cho đến nay đã lên tới 5,25%. Ngân hàng Anh, Ngân hàng Châu Âu, Ngân hàng Trung Quốc gần đây cũng nâng lãi suất để chống lạm phát.
Đối với Việt Nam từ cuối năm trước cho đến tháng 6/2007, chính sách tiền tệ về cơ bản là nới lỏng. Sự nới lỏng này biểu hiện trên hai mặt.
Thứ nhất, tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao, đặc biệt việc cho vay đầu tư chứng khoán của nhiều ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ tín dụng.
Chỉ số giá chứng khoán tại Tp.HCM (VN-Index) vào 2/8/2006 giảm xuống còn 239,9 điểm, sau đó tăng nhanh đạt 754 điểm vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã tăng phi mã đạt đỉnh điểm 1.175 điểm vào ngày 12/3, sau đó dao động theo xu hướng đi xuống, đặc biệt sau Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 6, nên đến ngày 26/7 chỉ còn trên 940 điểm.
Một phần lượng tiền đã được hoàn trả nợ vay ngân hàng, một phần để tham gia các đợt IPO của các đại gia và cũng có một phần không nhỏ được đưa sang các thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tạo sức ép tăng giá tiêu dùng.
Thứ hai, là do lượng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam khá lớn ở hầu hết các nguồn, trong khi tỷ giá không tăng lên được (7 tháng qua mới tăng 0,3%). Để hấp thụ lượng tiền này nhằm tăng dự trữ quốc tế và khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước đã mua ngoại tệ vào.
Chưa bao giờ, chỉ trong 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 7 tỷ USD, bằng mức của hàng chục năm trước). Như vậy là phải cung ứng một lượng tiền lớn ra lưu thông, tạo sức ép tăng giá tiêu dùng.
Cũng từ tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra biện pháp khá mạnh là nâng cao tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên gấp đôi từ 5% lên 10% nhằm thu hút tiền từ lưu thông về.
Ba kịch bản tăng chỉ số giá cho cả năm 2007
Tuy áp dụng biện pháp mạnh như trên, nhưng tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn rất cao như đã thấy và đang biến biến theo 2 "kịch bản" mà các chuyên gia đã dự báo sau đây.
Một là kịch bản tăng thấp, tức là tốc độ tăng trong 5 tháng cuối năm bằng với tốc độ tăng của 5 tháng cuối năm trước (tăng 2,02%, bình quân 1 tháng tăng khoảng 0,4%).
Theo kịch bản này, giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ tăng 8,34%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 6,6% của năm trước, nhưng vẫn đạt được mục tiêu do Quốc hội đề ra là tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được ở mức cao 8,5%, còn nếu chỉ đạt ở mức thấp 8,2% thì mục tiêu giá tiêu dùng không đạt.
Hơn nữa, theo lời ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (nay là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ), thì nếu kinh tế tăng trưởng cao mà lạm phát cũng tăng cao thì tăng trưởng kinh tế còn có ý nghĩa gì?
Để đạt được mục tiêu này thì cần áp dụng biện pháp chống lạm phát quyết liệt hơn, tức là ngoài các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng, cần thiết có thể chấp nhận tăng giá nội tệ (theo tính toán một cách đơn giản, lạm phát tiền đồng Việt Nam 8%, trừ đi lạm phát 2,5% của đồng Đô la Mỹ, trừ đi 1% do ta chủ động phá giá, thì đồng tiền Việt Nam vẫn còn mất giá khoảng 4,5%).
Hai là kịch bản tăng trung bình, tức là giữ tốc độ tăng trong 5 tháng cuối năm nay bằng với tốc độ tăng của 5 tháng vừa qua (tháng 3 giảm 0,2%, tháng 4 tăng 0,5%, tháng 5 tăng 0,8%, tháng 6 tăng 0,87%, tháng 7 tăng 0,94%, tính chung từ tháng 3 đến tháng 7 tăng 2,94%).
Theo kịch bản này, giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ tăng 9,31%, cao thứ hai tính từ 1996 đến nay (chỉ sau năm 2004 tăng 9,5%), vượt xa tốc độ tăng của 2 năm trước và vượt xa cả tốc độ tăng trưởng GDP, không đạt được mục tiêu đề ra, tác động xấu tới người tiêu dùng, tác động xấu đối với đầu tư và tăng trưởng.
Ba là kịch bản tăng cao, tức là tốc độ tăng giá 5 tháng còn lại như 4 tháng vừa qua (tức là tăng 3,15%, bình quân 1 tháng tăng gần 0,78%), thì 5 tháng còn lại sẽ tăng 3,95%. Khi đó cả năm 2007 sẽ tăng 10,4% - tức là tăng 2 chữ số như có chuyên gia đã đề cập đến.
Đó là tổng quan về giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm.
Lý giải tình hình này, nhiều người cho rằng do giá xăng dầu, giá điện, giá lương thực - thực phẩm, giá vật liệu xây dựng tăng cao... Nhưng đó là những biểu hiện trực tiếp của diễn biến giá cả, chứ không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho giá tiêu dùng tăng cao.
Sử dụng chính sách tiền tệ thiếu linh hoạt
Cần phải đi tìm nguyên nhân sâu xa của tình hình này, bởi vì, nếu cùng một lượng tiền trong lưu thông, nếu giá cả loại hàng này tăng lên thì giá cả loại hàng khác phải giảm đi; đằng này gần như tât cả giá các loại hàng đều tăng lên, trong đó có giá một số mặt hàng tăng cao hơn, thì thế nào cũng có nguyên nhân về tiền tệ và chính sách tiền tệ.
Điều này cũng dễ hiểu tại sao giá xăng dầu tăng nhưng những nước có khối lượng sử dụng gấp hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với Việt Nam mà tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ trên dưới 2% như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan; còn Nhật Bản giá tiêu dùng đã mấy năm liền chỉ xoay quanh con số 0.
Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dùng một công cụ chủ yếu là lãi suất để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát.
Do ưu tiên cho mục tiêu chống lạm phát, nên lãi suất trong hàng chục năm liền duy trì ở mức cao; chỉ khi xảy ra vụ 11/9 cùng với khủng hoảng kinh tế chu kỳ, FED mới liên tục hạ lãi suất từ 6,75% xuống còn 1%. Còn khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát có dấu hiệu nhích lên, FED đã liên tục tăng lãi suât từ 1% cho đến nay đã lên tới 5,25%. Ngân hàng Anh, Ngân hàng Châu Âu, Ngân hàng Trung Quốc gần đây cũng nâng lãi suất để chống lạm phát.
Đối với Việt Nam từ cuối năm trước cho đến tháng 6/2007, chính sách tiền tệ về cơ bản là nới lỏng. Sự nới lỏng này biểu hiện trên hai mặt.
Thứ nhất, tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao, đặc biệt việc cho vay đầu tư chứng khoán của nhiều ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ tín dụng.
Chỉ số giá chứng khoán tại Tp.HCM (VN-Index) vào 2/8/2006 giảm xuống còn 239,9 điểm, sau đó tăng nhanh đạt 754 điểm vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã tăng phi mã đạt đỉnh điểm 1.175 điểm vào ngày 12/3, sau đó dao động theo xu hướng đi xuống, đặc biệt sau Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 6, nên đến ngày 26/7 chỉ còn trên 940 điểm.
Một phần lượng tiền đã được hoàn trả nợ vay ngân hàng, một phần để tham gia các đợt IPO của các đại gia và cũng có một phần không nhỏ được đưa sang các thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tạo sức ép tăng giá tiêu dùng.
Thứ hai, là do lượng vốn từ nước ngoài vào Việt Nam khá lớn ở hầu hết các nguồn, trong khi tỷ giá không tăng lên được (7 tháng qua mới tăng 0,3%). Để hấp thụ lượng tiền này nhằm tăng dự trữ quốc tế và khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước đã mua ngoại tệ vào.
Chưa bao giờ, chỉ trong 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 7 tỷ USD, bằng mức của hàng chục năm trước). Như vậy là phải cung ứng một lượng tiền lớn ra lưu thông, tạo sức ép tăng giá tiêu dùng.
Cũng từ tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra biện pháp khá mạnh là nâng cao tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên gấp đôi từ 5% lên 10% nhằm thu hút tiền từ lưu thông về.
Ba kịch bản tăng chỉ số giá cho cả năm 2007
Tuy áp dụng biện pháp mạnh như trên, nhưng tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn rất cao như đã thấy và đang biến biến theo 2 "kịch bản" mà các chuyên gia đã dự báo sau đây.
Một là kịch bản tăng thấp, tức là tốc độ tăng trong 5 tháng cuối năm bằng với tốc độ tăng của 5 tháng cuối năm trước (tăng 2,02%, bình quân 1 tháng tăng khoảng 0,4%).
Theo kịch bản này, giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ tăng 8,34%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 6,6% của năm trước, nhưng vẫn đạt được mục tiêu do Quốc hội đề ra là tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được ở mức cao 8,5%, còn nếu chỉ đạt ở mức thấp 8,2% thì mục tiêu giá tiêu dùng không đạt.
Hơn nữa, theo lời ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (nay là Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ), thì nếu kinh tế tăng trưởng cao mà lạm phát cũng tăng cao thì tăng trưởng kinh tế còn có ý nghĩa gì?
Để đạt được mục tiêu này thì cần áp dụng biện pháp chống lạm phát quyết liệt hơn, tức là ngoài các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng, cần thiết có thể chấp nhận tăng giá nội tệ (theo tính toán một cách đơn giản, lạm phát tiền đồng Việt Nam 8%, trừ đi lạm phát 2,5% của đồng Đô la Mỹ, trừ đi 1% do ta chủ động phá giá, thì đồng tiền Việt Nam vẫn còn mất giá khoảng 4,5%).
Hai là kịch bản tăng trung bình, tức là giữ tốc độ tăng trong 5 tháng cuối năm nay bằng với tốc độ tăng của 5 tháng vừa qua (tháng 3 giảm 0,2%, tháng 4 tăng 0,5%, tháng 5 tăng 0,8%, tháng 6 tăng 0,87%, tháng 7 tăng 0,94%, tính chung từ tháng 3 đến tháng 7 tăng 2,94%).
Theo kịch bản này, giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ tăng 9,31%, cao thứ hai tính từ 1996 đến nay (chỉ sau năm 2004 tăng 9,5%), vượt xa tốc độ tăng của 2 năm trước và vượt xa cả tốc độ tăng trưởng GDP, không đạt được mục tiêu đề ra, tác động xấu tới người tiêu dùng, tác động xấu đối với đầu tư và tăng trưởng.
Ba là kịch bản tăng cao, tức là tốc độ tăng giá 5 tháng còn lại như 4 tháng vừa qua (tức là tăng 3,15%, bình quân 1 tháng tăng gần 0,78%), thì 5 tháng còn lại sẽ tăng 3,95%. Khi đó cả năm 2007 sẽ tăng 10,4% - tức là tăng 2 chữ số như có chuyên gia đã đề cập đến.