“Kiểm soát độc quyền để kiềm chế lạm phát”
Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát chính là việc kiểm soát vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp
Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát chính là việc kiểm soát vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp.
Quan điểm này được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, nhấn mạnh khi trao đổi về vấn đề độc quyền và tác động tới lạm phát.
Bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng, việc lạm dụng vị thế độc quyền có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát?
Lạm phát có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát, trong đó, một trong những điểm cần chú ý là kiểm soát độc quyền, chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền.
Khi có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị trường theo quyền lực thị trường của mình. Họ có thể áp đặt những điều kiện để ký kết mua bán hàng hóa dịch vụ, ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Theo đó, có hai hành vi lạm dụng vị trí độc quyền rất nguy hại.
Thứ nhất là hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Một khi doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền, khách hàng buộc phải tuân theo các điều kiện áp đặt của họ. Thứ hai, doanh nghiệp có thể đơn phương thay đổi, hủy bỏ hợp đồng cam kết mà không có lý do chính đáng.
Đây là điểm rất đáng chú ý để kiểm soát các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh nhằm ngăn chặn những hành động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, làm nặng nề thêm tình trạng lạm phát hiện nay của đất nước.
Vì vậy, việc kiểm soát các hành vi này để góp phần làm môi trường cạnh tranh không bị méo mó và hạn chế tối đa tác động gây tăng giá hàng hóa.
Theo bà, nhóm doanh nghiệp nào đang giữ vị trí thống lĩnh và độc quyền tại Việt Nam hiện nay?
Theo luật, các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, là những doanh nghiệp giữ thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Có rất nhiều doanh nghiệp không chiếm thị phần đến mức đấy nhưng lại có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Theo tôi, giữ vị trí độc quyền và vị trí thống lĩnh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việc kiểm soát các hành vi này nên được thực hiện như thế nào?
Có thể kiểm soát bằng nhiều cách. Các doanh nghiệp trên thị trường thường có hiểu biết về nhau, vì vậy khi doanh nghiệp này biết một doanh nghiệp khác đang lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh, có thể thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương để Cục ghi nhận và điều tra.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan sát những doanh nghiệp cùng ngành hoặc cùng thị trường liên quan để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi này.
Trong một số trường hợp, bản thân doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh vô tình không biết đang giữ vị trí thống lĩnh, độc quyền. Họ có thể tham vấn với Cục Quản lý cạnh tranh hoặc các cơ quan tư vấn luật để xem doanh nghiệp có vi phạm không, bởi vì, một khi vi phạm bị phát hiện, chế tài xử phạt rất nặng, riêng phạt tiền có thể lên đến 10% doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước khi vi phạm.
Có 2 cơ sở để cơ quan quản lý mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm, đó là, có đơn thư khiếu nại từ doanh nghiệp, của các bên có liên quan hoặc Cơ quan quản lý nhà nước có thể tự khởi kiện. Kinh nghiệm của các nước và Việt Nam để cơ quan quản lý khởi kiện thường phải dựa vào một cái đơn khiếu nại.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, chưa cần có đơn, hồ sơ khởi kiện vụ việc cạnh tranh nhưng nếu có thông tin, cơ quan quản lý cũng sẽ để mắt đến.
Có nên dùng đến các hình thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không, thưa bà?
Đúng là nên tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức để doanh nghiệp biết và tránh vi phạm, làm thế nào để phòng hơn là chống lại hiện tượng khi đã xảy ra.
Cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được chuẩn bị kiến thức để sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp lý nói chung và luật cạnh tranh nói riêng.
Quan điểm này được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, nhấn mạnh khi trao đổi về vấn đề độc quyền và tác động tới lạm phát.
Bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng, việc lạm dụng vị thế độc quyền có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát?
Lạm phát có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát, trong đó, một trong những điểm cần chú ý là kiểm soát độc quyền, chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền.
Khi có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị trường theo quyền lực thị trường của mình. Họ có thể áp đặt những điều kiện để ký kết mua bán hàng hóa dịch vụ, ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Theo đó, có hai hành vi lạm dụng vị trí độc quyền rất nguy hại.
Thứ nhất là hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Một khi doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền, khách hàng buộc phải tuân theo các điều kiện áp đặt của họ. Thứ hai, doanh nghiệp có thể đơn phương thay đổi, hủy bỏ hợp đồng cam kết mà không có lý do chính đáng.
Đây là điểm rất đáng chú ý để kiểm soát các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh nhằm ngăn chặn những hành động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, làm nặng nề thêm tình trạng lạm phát hiện nay của đất nước.
Vì vậy, việc kiểm soát các hành vi này để góp phần làm môi trường cạnh tranh không bị méo mó và hạn chế tối đa tác động gây tăng giá hàng hóa.
Theo bà, nhóm doanh nghiệp nào đang giữ vị trí thống lĩnh và độc quyền tại Việt Nam hiện nay?
Theo luật, các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, là những doanh nghiệp giữ thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Có rất nhiều doanh nghiệp không chiếm thị phần đến mức đấy nhưng lại có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Theo tôi, giữ vị trí độc quyền và vị trí thống lĩnh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việc kiểm soát các hành vi này nên được thực hiện như thế nào?
Có thể kiểm soát bằng nhiều cách. Các doanh nghiệp trên thị trường thường có hiểu biết về nhau, vì vậy khi doanh nghiệp này biết một doanh nghiệp khác đang lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh, có thể thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương để Cục ghi nhận và điều tra.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan sát những doanh nghiệp cùng ngành hoặc cùng thị trường liên quan để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi này.
Trong một số trường hợp, bản thân doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh vô tình không biết đang giữ vị trí thống lĩnh, độc quyền. Họ có thể tham vấn với Cục Quản lý cạnh tranh hoặc các cơ quan tư vấn luật để xem doanh nghiệp có vi phạm không, bởi vì, một khi vi phạm bị phát hiện, chế tài xử phạt rất nặng, riêng phạt tiền có thể lên đến 10% doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước khi vi phạm.
Có 2 cơ sở để cơ quan quản lý mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm, đó là, có đơn thư khiếu nại từ doanh nghiệp, của các bên có liên quan hoặc Cơ quan quản lý nhà nước có thể tự khởi kiện. Kinh nghiệm của các nước và Việt Nam để cơ quan quản lý khởi kiện thường phải dựa vào một cái đơn khiếu nại.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, chưa cần có đơn, hồ sơ khởi kiện vụ việc cạnh tranh nhưng nếu có thông tin, cơ quan quản lý cũng sẽ để mắt đến.
Có nên dùng đến các hình thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không, thưa bà?
Đúng là nên tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức để doanh nghiệp biết và tránh vi phạm, làm thế nào để phòng hơn là chống lại hiện tượng khi đã xảy ra.
Cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được chuẩn bị kiến thức để sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp lý nói chung và luật cạnh tranh nói riêng.