Kiểm toán Nhà nước tiếp tục “bối rối” với nợ công
Việc Kiểm toán Nhà nước chưa thể xác định được số nợ công của 2014 rõ ràng là rất đáng lo ngại
Không có đủ cơ sở để xác định chính xác con số thực, Kiểm toán Nhà nước thêm một lần bối rối với nợ công.
“Nợ trong giới hạn”
Tiếp tục phiên họp thứ 49, sáng 15/6 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước 2014. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính đến 31/12/2014, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 46,4%, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 38,3%, nợ công bằng 58,0%.
Đây là tỷ lệ trong giới hạn theo quy định của Chính phủ và của Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.
Năm 2014, về chi trả nợ và viện trợ, Chính phủ dự toán 120.000 tỷ đồng, quyết toán 131.940 tỷ đồng, tăng 11.940 tỷ đồng so với dự toán.
Số tăng chủ yếu do ngân sách địa phương trả nợ khoản huy động vốn trong nước 12.392 tỷ đồng, ngân sách Trung ương trả nợ 118.750 tỷ đồng, theo đúng dự toán Quốc hội quyết định.
Báo cáo kết quả kiểm toán liên quan đến nội dung quyết toán ngân sách, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chỉ ra vô số những sai sót từ lập dự toán đến, thu chi...
Riêng về nợ công, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ nợ công tăng nhanh, dư nợ tăng đến 17,1% so với năm 2013.
Theo kết quả kiểm toán thì danh mục nợ công có thể bị trùng lắp hoặc chưa đầy đủ khoản nợ công của chính phủ, công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu thống nhất trước khi tổng hợp báo cáo.
Bất cập quản lý
Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng bằng chứng để làm cơ sở cho Kiểm toán Nhà nước xác định số nợ công đến 31/12/2014, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết.
Kết quả kiểm toán cho thấy, Bộ Tài chính ghi thu, chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ số liệu của quỹ tích luỹ trả nợ và chưa sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu chính phủ theo quy định.
Hầu hết các dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay do Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản, các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ gía và lãi suất.
Bên cạnh đó, nhiều dự án vay lại được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, phải dừng sản xuất giải thể, phá sản. Một số địa phương không lập kế hoạch vay nợ và trả nợ bố trí đầy đủ ngân sách để trả nợ.
Trong bối cảnh nợ công đang là gánh nặng của quốc gia thì việc Kiểm toán Nhà nước chưa thể xác định được số nợ công của 2014 rõ ràng là rất đáng lo ngại.
Càng đáng lo hơn là từ 2014, khi xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Tổng kiểm toán Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Hữu Vạn cũng đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.
Kiểm toán Nhà nước khi đó cũng đã “phê”việc ghi thu ghi chi chậm chưa được khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước các năm 2010, 2011 nên tình trạng các chủ dự án nhận nợ chậm, thu hồi gốc, lãi về quỹ tích lũy không kịp thời còn khá phổ biến.
Như vậy, bất cập trong quản lý nợ công đã khiến Kiểm toán Nhà nước “bối rối” từ nhiều năm nay.
“Nợ trong giới hạn”
Tiếp tục phiên họp thứ 49, sáng 15/6 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước 2014. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính đến 31/12/2014, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 46,4%, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 38,3%, nợ công bằng 58,0%.
Đây là tỷ lệ trong giới hạn theo quy định của Chính phủ và của Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.
Năm 2014, về chi trả nợ và viện trợ, Chính phủ dự toán 120.000 tỷ đồng, quyết toán 131.940 tỷ đồng, tăng 11.940 tỷ đồng so với dự toán.
Số tăng chủ yếu do ngân sách địa phương trả nợ khoản huy động vốn trong nước 12.392 tỷ đồng, ngân sách Trung ương trả nợ 118.750 tỷ đồng, theo đúng dự toán Quốc hội quyết định.
Báo cáo kết quả kiểm toán liên quan đến nội dung quyết toán ngân sách, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chỉ ra vô số những sai sót từ lập dự toán đến, thu chi...
Riêng về nợ công, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước nêu rõ nợ công tăng nhanh, dư nợ tăng đến 17,1% so với năm 2013.
Theo kết quả kiểm toán thì danh mục nợ công có thể bị trùng lắp hoặc chưa đầy đủ khoản nợ công của chính phủ, công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu thống nhất trước khi tổng hợp báo cáo.
Bất cập quản lý
Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng bằng chứng để làm cơ sở cho Kiểm toán Nhà nước xác định số nợ công đến 31/12/2014, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết.
Kết quả kiểm toán cho thấy, Bộ Tài chính ghi thu, chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ số liệu của quỹ tích luỹ trả nợ và chưa sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu chính phủ theo quy định.
Hầu hết các dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay do Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản, các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ gía và lãi suất.
Bên cạnh đó, nhiều dự án vay lại được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, phải dừng sản xuất giải thể, phá sản. Một số địa phương không lập kế hoạch vay nợ và trả nợ bố trí đầy đủ ngân sách để trả nợ.
Trong bối cảnh nợ công đang là gánh nặng của quốc gia thì việc Kiểm toán Nhà nước chưa thể xác định được số nợ công của 2014 rõ ràng là rất đáng lo ngại.
Càng đáng lo hơn là từ 2014, khi xem xét báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Tổng kiểm toán Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Hữu Vạn cũng đã từng nêu thực tế: “Do đặc điểm tổ chức quản lý và công tác kế toán, lập báo cáo thông tin về nợ công phân tán, Kiểm toán Nhà nước không đủ cơ sở xác nhận số liệu nợ công năm 2012”.
Kiểm toán Nhà nước khi đó cũng đã “phê”việc ghi thu ghi chi chậm chưa được khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước các năm 2010, 2011 nên tình trạng các chủ dự án nhận nợ chậm, thu hồi gốc, lãi về quỹ tích lũy không kịp thời còn khá phổ biến.
Như vậy, bất cập trong quản lý nợ công đã khiến Kiểm toán Nhà nước “bối rối” từ nhiều năm nay.