Kinh tế 11 tháng: Công nghiệp tăng, xuất khẩu giảm
Công nghiệp vẫn tăng khá, nguồn vốn ODA khả quan, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả tích cực
Công nghiệp vẫn tăng khá. Nguồn vốn ODA rất khả quan, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả tích cực, lạm phát được kiềm chế nhưng đã có dấu hiệu tăng cao hơn, xuất khẩu tiếp tục sụt giảm và nhập siêu tăng lên... Đó là tổng quan kinh tế tháng 11 và 11 tháng năm 2009.
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng cao hơn tốc độ tăng của 10 tháng và tăng hai chữ số (13%), nên tính chung 11 tháng đã tăng khá hơn. Cả 3 khu vực đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng cao nhất (tăng 9,4%), tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 7,7%).
Đầu tư trong nước tháng 11 thực hiện cao hơn các tháng trước. Vốn đầu tư từ ngân sách 11 tháng đã đạt 88,9% kế hoạch năm, trong đó Trung ương đạt cao hơn địa phương (94,6% so với 85,1%). Một số bộ ngành đạt cao, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế. Một số địa phương đạt tỷ lệ khá, như Thái Bình, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, An Giang,...
Đầu tư nước ngoài trong điều kiện thế giới gặp khủng hoảng, nhưng vẫn đạt kết quả tích cực. Đầu tư trực tiếp đăng ký đạt 19,7 tỷ USD, giảm 72% so với cùng kỳ năm trước, tuy giảm mạnh về lượng vốn đăng ký mới, nhưng lượng vốn bổ sung chỉ giảm nhẹ (-1,7%); lượng vốn thực hiện đã đạt 9 tỷ USD, tuy còn thấp hơn cùng kỳ nhưng đã gần đạt kế hoạch cả năm.
Nguồn vốn ODA đạt kết quả khá cao, khả năng cả năm đạt 3 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đầu tư trong nước gia tăng và khả năng cả năm so với GDP ở mức cao. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư tiếp tục xu hướng thấp, vừa ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng, vừa là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát.
Lạm phát sau 10 tháng ở mức 5,07% và tính bình quân sau 1 năm ở mức 6,91% - đều thấp xa so với cùng kỳ năm trước; nếu tháng 12 có tăng tới 1% thì cả năm cũng thấp hơn cả năm trước. Tuy nhiên, giá vàng tăng khá cao (48,72%) trong nhiều thời điểm cao hơn giá vàng thế giới. Giá USD tăng cao hơn năm trước, trong khi giá USD trên thế giới giảm mạnh, nên ngoài yếu tố lượng ngoại tệ vào nước ta bị sụt giảm từ các nguồn, thì tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp, của người dân gia tăng, các nhà đầu cơ lợi dụng, làm cho thị trường vàng, ngoại tệ nóng lên.
Xuất khẩu tiếp tục bị sụt giảm và khả năng cả năm sẽ giảm ở mức hai chữ số do gặp khó khăn về thị trường, giá cả, hàng rào kỹ thuật, về nguồn hàng và quan trọng hơn là hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Nhập siêu tiếp tục gia tăng và cả năm có thể lên đến trên dưới 12 tỷ USD; tuy thấp hơn năm trước, nhưng vẫn tác động lớn đến cán cân thanh toán tổng thể, tạo sức ép lên tỷ giá. Đây là lĩnh vực gặp khó khăn nhiều nhất, lâu nhất trong năm 2009 và có thể còn kéo dài đến những năm sau. Tổng mức bán lẻ tăng 18,5%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá (6,91%) thì tăng trên 10,8%, vừa cao hơn các con số tương ứng của các tháng trước, vừa cao hơn tốc độ tăng GDP.
Trong điều kiện có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, việc điều hành của Chính phủ đã có sự linh hoạt, kịp thời, có những mặt, những lĩnh vực đã “vượt trước ngăn chặn”. Từ cuối năm trước, lạm phát đã được chặn đứng, nhưng hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát cộng hưởng với các yếu tố bên ngoài đã làm cho tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, Chính phủ đã cho nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khoá, trong đó đáng lưu ý là cấp bù lãi suất vay vốn. Động thái này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi sự phá sản và nền kinh tế đã thoát đáy vượt dốc đi lên.
Khi tiền tệ - tài khoá nới lỏng và tăng trưởng kinh tế cao lên qua các quý thì lại có hiệu ứng phụ là bất ổn vĩ mô, có nguy cơ lạm phát cao trở lại. Chính phủ đã cho nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá và sẽ dừng chương trình cấp bù lãi suất đúng hạn để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới thì cho xuất khẩu vàng; khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì cho nhập khẩu vàng...
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng cao hơn tốc độ tăng của 10 tháng và tăng hai chữ số (13%), nên tính chung 11 tháng đã tăng khá hơn. Cả 3 khu vực đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng cao nhất (tăng 9,4%), tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 7,7%).
Đầu tư trong nước tháng 11 thực hiện cao hơn các tháng trước. Vốn đầu tư từ ngân sách 11 tháng đã đạt 88,9% kế hoạch năm, trong đó Trung ương đạt cao hơn địa phương (94,6% so với 85,1%). Một số bộ ngành đạt cao, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế. Một số địa phương đạt tỷ lệ khá, như Thái Bình, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Lâm Đồng, An Giang,...
Đầu tư nước ngoài trong điều kiện thế giới gặp khủng hoảng, nhưng vẫn đạt kết quả tích cực. Đầu tư trực tiếp đăng ký đạt 19,7 tỷ USD, giảm 72% so với cùng kỳ năm trước, tuy giảm mạnh về lượng vốn đăng ký mới, nhưng lượng vốn bổ sung chỉ giảm nhẹ (-1,7%); lượng vốn thực hiện đã đạt 9 tỷ USD, tuy còn thấp hơn cùng kỳ nhưng đã gần đạt kế hoạch cả năm.
Nguồn vốn ODA đạt kết quả khá cao, khả năng cả năm đạt 3 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đầu tư trong nước gia tăng và khả năng cả năm so với GDP ở mức cao. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư tiếp tục xu hướng thấp, vừa ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng, vừa là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát.
Lạm phát sau 10 tháng ở mức 5,07% và tính bình quân sau 1 năm ở mức 6,91% - đều thấp xa so với cùng kỳ năm trước; nếu tháng 12 có tăng tới 1% thì cả năm cũng thấp hơn cả năm trước. Tuy nhiên, giá vàng tăng khá cao (48,72%) trong nhiều thời điểm cao hơn giá vàng thế giới. Giá USD tăng cao hơn năm trước, trong khi giá USD trên thế giới giảm mạnh, nên ngoài yếu tố lượng ngoại tệ vào nước ta bị sụt giảm từ các nguồn, thì tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp, của người dân gia tăng, các nhà đầu cơ lợi dụng, làm cho thị trường vàng, ngoại tệ nóng lên.
Xuất khẩu tiếp tục bị sụt giảm và khả năng cả năm sẽ giảm ở mức hai chữ số do gặp khó khăn về thị trường, giá cả, hàng rào kỹ thuật, về nguồn hàng và quan trọng hơn là hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Nhập siêu tiếp tục gia tăng và cả năm có thể lên đến trên dưới 12 tỷ USD; tuy thấp hơn năm trước, nhưng vẫn tác động lớn đến cán cân thanh toán tổng thể, tạo sức ép lên tỷ giá. Đây là lĩnh vực gặp khó khăn nhiều nhất, lâu nhất trong năm 2009 và có thể còn kéo dài đến những năm sau. Tổng mức bán lẻ tăng 18,5%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá (6,91%) thì tăng trên 10,8%, vừa cao hơn các con số tương ứng của các tháng trước, vừa cao hơn tốc độ tăng GDP.
Trong điều kiện có những diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, việc điều hành của Chính phủ đã có sự linh hoạt, kịp thời, có những mặt, những lĩnh vực đã “vượt trước ngăn chặn”. Từ cuối năm trước, lạm phát đã được chặn đứng, nhưng hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát cộng hưởng với các yếu tố bên ngoài đã làm cho tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, Chính phủ đã cho nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khoá, trong đó đáng lưu ý là cấp bù lãi suất vay vốn. Động thái này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi sự phá sản và nền kinh tế đã thoát đáy vượt dốc đi lên.
Khi tiền tệ - tài khoá nới lỏng và tăng trưởng kinh tế cao lên qua các quý thì lại có hiệu ứng phụ là bất ổn vĩ mô, có nguy cơ lạm phát cao trở lại. Chính phủ đã cho nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá và sẽ dừng chương trình cấp bù lãi suất đúng hạn để ngăn chặn nguy cơ lạm phát. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới thì cho xuất khẩu vàng; khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì cho nhập khẩu vàng...