Kinh tế Trung Quốc đi qua giai đoạn suy giảm
Ba quý liên tiếp vừa qua, kinh tế Trung Quốc đều tăng 6,7% mỗi quý
Nền kinh tế Trung Quốc giữ ổn định trong quý 3, đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm và tạo điều kiện cho nước này dịch chuyển chính sách theo hướng kiềm chế các rủi ro tài chính.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 19/10 cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng 6,7% trong thời gian từ tháng 7-9 so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó, đồng thời nằm ở khoảng giữa trong mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho năm 2016.
Như vậy, trong 3 quý liên tiếp vừa qua, kinh tế Trung Quốc đều tăng 6,7% mỗi quý, khép lại quãng thời gian liên tiếp suy giảm trước đó.
Trong quý, ngành dịch vụ của Trung Quốc chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 3 quý đầu năm, với mức tăng 7,6 %.
Tăng trưởng ổn định trở lại giúp mở đường cho các chính sách nhằm kiềm chế mức nợ đang gia tăng nhanh chóng và các rủi ro tài chính khác trong nền kinh tế Trung Quốc theo lời kêu gọi của nhiều tổ chức trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ đạo về giảm nợ. Tuy nhiên, những chỉ đạo tương tự trước đây đã bị phớt lờ và tăng trưởng tín dụng chóng mặt đã dẫn tới giá bất động sản tăng vọt tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Theo giới phân tích, hoạt động xây dựng bùng nổ và vay nợ tăng mạnh đã bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu Trung Quốc trong quý 3. Mặc dù vậy, đầu tư của khu vực tư nhân giảm sút, mức nợ tăng và nguy cơ điều chỉnh giảm của thị trường địa ốc đang khiến nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào chi tiêu Chính phủ và khiến giới đầu tư toàn cầu e dè.
Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng đầu tư bất động sản đạt mức 5,8 %, so với mức tăng 5,4 % trong 8 tháng. Tuy nhiên, nhiều thành phố đã bắt đầu có các biện pháp “hạ sốt” bất động sản khi giá nhà tăng gấp rưỡi trong vòng 1 năm, dẫn tới những lo ngại tăng trưởng GDP có thể giảm sút.
“Chúng tôi cho rằng các biện pháp kiềm chế thị trường bất động sản sẽ gây sức ép đối với nền kinh tế Trung Quốc trong những quỹ tới”, chuyên gia kinh tế Zhou Hao của ngân hàng Commerzbank tại Hồng Kông nhận định.
Thống kê cho thấy tiêu dùng đóng góp 71% GDP Trung Quốc trong 3 quý đầu năm, so với 66,4% trong năm 2015. Sự tăng trưởng này một phần do xuất khẩu ròng suy giảm, mặt khác cũng cho thấy thành công bước đầu mà Bắc Kinh đạt được trong việc dịch chuyển nền kinh tế khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư.
Sản lượng công nghiệp tháng 9 của Trung Quốc tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo tăng 6,4% của giới phân tích, trong khi doanh thu bán lẻ tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 10,7%. Đầu tư tài sản cố định tăng 8,2% trong 9 tháng.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 19/10 cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng 6,7% trong thời gian từ tháng 7-9 so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng này phù hợp với dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó, đồng thời nằm ở khoảng giữa trong mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho năm 2016.
Như vậy, trong 3 quý liên tiếp vừa qua, kinh tế Trung Quốc đều tăng 6,7% mỗi quý, khép lại quãng thời gian liên tiếp suy giảm trước đó.
Trong quý, ngành dịch vụ của Trung Quốc chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 3 quý đầu năm, với mức tăng 7,6 %.
Tăng trưởng ổn định trở lại giúp mở đường cho các chính sách nhằm kiềm chế mức nợ đang gia tăng nhanh chóng và các rủi ro tài chính khác trong nền kinh tế Trung Quốc theo lời kêu gọi của nhiều tổ chức trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ đạo về giảm nợ. Tuy nhiên, những chỉ đạo tương tự trước đây đã bị phớt lờ và tăng trưởng tín dụng chóng mặt đã dẫn tới giá bất động sản tăng vọt tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Theo giới phân tích, hoạt động xây dựng bùng nổ và vay nợ tăng mạnh đã bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu Trung Quốc trong quý 3. Mặc dù vậy, đầu tư của khu vực tư nhân giảm sút, mức nợ tăng và nguy cơ điều chỉnh giảm của thị trường địa ốc đang khiến nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới phụ thuộc nhiều hơn vào chi tiêu Chính phủ và khiến giới đầu tư toàn cầu e dè.
Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng đầu tư bất động sản đạt mức 5,8 %, so với mức tăng 5,4 % trong 8 tháng. Tuy nhiên, nhiều thành phố đã bắt đầu có các biện pháp “hạ sốt” bất động sản khi giá nhà tăng gấp rưỡi trong vòng 1 năm, dẫn tới những lo ngại tăng trưởng GDP có thể giảm sút.
“Chúng tôi cho rằng các biện pháp kiềm chế thị trường bất động sản sẽ gây sức ép đối với nền kinh tế Trung Quốc trong những quỹ tới”, chuyên gia kinh tế Zhou Hao của ngân hàng Commerzbank tại Hồng Kông nhận định.
Thống kê cho thấy tiêu dùng đóng góp 71% GDP Trung Quốc trong 3 quý đầu năm, so với 66,4% trong năm 2015. Sự tăng trưởng này một phần do xuất khẩu ròng suy giảm, mặt khác cũng cho thấy thành công bước đầu mà Bắc Kinh đạt được trong việc dịch chuyển nền kinh tế khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư.
Sản lượng công nghiệp tháng 9 của Trung Quốc tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo tăng 6,4% của giới phân tích, trong khi doanh thu bán lẻ tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng 10,7%. Đầu tư tài sản cố định tăng 8,2% trong 9 tháng.