Làm gì để hạn chế lao động Việt sống bất hợp pháp tại Hàn?
Các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc bắt đầu có cái nhìn tiêu cực với lao động Việt Nam
Cho đến thời điểm này, Hàn Quốc vẫn được xem là thị trường tiếp nhận lao động số một tại Việt Nam khi chỉ tiêu và công việc cho lao động tại đây khá ổn định. Đặc biệt, thu nhập của người lao động khá cao với trung bình khoảng 1.000 USD/tháng.
Song, vừa qua Hàn Quốc đã quyết định hoãn đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn dự kiến tổ chức vào ngày 7/8 và đang xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Cơ quan đại diện Nguồn nhân lực Hàn Quốc đưa ra thông báo hoãn kỳ thi tiếng Hàn vào ngày 7/8 không nói là hoãn đến bao giờ.
Đại diện cơ quan này cũng cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do lao động Việt Nam bỏ trốn, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tăng cao thời gian gần đây, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội của nước này.
Theo ông Xuyên, trước đây, phía Hàn Quốc đã từng áp dụng việc tạm dừng tiếp nhận lao động Philippin, khi số lượng lao động nước này bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng cao. Với Việt Nam, điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn.
Số liệu của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cho thấy, năm 2011, số lao động Việt Nam hết thời hạn về nước dự kiến khoảng 11.000 người. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số lượng lao động hết hợp đồng về nước chỉ đạt 45%.
Tại buổi tọa đàm “Các biện pháp ngăn ngừa lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS trốn và ở lại làm việc bất hợp pháp” được Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức tại Hà Tĩnh và Nghệ An trong hai ngày 8 và 9/9, ông Jung Jin Joung, Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc bắt đầu có cái nhìn tiêu cực với lao động Việt Nam.
Bằng chứng là gần đây, số lượng chủ sử dụng lao động nói chung, đặc biệt là chủ sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp không hài lòng với người lao động Việt Nam tăng lên, xu hướng tuyển dụng lao động Việt Nam đang có dấu hiệu giảm dần. Chủ sử dụng lao động sở tại bắt đầu chuyển sang lựa chọn người lao động của các quốc gia khác.
Điều 12 Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng khá rõ.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước, buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai hai năm. Tuy nhiên, chế tài này xem ra không có ý nghĩa đối với lao động bỏ trốn tại thị trường Hàn Quốc.
Tại cuộc tọa đàm nói trên, một số biện pháp nhằm hạn chế thực trạng lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp đã được đưa ra như: thay đổi cách thức tuyển chọn lao động, phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên người lao động bất hợp pháp về nước, áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống trốn....
Tuy nhiên, biện pháp được xem là hữu hiệu nhất để giải quyết thực trạng này, theo ông Nguyễn Tiến Hòa, giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Tĩnh, sẽ phải xử phạt nặng đối với cá nhân, gia đình có lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, một trong những xã có số lao động đi làm việc ở Hàn Quốc nhiều nhất cho rằng, cần đưa ra sự ràng buộc từ phía gia đình có lao động đi Hàn Quốc. Một lao động xuất cảnh, gia đình sẽ tự nguyện viết đơn cam kết với chính quyền địa phương không cho con em họ bỏ trốn. Trước khi lao động xuất cảnh, UBND xã sẽ thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ, hồ sơ của người thân trong gia đình.
Nếu lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn, xã sẽ trả lại giấy tờ cho gia đình. Ngược lại, nếu lao động bỏ trốn, những người thân trong gia đình sẽ phải chịu phạt thay cho con em họ.
Song, vừa qua Hàn Quốc đã quyết định hoãn đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn dự kiến tổ chức vào ngày 7/8 và đang xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Cơ quan đại diện Nguồn nhân lực Hàn Quốc đưa ra thông báo hoãn kỳ thi tiếng Hàn vào ngày 7/8 không nói là hoãn đến bao giờ.
Đại diện cơ quan này cũng cho biết, một trong những nguyên nhân chính là do lao động Việt Nam bỏ trốn, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tăng cao thời gian gần đây, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội của nước này.
Theo ông Xuyên, trước đây, phía Hàn Quốc đã từng áp dụng việc tạm dừng tiếp nhận lao động Philippin, khi số lượng lao động nước này bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng cao. Với Việt Nam, điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn.
Số liệu của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cho thấy, năm 2011, số lao động Việt Nam hết thời hạn về nước dự kiến khoảng 11.000 người. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số lượng lao động hết hợp đồng về nước chỉ đạt 45%.
Tại buổi tọa đàm “Các biện pháp ngăn ngừa lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình EPS trốn và ở lại làm việc bất hợp pháp” được Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức tại Hà Tĩnh và Nghệ An trong hai ngày 8 và 9/9, ông Jung Jin Joung, Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc bắt đầu có cái nhìn tiêu cực với lao động Việt Nam.
Bằng chứng là gần đây, số lượng chủ sử dụng lao động nói chung, đặc biệt là chủ sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp không hài lòng với người lao động Việt Nam tăng lên, xu hướng tuyển dụng lao động Việt Nam đang có dấu hiệu giảm dần. Chủ sử dụng lao động sở tại bắt đầu chuyển sang lựa chọn người lao động của các quốc gia khác.
Điều 12 Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ở lại trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng khá rõ.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước, buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai hai năm. Tuy nhiên, chế tài này xem ra không có ý nghĩa đối với lao động bỏ trốn tại thị trường Hàn Quốc.
Tại cuộc tọa đàm nói trên, một số biện pháp nhằm hạn chế thực trạng lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp đã được đưa ra như: thay đổi cách thức tuyển chọn lao động, phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên người lao động bất hợp pháp về nước, áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống trốn....
Tuy nhiên, biện pháp được xem là hữu hiệu nhất để giải quyết thực trạng này, theo ông Nguyễn Tiến Hòa, giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Tĩnh, sẽ phải xử phạt nặng đối với cá nhân, gia đình có lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, một trong những xã có số lao động đi làm việc ở Hàn Quốc nhiều nhất cho rằng, cần đưa ra sự ràng buộc từ phía gia đình có lao động đi Hàn Quốc. Một lao động xuất cảnh, gia đình sẽ tự nguyện viết đơn cam kết với chính quyền địa phương không cho con em họ bỏ trốn. Trước khi lao động xuất cảnh, UBND xã sẽ thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ, hồ sơ của người thân trong gia đình.
Nếu lao động hết hợp đồng về nước đúng thời hạn, xã sẽ trả lại giấy tờ cho gia đình. Ngược lại, nếu lao động bỏ trốn, những người thân trong gia đình sẽ phải chịu phạt thay cho con em họ.