Dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc do tình trạng bỏ trốn
Ba huyện tại Hà Tĩnh là Nghi Xuân, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên bị yêu cầu dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hoà vừa ký văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu ba huyện là Nghi Xuân, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Lý do dừng tuyển, bởi đây là những huyện có số lao động bỏ trốn cao tại thị trường Hàn Quốc.
Ngày 21/7, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, có hai vấn đề của lao động Việt Nam tồn tại từ lâu tại Hàn Quốc là nhảy việc và bỏ trốn.
Tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn khi thời gian gần đây tiếp tục phát sinh 22 trường hợp người lao động bỏ trốn tại sân bay ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, gây bức xúc cho các cơ quan chức năng của phía bạn và các chủ sử dụng Hàn Quốc.
Những người lao động này tập trung chủ yếu ở một số xã của tỉnh Hà Tĩnh như: xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân; xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên và xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
Theo ông Quỳnh, đây chính là lý do khiến Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã hoãn kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động dự kiến diễn ra vào ngày 7/8 tới và đang xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
"Nếu phía Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người lao động tại địa phương nói trên mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục nghìn lao động của các địa phương khác trong cả nước.
Vì thế, để ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ trốn và nhằm giữ vững thị trường lao động tiềm năng Hàn Quốc, trước mắt Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp tạm dừng tuyển chọn người lao động thuộc các xã, phường có lao động bỏ trốn tại sân bay", ông Quỳnh nói.
Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) đã thực hiện được 6 năm. Kết thúc đợt hợp đồng 5 năm đầu tiên, có tới 50% số lao động hết hạn không về nước.
Lý do dừng tuyển, bởi đây là những huyện có số lao động bỏ trốn cao tại thị trường Hàn Quốc.
Ngày 21/7, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, có hai vấn đề của lao động Việt Nam tồn tại từ lâu tại Hàn Quốc là nhảy việc và bỏ trốn.
Tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn khi thời gian gần đây tiếp tục phát sinh 22 trường hợp người lao động bỏ trốn tại sân bay ngay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, gây bức xúc cho các cơ quan chức năng của phía bạn và các chủ sử dụng Hàn Quốc.
Những người lao động này tập trung chủ yếu ở một số xã của tỉnh Hà Tĩnh như: xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân; xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên và xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh.
Theo ông Quỳnh, đây chính là lý do khiến Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã hoãn kỳ kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động dự kiến diễn ra vào ngày 7/8 tới và đang xem xét dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.
"Nếu phía Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người lao động tại địa phương nói trên mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục nghìn lao động của các địa phương khác trong cả nước.
Vì thế, để ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ trốn và nhằm giữ vững thị trường lao động tiềm năng Hàn Quốc, trước mắt Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp tạm dừng tuyển chọn người lao động thuộc các xã, phường có lao động bỏ trốn tại sân bay", ông Quỳnh nói.
Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS) đã thực hiện được 6 năm. Kết thúc đợt hợp đồng 5 năm đầu tiên, có tới 50% số lao động hết hạn không về nước.