Lập hội đồng định giá, bồi thường dự án cảng Kê Gà
Hiện UBND tỉnh Bình Thuận và TKV đã đạt được một số thỏa thuận về việc xử lý tồn tại sau khi dừng dự án
UBND tỉnh Bình Thuận vừa thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ để giải quyết các tồn tại của dự án cảng Kê Gà.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, mục đích của hội đồng là nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân có đất liên quan đến việc dừng đầu tư cảng Kê Gà. Nhóm công tác phải có trách nhiệm lập phương án xử lý, trình các cấp có thẩm quyền làm cơ sở triển khai thực hiện.
Được biết, hiện UBND tỉnh Bình Thuận và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt được một số thỏa thuận về việc xử lý những tồn tại sau khi dừng dự án cảng Kê Gà.
Về định hướng bồi thường, theo thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận, đối với các dự án thiệt hại về cơ sở vật chất và công trình xây dựng đã đầu tư, qua kiểm tra, xác định nếu tài sản hư hỏng xuống cấp có giá trị sử dụng còn lại dưới 30% thì bồi thường 100% giá trị, những trường hợp khác giao cho hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường xem xét và đề xuất cụ thể.
Đối với cây trồng đã chết thì bồi thường 100%, những cây còn sống nhưng bị ảnh hưởng thì hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ xem xét và đề xuất cụ thể. Đối với các chi phí khác có liên quan, căn cứ vào đề xuất của nhà đầu tư (tự kê khai) và xác định lại của hội đồng.
Trên cơ sở đó, hội đồng sẽ tổng hợp trình UBND tỉnh và chuyển cho TKV xem xét thống nhất và có văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoặc báo cáo Thủ tướng cho ý kiến trước khi UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo triển khai thực hiện.
Đối với các dự án đã đi vào hoạt động hoặc đang xây dựng thì hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ xem xét đề xuất hỗ trợ, đền bù thiệt hại...
Dự án cảng Kê Gà được phê duyệt đầu tư từ năm 2010, tổng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng là 150 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án này là nhằm rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bauxite nhôm trong khu vực.
Đến trước thời điểm dừng dự án, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành kiểm đếm 11/12 dự án du lịch và tỉnh Bình Thuận đã có quyết định bồi thường cho 4 đơn vị du lịch với tổng số tiền 4,6 tỷ đồng.
Đối với 8 doanh nghiệp còn lại theo kết quả kiểm kê của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận, giá trị đền bù tạm áp giá là 32,2 tỷ đồng. Tổng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng theo số tạm tính của tỉnh Bình Thuận cho 12 doanh nghiệp du lịch là 40,7 tỷ đồng. Còn đối với 42 hộ dân, công tác đền bù mới dừng lại ở khâu kiểm đếm.
Lãnh đạo TKV mới đây cho biết, sau khi dừng đầu tư cảng Kê Gà, tập đoàn đang tính tới phương án đầu tư mở rộng cảng Vĩnh Tân với kinh phí chỉ khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với cảng Kê Gà.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, mục đích của hội đồng là nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân có đất liên quan đến việc dừng đầu tư cảng Kê Gà. Nhóm công tác phải có trách nhiệm lập phương án xử lý, trình các cấp có thẩm quyền làm cơ sở triển khai thực hiện.
Được biết, hiện UBND tỉnh Bình Thuận và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt được một số thỏa thuận về việc xử lý những tồn tại sau khi dừng dự án cảng Kê Gà.
Về định hướng bồi thường, theo thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận, đối với các dự án thiệt hại về cơ sở vật chất và công trình xây dựng đã đầu tư, qua kiểm tra, xác định nếu tài sản hư hỏng xuống cấp có giá trị sử dụng còn lại dưới 30% thì bồi thường 100% giá trị, những trường hợp khác giao cho hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường xem xét và đề xuất cụ thể.
Đối với cây trồng đã chết thì bồi thường 100%, những cây còn sống nhưng bị ảnh hưởng thì hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ xem xét và đề xuất cụ thể. Đối với các chi phí khác có liên quan, căn cứ vào đề xuất của nhà đầu tư (tự kê khai) và xác định lại của hội đồng.
Trên cơ sở đó, hội đồng sẽ tổng hợp trình UBND tỉnh và chuyển cho TKV xem xét thống nhất và có văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoặc báo cáo Thủ tướng cho ý kiến trước khi UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo triển khai thực hiện.
Đối với các dự án đã đi vào hoạt động hoặc đang xây dựng thì hội đồng đánh giá thiệt hại, bồi thường, hỗ trợ xem xét đề xuất hỗ trợ, đền bù thiệt hại...
Dự án cảng Kê Gà được phê duyệt đầu tư từ năm 2010, tổng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng là 150 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án này là nhằm rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá của các dự án bauxite nhôm trong khu vực.
Đến trước thời điểm dừng dự án, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành kiểm đếm 11/12 dự án du lịch và tỉnh Bình Thuận đã có quyết định bồi thường cho 4 đơn vị du lịch với tổng số tiền 4,6 tỷ đồng.
Đối với 8 doanh nghiệp còn lại theo kết quả kiểm kê của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận, giá trị đền bù tạm áp giá là 32,2 tỷ đồng. Tổng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng theo số tạm tính của tỉnh Bình Thuận cho 12 doanh nghiệp du lịch là 40,7 tỷ đồng. Còn đối với 42 hộ dân, công tác đền bù mới dừng lại ở khâu kiểm đếm.
Lãnh đạo TKV mới đây cho biết, sau khi dừng đầu tư cảng Kê Gà, tập đoàn đang tính tới phương án đầu tư mở rộng cảng Vĩnh Tân với kinh phí chỉ khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với cảng Kê Gà.