TKV lý giải chuyện dừng xây dựng cảng Kê Gà
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chấp thuận đề xuất dừng triển khai xây dựng cảng Kê Gà, Bình Thuận
Xét đề nghị của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Chính phủ đã đồng ý tạm dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà (tỉnh Bình Thuận).
Trong công văn gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 21/2, Văn phòng Chính phủ cho biết, sau khi nhận được đề xuất của các đơn vị nói trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chấp thuận và giao Bộ Công Thương chỉ đạo TKV nghiên cứu lập phương án vận tải đáp ứng yêu cầu khai thác sản xuất cho các dự án Bauxit Tân Rai và Nhân Cơ cả trước mắt và lâu dài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2013.
Đồng thời, TKV chủ trì với các cơ quan liên quan làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về phần công việc đã triển khai tại khu vực cảng Kê Gà đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời Cổng thông tin điện tử Chính phủ về lý do dừng triển khai dự án trên, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc TKV cho hay, theo tính toán ban đầu, có một khối lượng vận chuyển bauxit trên 10 triệu tấn/năm và với cung độ vận tải ngắn nhất thì vận chuyển bằng ôtô về cảng Kê Gà sẽ tiết kiệm hơn.
Nhưng theo quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến quặng bauxit giai đoạn đến năm 2020 có xét đến 2030 và thông báo kết luận số 18 ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt từ nay đến năm 2020, chỉ duy trì 2 dự án thử nghiệm là Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ – Đăk Nông. Như vậy, đến năm 2015, công suất hai nhà máy khoảng 1,3 triệu tấn/năm và trên cơ sở kết quả thí điểm hai dự án này mới nghiên cứu phương án nâng công suất.
“Như vậy, nếu đầu tư gần 5.000 tỷ đồng cho dự án cảng Kê Gà, về mặt kinh tế thì không hiệu quả. Đó là những lý do vì sao TKV đề nghị dừng xây dựng dự án cảng Kê Gà”, ông Chuẩn nói.
Cũng theo lãnh đạo TKV, liên quan đến đền bù giải toả mặt bằng, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong tuần tới, tập đoàn sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận để giải quyết các vấn đề tiếp theo sau khi dự án dừng triển khai.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc TKV cũng cho biết, sau khi dừng đầu tư cảng Kê Gà, tập đoàn đang tính tới phương án đầu tư mở rộng cảng Vĩnh Tân với kinh phí chỉ khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn nhiều cảng Kê Gà.
Trong khi chờ đợi cảng Vĩnh Tân hoàn thành, sản phẩm của hai dự án sẽ được vận chuyển tới cảng Gò Dầu. Phương án này, Tập đoàn đã báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và đã được các Bộ chấp thuận.
Theo kế hoạch được phê duyệt từ năm 2007, dự án cảng Kê Gà sẽ được xây dựng tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Cảng có chiều dài ven biển khoảng 2 km với tổng diện tích khoảng 366 ha, kể cả diện tích đất liền và diện tích mặt nước.
Dự án cảng được chia thành 4 giai đoạn. Công suất bốc dỡ giai đoạn 1 sau 2 năm xây dựng sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm, đến năm 2020 sẽ hoàn tất cả 4 giai đoạn xây dựng với tổng công suất bốc dỡ được nâng lên khoảng 35 triệu tấn/năm.
Trong công văn gửi Bộ Công Thương và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 21/2, Văn phòng Chính phủ cho biết, sau khi nhận được đề xuất của các đơn vị nói trên, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chấp thuận và giao Bộ Công Thương chỉ đạo TKV nghiên cứu lập phương án vận tải đáp ứng yêu cầu khai thác sản xuất cho các dự án Bauxit Tân Rai và Nhân Cơ cả trước mắt và lâu dài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2013.
Đồng thời, TKV chủ trì với các cơ quan liên quan làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về phần công việc đã triển khai tại khu vực cảng Kê Gà đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời Cổng thông tin điện tử Chính phủ về lý do dừng triển khai dự án trên, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc TKV cho hay, theo tính toán ban đầu, có một khối lượng vận chuyển bauxit trên 10 triệu tấn/năm và với cung độ vận tải ngắn nhất thì vận chuyển bằng ôtô về cảng Kê Gà sẽ tiết kiệm hơn.
Nhưng theo quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến quặng bauxit giai đoạn đến năm 2020 có xét đến 2030 và thông báo kết luận số 18 ngày 14/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt từ nay đến năm 2020, chỉ duy trì 2 dự án thử nghiệm là Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ – Đăk Nông. Như vậy, đến năm 2015, công suất hai nhà máy khoảng 1,3 triệu tấn/năm và trên cơ sở kết quả thí điểm hai dự án này mới nghiên cứu phương án nâng công suất.
“Như vậy, nếu đầu tư gần 5.000 tỷ đồng cho dự án cảng Kê Gà, về mặt kinh tế thì không hiệu quả. Đó là những lý do vì sao TKV đề nghị dừng xây dựng dự án cảng Kê Gà”, ông Chuẩn nói.
Cũng theo lãnh đạo TKV, liên quan đến đền bù giải toả mặt bằng, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong tuần tới, tập đoàn sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận để giải quyết các vấn đề tiếp theo sau khi dự án dừng triển khai.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc TKV cũng cho biết, sau khi dừng đầu tư cảng Kê Gà, tập đoàn đang tính tới phương án đầu tư mở rộng cảng Vĩnh Tân với kinh phí chỉ khoảng 2.100 tỷ đồng, thấp hơn nhiều cảng Kê Gà.
Trong khi chờ đợi cảng Vĩnh Tân hoàn thành, sản phẩm của hai dự án sẽ được vận chuyển tới cảng Gò Dầu. Phương án này, Tập đoàn đã báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và đã được các Bộ chấp thuận.
Theo kế hoạch được phê duyệt từ năm 2007, dự án cảng Kê Gà sẽ được xây dựng tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Cảng có chiều dài ven biển khoảng 2 km với tổng diện tích khoảng 366 ha, kể cả diện tích đất liền và diện tích mặt nước.
Dự án cảng được chia thành 4 giai đoạn. Công suất bốc dỡ giai đoạn 1 sau 2 năm xây dựng sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm, đến năm 2020 sẽ hoàn tất cả 4 giai đoạn xây dựng với tổng công suất bốc dỡ được nâng lên khoảng 35 triệu tấn/năm.