Lấy phiếu tín nhiệm: “Người ta khen thì mình lại sửa”
Nhiều đại biểu Quốc hội không đồng thuận với một số nội dung quan trọng trong dự thảo về lấy phiếu tín nhiệm
Các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra nhiều bất cập của việc lấy phiếu tín nhiệm đối một số vị trí, chức vụ lãnh đạo trong đội ngũ cán bộ hiện nay.
Tại phiên thảo luận chiều 13/6 của Quốc hội về về dự thảo nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đa số ý kiến đại biểu cho rằng chỉ nên để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Cùng với đó, mỗi nhiệm kỳ nên có hai lần lấy phiếu, chứ không nên để một lần như dự thảo quy định.
Một số người “lần này bỏ phiếu thì chắc rất cao”
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Nghị quyết 35 của Quốc hội đã được 500 đại biểu biểu quyết thông qua thì đương nhiên đang có giá trị thi hành. Tuy nhiên, không hiểu sao việc này tự nhiên lại được dừng thực hiện.
“Chúng tôi đã đọc thư của Chủ tịch Quốc hội gửi tất cả các đại biểu, tôi cho rằng lá thư không nói rõ ràng các đại biểu có đồng ý hay không đồng ý, tức là chúng tôi chưa thể hiện ý kiến đã sửa. Tôi cho cách làm này không đúng, lần sau rút kinh nghiệm”, đại biểu Thuyền nói.
Lý do khiến đại biểu Thuyền không đồng tình với việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp lần này của Quốc hội, là bởi theo ông, "hiện có nhiều vị lãnh đạo rất tích cực trong thời gian qua, ví dụ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Thống đốc và một số bộ trưởng… Nếu lần này bỏ phiếu thì chắc rất cao, trong khi nếu dừng thì cơ hội của họ mất".
Điều khiến đại biểu đến từ Lâm Đồng này bức xúc và không hài lòng hơn cả chính là “điều người ta khen thì mình lại sửa, điều người ta chê thì mình lại giữ lại”.
Theo đại biểu này, dư luận rất khen khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, nhân dân đồng tình. Đây là một bước tiến mới của Quốc hội, thể hiện rõ quan điểm của Quốc hội trong việc đánh giá, nhận xét cán bộ.
Thế nhưng, đáng tiếc là chúng ta lại tạm dừng, trong khi cái bị chê là ba mức khi lấy phiếu tín nhiệm thì lại giữ lại.
“Thận trọng là do chính chúng ta”
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu, nếu chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong một nhiệm kỳ vào năm thứ 3 như dự thảo là quá ít, nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4.
Về mức độ lấy phiếu, đại biểu Tám đề nghị để ở hai mức thì rõ hơn, tức là tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đồng tình về việc chỉ đánh giá hai mức tín nhiệm.
“Tôi không thể nào thông suốt với việc giải thích để ba mức tín nhiệm là nhằm thể hiện sự thận trọng trong công tác đánh giá cán bộ. Thận trọng là do chính chúng ta, do chính các đại biểu, chứ sao lại phụ thuộc ba mức là thận trọng, mà hai mức là không thận trọng?”, đại biểu Cương đặt câu hỏi.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) tán thành theo hướng phải mở rộng lấy phiếu tín nhiệm ở các địa phương, cần bổ sung các chức danh là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND vào diện đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, vì những chức danh này thường xuyên có mối quan hệ công việc với người dân, tiếp xúc với người dân.
Quan điểm này cũng được đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) và một số đại biểu khác kiến nghị.
Khép lại buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói, sau khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ nhất, qua sơ kết bước đầu có nhiều ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35 cho phù hợp hơn với quy định hiện hành.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của cử tri, nhân dân, của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, đã có công thư về việc sửa đổi gửi đến các đại biểu Quốc hội, song không có đại biểu nào gửi phản hồi về cho Ủy ban là không đồng ý việc sửa đổi này.
Tại phiên thảo luận chiều 13/6 của Quốc hội về về dự thảo nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đa số ý kiến đại biểu cho rằng chỉ nên để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Cùng với đó, mỗi nhiệm kỳ nên có hai lần lấy phiếu, chứ không nên để một lần như dự thảo quy định.
Một số người “lần này bỏ phiếu thì chắc rất cao”
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Nghị quyết 35 của Quốc hội đã được 500 đại biểu biểu quyết thông qua thì đương nhiên đang có giá trị thi hành. Tuy nhiên, không hiểu sao việc này tự nhiên lại được dừng thực hiện.
“Chúng tôi đã đọc thư của Chủ tịch Quốc hội gửi tất cả các đại biểu, tôi cho rằng lá thư không nói rõ ràng các đại biểu có đồng ý hay không đồng ý, tức là chúng tôi chưa thể hiện ý kiến đã sửa. Tôi cho cách làm này không đúng, lần sau rút kinh nghiệm”, đại biểu Thuyền nói.
Lý do khiến đại biểu Thuyền không đồng tình với việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp lần này của Quốc hội, là bởi theo ông, "hiện có nhiều vị lãnh đạo rất tích cực trong thời gian qua, ví dụ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Thống đốc và một số bộ trưởng… Nếu lần này bỏ phiếu thì chắc rất cao, trong khi nếu dừng thì cơ hội của họ mất".
Điều khiến đại biểu đến từ Lâm Đồng này bức xúc và không hài lòng hơn cả chính là “điều người ta khen thì mình lại sửa, điều người ta chê thì mình lại giữ lại”.
Theo đại biểu này, dư luận rất khen khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, nhân dân đồng tình. Đây là một bước tiến mới của Quốc hội, thể hiện rõ quan điểm của Quốc hội trong việc đánh giá, nhận xét cán bộ.
Thế nhưng, đáng tiếc là chúng ta lại tạm dừng, trong khi cái bị chê là ba mức khi lấy phiếu tín nhiệm thì lại giữ lại.
“Thận trọng là do chính chúng ta”
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu, nếu chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong một nhiệm kỳ vào năm thứ 3 như dự thảo là quá ít, nên lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4.
Về mức độ lấy phiếu, đại biểu Tám đề nghị để ở hai mức thì rõ hơn, tức là tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng đồng tình về việc chỉ đánh giá hai mức tín nhiệm.
“Tôi không thể nào thông suốt với việc giải thích để ba mức tín nhiệm là nhằm thể hiện sự thận trọng trong công tác đánh giá cán bộ. Thận trọng là do chính chúng ta, do chính các đại biểu, chứ sao lại phụ thuộc ba mức là thận trọng, mà hai mức là không thận trọng?”, đại biểu Cương đặt câu hỏi.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) tán thành theo hướng phải mở rộng lấy phiếu tín nhiệm ở các địa phương, cần bổ sung các chức danh là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND vào diện đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, vì những chức danh này thường xuyên có mối quan hệ công việc với người dân, tiếp xúc với người dân.
Quan điểm này cũng được đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Vĩnh Long) và một số đại biểu khác kiến nghị.
Khép lại buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói, sau khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần thứ nhất, qua sơ kết bước đầu có nhiều ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35 cho phù hợp hơn với quy định hiện hành.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của cử tri, nhân dân, của đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân, đã có công thư về việc sửa đổi gửi đến các đại biểu Quốc hội, song không có đại biểu nào gửi phản hồi về cho Ủy ban là không đồng ý việc sửa đổi này.