Luật Biển Việt Nam sẽ được trình trong tháng 9
Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phối hợp chuẩn bị Dự án Luật Biển Việt Nam trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phối hợp chuẩn bị Dự án Luật Biển Việt Nam để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ hai, sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Văn phòng Chính phủ vừa gửi đến các bộ, ngành liên quan ý kiến phân công nhiệm vụ của Thủ tướng về việc chuẩn bị các phiên họp thứ hai và thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, tại phiên họp thứ hai (từ 19 – 27/9), bên cạnh dự án Luật Biển Việt Nam, một số dự án luật khác cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Như, Luật Quản lý giá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Quảng cáo; Luật Bảo hiểm tiền gửi…
Còn tại phiên họp thứ ba dự kiến sẽ diễn ra từ 5 -12/10/2011, bên cạnh báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách năm 2011, Thủ tướng cũng phân công chuẩn bị Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Báo cáo về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này.
Thủ tướng cũng giao Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị, trình: Báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, trình Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011.
Đây là những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ hai, sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Tại kỳ họp này, theo Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình năm 2011, Quốc hội sẽ thông qua Luật Biển Việt Nam.
Tại không ít phiên thảo luận của Quốc hội, một số vị đại biểu đã tỏ ra rất sốt ruột khi Luật Biển Việt Nam đã được lùi, hoãn khá nhiều lần.
Vào đầu năm nay, Chính phủ cũng đã đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội khóa 12 xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ chín, (tháng 3/2011).
Tuy nhiên, sau đó Chính phủ lại đề nghị lùi thời hạn trình dự án luật này do còn một số vấn đề chưa thống nhất, cần thêm thời gian nghiên cứu.
Văn phòng Chính phủ vừa gửi đến các bộ, ngành liên quan ý kiến phân công nhiệm vụ của Thủ tướng về việc chuẩn bị các phiên họp thứ hai và thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, tại phiên họp thứ hai (từ 19 – 27/9), bên cạnh dự án Luật Biển Việt Nam, một số dự án luật khác cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Như, Luật Quản lý giá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Quảng cáo; Luật Bảo hiểm tiền gửi…
Còn tại phiên họp thứ ba dự kiến sẽ diễn ra từ 5 -12/10/2011, bên cạnh báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách năm 2011, Thủ tướng cũng phân công chuẩn bị Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Báo cáo về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 cũng sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này.
Thủ tướng cũng giao Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị, trình: Báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, trình Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011.
Đây là những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ hai, sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới.
Tại kỳ họp này, theo Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình năm 2011, Quốc hội sẽ thông qua Luật Biển Việt Nam.
Tại không ít phiên thảo luận của Quốc hội, một số vị đại biểu đã tỏ ra rất sốt ruột khi Luật Biển Việt Nam đã được lùi, hoãn khá nhiều lần.
Vào đầu năm nay, Chính phủ cũng đã đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội khóa 12 xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ chín, (tháng 3/2011).
Tuy nhiên, sau đó Chính phủ lại đề nghị lùi thời hạn trình dự án luật này do còn một số vấn đề chưa thống nhất, cần thêm thời gian nghiên cứu.