Cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô, Luật Biển Việt Nam
Luật Thủ đô và Luật Biển Việt Nam sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp thứ 37
Một số dự án luật, trong đó có Luật Thủ đô và Luật Biển Việt Nam sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại phiên họp thứ 37, diễn ra từ 4-7/1/2011.
Vào buổi họp đầu tiên (sáng 4/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về sơ kết việc triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Sau dự án luật Kiểm toán độc lập và Luật cơ yếu, việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủ đô sẽ được tiến hành. Đây là dự án luật còn gây nhiều tranh cãi tại kỳ họp Quốc hội thứ tám vừa qua, bởi có nhiều nội dung lớn chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra. Tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến đề nghị chưa xem xét dự án luật này tại kỳ họp Quốc hội thứ chín tới đây.
Đáng chú ý, dự án Luật Biển Việt Nam cũng sẽ được xem xét tại phiên họp này, ở buổi họp riêng vào chiều 6/1. Trước đó, Chính phủ đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ chín, sẽ diễn ra vào tháng 3 năm nay.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 3 tới.
Chiều 7/1, tại buổi họp cuối cùng, phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và định mức phương án phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Vào buổi họp đầu tiên (sáng 4/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về sơ kết việc triển khai Kế hoạch số 900/UBTVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Sau dự án luật Kiểm toán độc lập và Luật cơ yếu, việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủ đô sẽ được tiến hành. Đây là dự án luật còn gây nhiều tranh cãi tại kỳ họp Quốc hội thứ tám vừa qua, bởi có nhiều nội dung lớn chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra. Tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến đề nghị chưa xem xét dự án luật này tại kỳ họp Quốc hội thứ chín tới đây.
Đáng chú ý, dự án Luật Biển Việt Nam cũng sẽ được xem xét tại phiên họp này, ở buổi họp riêng vào chiều 6/1. Trước đó, Chính phủ đề nghị bổ sung Luật Biển Việt Nam vào chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ chín, sẽ diễn ra vào tháng 3 năm nay.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 3 tới.
Chiều 7/1, tại buổi họp cuối cùng, phương án phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và định mức phương án phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.