Luật Về hội: Người duy nhất giơ biển tranh luận nói gì?
“Sau khi sự cố Bộ luật Hình sự, Quốc hội dứt khoát phải làm những đạo luật có chất lượng”, ông nói
Chiều 25/10, gần hết một ngày thảo luận dự án Luật Về hội, một vị đại biểu đã sử dụng quyền giơ biển tranh luận. Vì thế, dù danh sách còn hiển thị danh tính đến vài chục vị đã đăng ký phát biểu, ông vẫn được mời ngay.
Vị đại biểu duy nhất giơ biển đó là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).
Ông cho biết mình giơ biển vì không tán thành với ý kiến của một vị đại biểu vừa đăng đàn, là có thể thông qua Luật Về hội ngay trong kỳ họp này.
Bởi theo đại biểu Nhưỡng, tất cả các đạo luật đều có quan điểm chỉ đạo phải bám sát và thể chế hóa tất cả các đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp. Nhưng dự thảo đạo luật này chưa bám sát, chưa giải quyết được một vấn đề hết sức quan trọng chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Trăn trở của ông Nhưỡng cũng liên quan đến băn khoăn của nhiều vị đại biểu khác trong phiên thảo luận, khi dự thảo Luật Về hội mới nhất quy định: “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.
“Tôi đề nghị phải xem xét lại chỗ này và đề nghị ban soạn thảo phải làm rõ và báo cáo trước Quốc hội một cách hết sức thận trọng, rõ ràng những vấn đề này”, ông Nhưỡng nói.
Nhiều đại biểu đăng đàn trước ông Nhưỡng cũng dẫn chiếu những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về hội nhập tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
“Trong điều kiện như hiện nay thì quy định như dự thảo là một điều bất cập cần phải xem xét trước khi thông qua”, đại biểu Nghiêm Vũ Khải nói.
Bên cạnh hội nhập, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dùng hai chữ “đặc biệt” để nói về trăn trở thứ hai của ông. Đó là dự thảo luật này không phân biệt các loại hội về mặt quy mô, tính chất, đây cũng là một vấn đề cần phải làm rõ.
“Có những loại hội chỉ có tính chất giao lưu như hội đồng ngũ, hội học sinh, hội đại học..., người ta chỉ giao lưu một năm một lần, cũng chẳng có trụ sở, cũng không có vấn đề gì cả. Vậy khi thành lập có phải đăng ký không? Tôi lấy một ví dụ điển hình, 22 năm nay tôi thành lập một hội đại học. Chúng tôi hàng năm giao lưu, chẳng lẽ bây theo luật này, chúng tôi phải đăng ký mới được hoạt động hay sao?”, ông Nhưỡng nêu câu hỏi.
Vấn đề tiếp theo, theo đại biểu Nhưỡng, là phải làm rõ khái niệm “mặt trận” trong quy định của dự thảo luật. Cần làm rõ “mặt trận” ở đây là bao gồm Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hay là tất cả hơn bốn chục thành viên của “mặt trận”?
“Luật Về hội tác động rất mạnh mẽ đến đời sống xã hội, nhưng báo cáo đánh giá tác động của chúng ta không có, không đầy đủ”. Sau nhận xét này, đại biểu Nhưỡng đề nghị cần phải lấy ý kiến rộng rãi và phải tiếp nhận một cách trung thực, khách quan, đầy đủ tất cả những ý kiến đóng góp của toàn dân - những người là đối tượng chịu tác động của luật này.
“Nếu không làm được vấn đề này, tôi đề nghị Quốc hội không thông qua tại kỳ họp này. Sau khi sự cố Bộ luật Hình sự, Quốc hội dứt khoát phải làm những đạo luật có chất lượng, chứ không dễ dàng thông qua một đạo luật chưa đủ độ chín và chưa đảm bảo tính khoa học và tính khả thi”, ông Nhưỡng thể hiện quan điểm.
Đại biểu Nhưỡng cũng không phải là vị duy nhất đề nghị không qua dự án Luật Về hội ở kỳ họp này, dù nói như đại biểu Dương Trung Quốc, thì dự án này đã “vô địch” về số lần nâng lên đặt xuống.
Ý kiến đại biểu có nhiều chiều, thậm chí trái chiều, nhưng đại diện ban soạn thảo dự luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân không tranh luận gì, chỉ xin được tiếp thu và trình lại ở kỳ họp sau của Quốc hội.
Không khẳng định có cho lùi hay không, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết sẽ có văn bản báo cáo trước Quốc hội trong phiên họp tới đây. Song, ông nêu rõ tinh thần là “phải chuẩn bị có một luật tốt về hội, bảo đảm chất lượng, bảo đảm quyền lập hội của công dân và yêu cầu quản lý Nhà nước”.
Vị đại biểu duy nhất giơ biển đó là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).
Ông cho biết mình giơ biển vì không tán thành với ý kiến của một vị đại biểu vừa đăng đàn, là có thể thông qua Luật Về hội ngay trong kỳ họp này.
Bởi theo đại biểu Nhưỡng, tất cả các đạo luật đều có quan điểm chỉ đạo phải bám sát và thể chế hóa tất cả các đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp. Nhưng dự thảo đạo luật này chưa bám sát, chưa giải quyết được một vấn đề hết sức quan trọng chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Trăn trở của ông Nhưỡng cũng liên quan đến băn khoăn của nhiều vị đại biểu khác trong phiên thảo luận, khi dự thảo Luật Về hội mới nhất quy định: “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.
“Tôi đề nghị phải xem xét lại chỗ này và đề nghị ban soạn thảo phải làm rõ và báo cáo trước Quốc hội một cách hết sức thận trọng, rõ ràng những vấn đề này”, ông Nhưỡng nói.
Nhiều đại biểu đăng đàn trước ông Nhưỡng cũng dẫn chiếu những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về hội nhập tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
“Trong điều kiện như hiện nay thì quy định như dự thảo là một điều bất cập cần phải xem xét trước khi thông qua”, đại biểu Nghiêm Vũ Khải nói.
Bên cạnh hội nhập, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dùng hai chữ “đặc biệt” để nói về trăn trở thứ hai của ông. Đó là dự thảo luật này không phân biệt các loại hội về mặt quy mô, tính chất, đây cũng là một vấn đề cần phải làm rõ.
“Có những loại hội chỉ có tính chất giao lưu như hội đồng ngũ, hội học sinh, hội đại học..., người ta chỉ giao lưu một năm một lần, cũng chẳng có trụ sở, cũng không có vấn đề gì cả. Vậy khi thành lập có phải đăng ký không? Tôi lấy một ví dụ điển hình, 22 năm nay tôi thành lập một hội đại học. Chúng tôi hàng năm giao lưu, chẳng lẽ bây theo luật này, chúng tôi phải đăng ký mới được hoạt động hay sao?”, ông Nhưỡng nêu câu hỏi.
Vấn đề tiếp theo, theo đại biểu Nhưỡng, là phải làm rõ khái niệm “mặt trận” trong quy định của dự thảo luật. Cần làm rõ “mặt trận” ở đây là bao gồm Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hay là tất cả hơn bốn chục thành viên của “mặt trận”?
“Luật Về hội tác động rất mạnh mẽ đến đời sống xã hội, nhưng báo cáo đánh giá tác động của chúng ta không có, không đầy đủ”. Sau nhận xét này, đại biểu Nhưỡng đề nghị cần phải lấy ý kiến rộng rãi và phải tiếp nhận một cách trung thực, khách quan, đầy đủ tất cả những ý kiến đóng góp của toàn dân - những người là đối tượng chịu tác động của luật này.
“Nếu không làm được vấn đề này, tôi đề nghị Quốc hội không thông qua tại kỳ họp này. Sau khi sự cố Bộ luật Hình sự, Quốc hội dứt khoát phải làm những đạo luật có chất lượng, chứ không dễ dàng thông qua một đạo luật chưa đủ độ chín và chưa đảm bảo tính khoa học và tính khả thi”, ông Nhưỡng thể hiện quan điểm.
Đại biểu Nhưỡng cũng không phải là vị duy nhất đề nghị không qua dự án Luật Về hội ở kỳ họp này, dù nói như đại biểu Dương Trung Quốc, thì dự án này đã “vô địch” về số lần nâng lên đặt xuống.
Ý kiến đại biểu có nhiều chiều, thậm chí trái chiều, nhưng đại diện ban soạn thảo dự luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân không tranh luận gì, chỉ xin được tiếp thu và trình lại ở kỳ họp sau của Quốc hội.
Không khẳng định có cho lùi hay không, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết sẽ có văn bản báo cáo trước Quốc hội trong phiên họp tới đây. Song, ông nêu rõ tinh thần là “phải chuẩn bị có một luật tốt về hội, bảo đảm chất lượng, bảo đảm quyền lập hội của công dân và yêu cầu quản lý Nhà nước”.