Miễn thuế đánh bắt xa bờ để góp phần bảo vệ chủ quyền
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tài nguyên, sáng 3/11
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, sẽ miễn hẳn thuế đối với các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ để khuyến khích khai thác nguồn lợi thủy sản và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về dự án Luật Thuế tài nguyên, sáng 3/11.
Liên quan đến việc nhiều ý kiến băn khoăn về thẩm quyền quy định thuế suất cụ thể trong khung thuế suất, Bộ trưởng Ninh giải thích việc giao cho Chính phủ quyết định nhằm điều hành linh hoạt để đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia. Vì việc điều hành nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giá trên thị trường thế giới, cần phải điều chỉnh liên tục.
Tuy nhiên, đại biểu Triệu Sỹ Lầu (Cao Bằng) cho rằng giao cho Quốc hội quyết định thuế suất là hoàn toàn đúng luật. Trước đó, đa số ý kiến thảo luận tổ cũng nhấn mạnh, thuế suất là nội dung quan trọng, là “linh hồn”của một đạo luật về thuế. Việc giao Chính phủ quyết định mức thuế suất như hiện hành là chưa hợp lý, không bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, vì chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề thuộc chính sách thuế, trong đó quyết định mức thuế suất cụ thể áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân.
Mặt khác, việc quyết định thuế suất liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, đến tính ổn định của sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư và đời sống người dân; do đó, phải do cơ quan lập pháp quyết định.
Hơn nữa, việc giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thuế suất không ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong quản lý, điều hành kinh tế vì ủy ban mỗi tháng họp 1 lần. Vì vậy, đề nghị trước mắt, Quốc hội quyết định khung thuế suất với biên độ hẹp hơn, đối tượng chịu thuế chi tiết hơn và giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên.
Dự án Luật Thuế tài nguyên dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp này theo quy trình một kỳ họp. Song nhiều ý kiến cho rằng điều này không khả thi vì còn “ngổn ngang” nhiều vấn đề.
Theo đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Điện Biên) dự luật có đến 10/12 điều chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Dự kiến thông qua trong 1 kỳ họp nhưng có thành hai kỳ cũng bình thường, đại biểu Khải thể hiện chính kiến.
Còn như đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cảm nhận thì nội dung dự luật chưa tiến bộ, thậm chí nhiều điểm còn thụt lùi so với Pháp lệnh Thuế tài nguyên hiện hành. Luật phải thể hiện không khuyến khích khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo, đánh bắt xa bờ nên miễn thuế hoàn toàn, đại biểu này đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cũng cho rằng “không thể thông qua luật này ngay tại kỳ họp thứ sáu, phải có thời chuẩn bị thêm”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về dự án Luật Thuế tài nguyên, sáng 3/11.
Liên quan đến việc nhiều ý kiến băn khoăn về thẩm quyền quy định thuế suất cụ thể trong khung thuế suất, Bộ trưởng Ninh giải thích việc giao cho Chính phủ quyết định nhằm điều hành linh hoạt để đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia. Vì việc điều hành nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giá trên thị trường thế giới, cần phải điều chỉnh liên tục.
Tuy nhiên, đại biểu Triệu Sỹ Lầu (Cao Bằng) cho rằng giao cho Quốc hội quyết định thuế suất là hoàn toàn đúng luật. Trước đó, đa số ý kiến thảo luận tổ cũng nhấn mạnh, thuế suất là nội dung quan trọng, là “linh hồn”của một đạo luật về thuế. Việc giao Chính phủ quyết định mức thuế suất như hiện hành là chưa hợp lý, không bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, vì chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề thuộc chính sách thuế, trong đó quyết định mức thuế suất cụ thể áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân.
Mặt khác, việc quyết định thuế suất liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, đến tính ổn định của sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư và đời sống người dân; do đó, phải do cơ quan lập pháp quyết định.
Hơn nữa, việc giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thuế suất không ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong quản lý, điều hành kinh tế vì ủy ban mỗi tháng họp 1 lần. Vì vậy, đề nghị trước mắt, Quốc hội quyết định khung thuế suất với biên độ hẹp hơn, đối tượng chịu thuế chi tiết hơn và giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên.
Dự án Luật Thuế tài nguyên dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua ngay tại kỳ họp này theo quy trình một kỳ họp. Song nhiều ý kiến cho rằng điều này không khả thi vì còn “ngổn ngang” nhiều vấn đề.
Theo đại biểu Nghiêm Vũ Khải (Điện Biên) dự luật có đến 10/12 điều chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Dự kiến thông qua trong 1 kỳ họp nhưng có thành hai kỳ cũng bình thường, đại biểu Khải thể hiện chính kiến.
Còn như đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) cảm nhận thì nội dung dự luật chưa tiến bộ, thậm chí nhiều điểm còn thụt lùi so với Pháp lệnh Thuế tài nguyên hiện hành. Luật phải thể hiện không khuyến khích khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo, đánh bắt xa bờ nên miễn thuế hoàn toàn, đại biểu này đề nghị.
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) cũng cho rằng “không thể thông qua luật này ngay tại kỳ họp thứ sáu, phải có thời chuẩn bị thêm”.