Mua bán nhà đất: Khổ với “giấy trắng”!
Hàng chục ngàn giấy trắng của người dân tại Tp.HCM chưa kịp đổi sang giấy chủ quyền mới sẽ bị “treo” giao dịch
Kể từ ngày 1/1/2008, một số giấy tờ được coi là hợp lệ về nhà ở, đất ở (còn gọi là “giấy trắng”) sẽ không được thế chấp, mua bán.
Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn giấy trắng của người dân tại Tp.HCM chưa kịp đổi sang giấy chủ quyền mới sẽ bị “treo” giao dịch.
Do thời hạn chấm dứt giao dịch “giấy trắng” đã đến gần nên không chỉ người dân mà cả các ngân hàng nhận thế chấp “giấy trắng” cũng đang chạy đua để đổi sang giấy chủ quyền mới. Hiện thành phố còn khoảng 80.000 “giấy trắng”, trong đó hàng ngàn giấy đang thế chấp tại các ngân hàng.
Chạy đua đổi giấy
Tại quận Tân Phú và Gò Vấp, người dân có “giấy trắng” đang thế chấp ngân hàng sẽ được ngân hàng thảo một công văn gửi bộ phận cấp giấy chủ quyền của UBND quận. Người dân đi làm các bước thủ tục, đến ngày nộp hồ sơ thì cán bộ ngân hàng sẽ đem bản chính “giấy trắng” để nộp lại. Khi giải quyết xong hồ sơ, UBND quận sẽ thông báo cho nhân viên ngân hàng đến ký nhận giấy chủ quyền. Ở quận Tân Phú, việc cấp giấy chủ quyền cho những trường hợp này chỉ mất 5-7 ngày làm việc.
Còn tại quận 5, một số ngân hàng mới chỉ thăm dò tình hình. Quận này đã hướng dẫn các ngân hàng cách làm thủ tục một loạt cho tất cả “giấy trắng” đang được thế chấp. Nếu ngân hàng và người dân không tự làm các thủ tục thì phòng tài nguyên - môi trường quận sẽ đảm nhận các thủ tục này nhằm tạo điều kiện cho việc cấp giấy mới được nhanh chóng, thuận tiện.
Từ nhiều tháng qua, các quận huyện đã đề xuất thành phố xin gia hạn thêm thời gian giao dịch “giấy trắng”. Có quận còn đề nghị nên kéo dài thời gian đến năm 2010, có quận đề nghị không nên đặt ra thời hạn. Đại diện quận 5 lập luận: “giấy trắng” do cơ quan nhà nước cấp để quản lý nhà, đất trong một giai đoạn nhất định nên nó cũng có đầy đủ những căn cứ pháp lý.
Vì vậy, nên công nhận hiệu lực của “giấy trắng” để giảm bớt gánh nặng về giấy tờ nhà đất cho người dân. Chấm dứt giao dịch “giấy trắng” sẽ gây ra sự xáo trộn lớn, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhiều người dân có nhu cầu mua bán, thế chấp nhà đất để vay vốn làm ăn.
Tuy nhiên, một cán bộ Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM lại cho rằng không nên kéo dài hiệu lực của “giấy trắng”. Theo cán bộ này, “giấy trắng” chỉ là chứng nhận tạm thời của riêng Tp.HCM trong một giai đoạn nhất định, trên giấy cũng không thể hiện số thửa, số tờ, không có tọa độ... nên rất khó cho việc quản lý. Hơn nữa, nghị định 84 chỉ qui định hết hiệu lực giao dịch của “giấy trắng” nhưng vẫn còn giá trị chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của người dân.
Tiếp tục gia hạn?
Nghị định 181 ban hành năm 2004 qui định: đến ngày 1-1-2007 tất cả các loại “giấy trắng” không kịp đổi sang giấy chủ quyền mới sẽ không được giao dịch. Đến thời hạn này thành phố còn khoảng 100.000 “giấy trắng” và người dân một phen “lao đao” khi các phòng công chứng đều “đóng cửa” với “giấy trắng”, ngân hàng không dám cầm cố, thế chấp. Phải đến tháng 5/2007, Chính phủ mới ban hành nghị định 84 cho gia hạn thời gian giao dịch “giấy trắng” thêm một năm nữa. Nhưng đến thời điểm này, kế hoạch đổi “giấy trắng” sang giấy chủ quyền mới một lần nữa bị phá sản.
Theo các phòng công chứng, số lượng “giấy trắng” chiếm khoảng 30% tổng số giao dịch nhà đất tại đây. Trưởng một phòng công chứng cho biết sẽ thực hiện theo đúng tinh thần của nghị định 84, tức không công chứng giao dịch nhà đất có “giấy trắng” vào đầu năm 2008. Điều này sẽ gây ách tắc cho giao dịch nhà đất của người dân, nếu các cơ quan nhà nước không có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên - môi trường cho hay, bộ này đang dự thảo nghị định liên quan đến cấp giấy chứng nhận để trình Chính phủ. Trong đó có đề cập đến việc gia hạn thời gian giao dịch “giấy trắng” đến hết năm 2010. Như vậy trong vòng ba năm tới, nhiều khả năng các loại “giấy trắng” sẽ kịp đổi sang giấy chủ quyền mới, vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa thuận tiện cho công tác quản lý. Nhưng nhiều ý kiến không tán đồng với đề xuất trên.
Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn giấy trắng của người dân tại Tp.HCM chưa kịp đổi sang giấy chủ quyền mới sẽ bị “treo” giao dịch.
Do thời hạn chấm dứt giao dịch “giấy trắng” đã đến gần nên không chỉ người dân mà cả các ngân hàng nhận thế chấp “giấy trắng” cũng đang chạy đua để đổi sang giấy chủ quyền mới. Hiện thành phố còn khoảng 80.000 “giấy trắng”, trong đó hàng ngàn giấy đang thế chấp tại các ngân hàng.
Chạy đua đổi giấy
Tại quận Tân Phú và Gò Vấp, người dân có “giấy trắng” đang thế chấp ngân hàng sẽ được ngân hàng thảo một công văn gửi bộ phận cấp giấy chủ quyền của UBND quận. Người dân đi làm các bước thủ tục, đến ngày nộp hồ sơ thì cán bộ ngân hàng sẽ đem bản chính “giấy trắng” để nộp lại. Khi giải quyết xong hồ sơ, UBND quận sẽ thông báo cho nhân viên ngân hàng đến ký nhận giấy chủ quyền. Ở quận Tân Phú, việc cấp giấy chủ quyền cho những trường hợp này chỉ mất 5-7 ngày làm việc.
Còn tại quận 5, một số ngân hàng mới chỉ thăm dò tình hình. Quận này đã hướng dẫn các ngân hàng cách làm thủ tục một loạt cho tất cả “giấy trắng” đang được thế chấp. Nếu ngân hàng và người dân không tự làm các thủ tục thì phòng tài nguyên - môi trường quận sẽ đảm nhận các thủ tục này nhằm tạo điều kiện cho việc cấp giấy mới được nhanh chóng, thuận tiện.
Từ nhiều tháng qua, các quận huyện đã đề xuất thành phố xin gia hạn thêm thời gian giao dịch “giấy trắng”. Có quận còn đề nghị nên kéo dài thời gian đến năm 2010, có quận đề nghị không nên đặt ra thời hạn. Đại diện quận 5 lập luận: “giấy trắng” do cơ quan nhà nước cấp để quản lý nhà, đất trong một giai đoạn nhất định nên nó cũng có đầy đủ những căn cứ pháp lý.
Vì vậy, nên công nhận hiệu lực của “giấy trắng” để giảm bớt gánh nặng về giấy tờ nhà đất cho người dân. Chấm dứt giao dịch “giấy trắng” sẽ gây ra sự xáo trộn lớn, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhiều người dân có nhu cầu mua bán, thế chấp nhà đất để vay vốn làm ăn.
Tuy nhiên, một cán bộ Sở Tài nguyên - Môi trường Tp.HCM lại cho rằng không nên kéo dài hiệu lực của “giấy trắng”. Theo cán bộ này, “giấy trắng” chỉ là chứng nhận tạm thời của riêng Tp.HCM trong một giai đoạn nhất định, trên giấy cũng không thể hiện số thửa, số tờ, không có tọa độ... nên rất khó cho việc quản lý. Hơn nữa, nghị định 84 chỉ qui định hết hiệu lực giao dịch của “giấy trắng” nhưng vẫn còn giá trị chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của người dân.
Tiếp tục gia hạn?
Nghị định 181 ban hành năm 2004 qui định: đến ngày 1-1-2007 tất cả các loại “giấy trắng” không kịp đổi sang giấy chủ quyền mới sẽ không được giao dịch. Đến thời hạn này thành phố còn khoảng 100.000 “giấy trắng” và người dân một phen “lao đao” khi các phòng công chứng đều “đóng cửa” với “giấy trắng”, ngân hàng không dám cầm cố, thế chấp. Phải đến tháng 5/2007, Chính phủ mới ban hành nghị định 84 cho gia hạn thời gian giao dịch “giấy trắng” thêm một năm nữa. Nhưng đến thời điểm này, kế hoạch đổi “giấy trắng” sang giấy chủ quyền mới một lần nữa bị phá sản.
Theo các phòng công chứng, số lượng “giấy trắng” chiếm khoảng 30% tổng số giao dịch nhà đất tại đây. Trưởng một phòng công chứng cho biết sẽ thực hiện theo đúng tinh thần của nghị định 84, tức không công chứng giao dịch nhà đất có “giấy trắng” vào đầu năm 2008. Điều này sẽ gây ách tắc cho giao dịch nhà đất của người dân, nếu các cơ quan nhà nước không có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Nguồn tin từ Bộ Tài nguyên - môi trường cho hay, bộ này đang dự thảo nghị định liên quan đến cấp giấy chứng nhận để trình Chính phủ. Trong đó có đề cập đến việc gia hạn thời gian giao dịch “giấy trắng” đến hết năm 2010. Như vậy trong vòng ba năm tới, nhiều khả năng các loại “giấy trắng” sẽ kịp đổi sang giấy chủ quyền mới, vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa thuận tiện cho công tác quản lý. Nhưng nhiều ý kiến không tán đồng với đề xuất trên.