Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới hiện nay. Một xu hướng đáng chú ý trên thị trường đồ uống chứa caffeine này là nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản. Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn về tác động môi trường và xã hội của việc sản xuất cà phê. Họ tìm kiếm những thương hiệu ưu tiên thực hành thương mại công bằng, thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững và hỗ trợ sinh kế của người nông dân.
Tại hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn với chủ đề “Phương án tăng thuế đạt đa mục tiêu và lợi ích bền vững” do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam chủ trì tổ chức, các ý kiến đều nhất trí kiến nghị cơ quan soạn thảo cần tính toán kỹ lưỡng tác động của các phương án tăng thuế tới chuỗi giá trị sản xuất, thương mại; đặt ngành đồ uống trong mối quan hệ liên ngành...
Tận dụng triệt để lợi thế từ vị trí địa lý và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những “chìa khóa” biến Singapore từ một làng chài hoang vu, nghèo đói, không có nhiều tài nguyên, trở thành một trong những cường quốc kinh tế thịnh vượng và trở thành 1 trong 4 “con rồng” châu Á, với GDP/người trên 88.000 USD, đứng top đầu thế giới...
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, GS.TS. Nguyễn Đức Khương, Giám đốc điều hành Trường Kinh doanh Leonard de Vinci, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), khuyến nghị trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn khó dự báo, nền kinh tế Việt Nam cần có những “bộ đệm” để hóa giải những áp lực đang gia tăng từ tỷ giá, lãi suất, lạm phát hay giá vàng… nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức...
Khủng hoảng khí hậu đang ngày càng trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Việc giải quyết cuộc khủng hoảng này gần như bất khả thi nếu không có những tiến bộ trong công nghệ khí hậu. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ khí hậu không chỉ rất quan trọng để khắc phục và thích ứng với khí hậu đang thay đổi mà còn giúp tạo ra việc làm mới, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế...
Mục tiêu của doanh nhân là làm ra giá trị chứ không phải làm ra tiền. Tạo ra đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, bền vững là mục tiêu; doanh nghiệp lớn mạnh có sức cạnh tranh trên thế giới, hàng hóa Việt Nam lan tỏa toàn cầu, giá trị đạo đức của doanh nhân Việt Nam được thế giới ca ngợi... mới là quan trọng...