Muốn giữ đồng minh, bà Merkel chấp nhận “lùi” trong chính sách nhập cư
Đối mặt với nhiều thách thức sau bầu cử, bà Merkel cuối cùng đã chấp nhận đặt giới hạn tiếp nhận 200.000 người tị nạn mỗi năm
Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 8/10 đã đạt một thỏa thuận về chính sách nhập cư với đồng minh của đảng này ở vùng Bavaria, theo đó gỡ bỏ một rào cản lớn đối với việc đàm phán lập liên minh cầm quyền.
Hãng tin Reuters cho biết, CDU và Đảng Liên đoàn Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đã đạt thỏa thuận trên sau khoảng 7 giờ đồng hồ đàm phán. Trong một động thái nhượng bộ rõ ràng, bà Merkel chấp nhận đặt ra một hạn mức đối với số người tị nạn mà nước Đức tiếp nhận mỗi năm trên cơ sở nhân đạo, và con số này vào khoảng 200.000 người mỗi năm.
Bà Merkel giành nhiệm kỳ Thủ tướng Đức thứ tư trong cuộc tổng bầu cử ở nước này hôm 24/9, nhưng quyền lực suy giảm nhiều do đảng của bà bị mất nhiều ghế trong Quốc hội vào tay đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD).
Sau bầu cử, bà Merkel cần phải một xây dựng một Chính phủ liên minh giữa khối bảo thủ CDU/CSU với hai chính đảng khác. Hai đảng mà bà Merkel muốn liên minh là Đảng Dân chủ tự do (FDP) và Đảng Xanh, nhưng hai đảng này có quan điểm nhiều khác biệt với bà Merkel về một loạt vấn đề từ thuế tới năng lượng và hội nhập châu Âu.
Trước khi đàm phán lập liên minh cầm quyền, điều bà Merkel cần làm là lập lại trật tự trong khối bảo thủ của bà và giải quyết một số bất đồng lớn giữa CDU và CSU.
CSU là một đảng của vùng Bavaria, bang chiếm 15% dân số Đức, đã tạo khối với CDU trong Quốc hội Đức suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, CSU bất đồng với chính sách nhập cư của bà Merkel kể từ khi bà mở cửa đón hơn 1 triệu người nhập cư vào năm 2015-2016.
CSU từ lâu đã đề nghị đặt hạn mức tiếp nhận người tị nạn nhưng bà Merkel phản đối. Bà cho rằng cách làm như vậy sẽ vi phạm Hiến pháp, vì Hiến pháp Đức đảm bảo quyền tị nạn cho bất kỳ công dân nước ngoài nào đối mặt khả năng ngược đãi chính trị.
Mặc dù vậy, do đối mặt với nhiều thách thức sau bầu cử, bà Merkel cuối cùng đã chấp nhận đặt giới hạn tiếp nhận 200.000 người tị nạn mỗi năm.
Sự lùi bước này của bà Merkel rất có thể sẽ vấp phải sự phản đối của Đảng Xanh, một trong hai đảng mà bà Merkel đang muốn cùng lập liên minh cầm quyền. “Đây chỉ là một thỏa thuận giữa CDU và CSU và chưa phải là kết quả của các cuộc thảo luận sơ bộ về lập liên minh giữa FDP và Đảng Xanh”, đồng thủ lĩnh Đảng Xanh Simone Peter phát biểu.
Tuy vậy, hạn mức tiếp nhận người tị nạn nói trên được xem là khả thi, xét tới việc số người tị nạn vào Đức đã giảm còn khoảng 280.000 người vào năm ngoái, từ mức 890.000 người vào năm 2015. Số người tị nạn tới Đức được dự báo sẽ còn giảm trong năm nay.
Sau khi CDU và CSU đã nhất trí với nhau về tất cả các chính sách, khối bảo thủ này có thể bắt đầu đàm phán lập liên minh cầm quyền với FDP và Đảng Xanh. Việc lập một liên minh có thể phải mất vài tháng, và trong khoảng thời gian đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục phải lo ngại về thế bế tắc chính trị ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nếu không có thỏa thuận nào đạt được, Đức có thể phải chấp nhận một chính phủ thiểu số, hoặc tổ chức bầu cử mới.
Hãng tin Reuters cho biết, CDU và Đảng Liên đoàn Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đã đạt thỏa thuận trên sau khoảng 7 giờ đồng hồ đàm phán. Trong một động thái nhượng bộ rõ ràng, bà Merkel chấp nhận đặt ra một hạn mức đối với số người tị nạn mà nước Đức tiếp nhận mỗi năm trên cơ sở nhân đạo, và con số này vào khoảng 200.000 người mỗi năm.
Bà Merkel giành nhiệm kỳ Thủ tướng Đức thứ tư trong cuộc tổng bầu cử ở nước này hôm 24/9, nhưng quyền lực suy giảm nhiều do đảng của bà bị mất nhiều ghế trong Quốc hội vào tay đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD).
Sau bầu cử, bà Merkel cần phải một xây dựng một Chính phủ liên minh giữa khối bảo thủ CDU/CSU với hai chính đảng khác. Hai đảng mà bà Merkel muốn liên minh là Đảng Dân chủ tự do (FDP) và Đảng Xanh, nhưng hai đảng này có quan điểm nhiều khác biệt với bà Merkel về một loạt vấn đề từ thuế tới năng lượng và hội nhập châu Âu.
Trước khi đàm phán lập liên minh cầm quyền, điều bà Merkel cần làm là lập lại trật tự trong khối bảo thủ của bà và giải quyết một số bất đồng lớn giữa CDU và CSU.
CSU là một đảng của vùng Bavaria, bang chiếm 15% dân số Đức, đã tạo khối với CDU trong Quốc hội Đức suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, CSU bất đồng với chính sách nhập cư của bà Merkel kể từ khi bà mở cửa đón hơn 1 triệu người nhập cư vào năm 2015-2016.
CSU từ lâu đã đề nghị đặt hạn mức tiếp nhận người tị nạn nhưng bà Merkel phản đối. Bà cho rằng cách làm như vậy sẽ vi phạm Hiến pháp, vì Hiến pháp Đức đảm bảo quyền tị nạn cho bất kỳ công dân nước ngoài nào đối mặt khả năng ngược đãi chính trị.
Mặc dù vậy, do đối mặt với nhiều thách thức sau bầu cử, bà Merkel cuối cùng đã chấp nhận đặt giới hạn tiếp nhận 200.000 người tị nạn mỗi năm.
Sự lùi bước này của bà Merkel rất có thể sẽ vấp phải sự phản đối của Đảng Xanh, một trong hai đảng mà bà Merkel đang muốn cùng lập liên minh cầm quyền. “Đây chỉ là một thỏa thuận giữa CDU và CSU và chưa phải là kết quả của các cuộc thảo luận sơ bộ về lập liên minh giữa FDP và Đảng Xanh”, đồng thủ lĩnh Đảng Xanh Simone Peter phát biểu.
Tuy vậy, hạn mức tiếp nhận người tị nạn nói trên được xem là khả thi, xét tới việc số người tị nạn vào Đức đã giảm còn khoảng 280.000 người vào năm ngoái, từ mức 890.000 người vào năm 2015. Số người tị nạn tới Đức được dự báo sẽ còn giảm trong năm nay.
Sau khi CDU và CSU đã nhất trí với nhau về tất cả các chính sách, khối bảo thủ này có thể bắt đầu đàm phán lập liên minh cầm quyền với FDP và Đảng Xanh. Việc lập một liên minh có thể phải mất vài tháng, và trong khoảng thời gian đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục phải lo ngại về thế bế tắc chính trị ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nếu không có thỏa thuận nào đạt được, Đức có thể phải chấp nhận một chính phủ thiểu số, hoặc tổ chức bầu cử mới.