Thủ tướng Merkel thừa nhận đã khiến nước Đức phân cực
Quốc hội sắp tới của Đức sẽ có sự phân tán quyền lực chưa từng thấy
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 25/9 nói rằng chính sách nhập cư gây tranh cãi của bà đã khiến nước Đức rơi vào tình trạng phân cực chính trị.
Sự thừa nhận này được nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu đưa ra sau khi đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) bất ngờ giành ghế trong Quốc hội, trong một diễn biến gây chấn động chính trường Đức và làm suy yếu quyền lực của bà Merkel.
Sau khi Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền nhận tỷ lệ phiếu thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trong cuộc bầu cử liên bang Đức vào hôm Chủ nhật và AfD thắng lớn ngoài dự báo, bà Merkel khẳng định sẽ giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư và sẽ nhanh chóng bắt tay vào việc thành lập một liên minh cầm quyền mới.
Tờ Financial Times nói rằng việc lập liên minh cầm quyền sau cuộc bầu cử Đức lần này sẽ rất khó khăn, bởi tỷ lệ phiếu mà CDU và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đảng liên minh với CDU trong nhiệm kỳ vừa qua - đều sụt giảm mạnh, trong khi AfD và ba đảng nhỏ hơn khác giành được tỷ lệ ghế lớn chưa từng có tiền lệ trong Quốc hội Đức.
Nhiệm kỳ mới của bà Merkel bắt đầu trong bối cảnh kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt thách thức đang chờ đợi bà trong 4 năm tới, bao gồm vấn đề hòa nhập người nhập cư, vụ bê bối khí thải của ngành công nghiệp xe hơi Đức, cho tới vấn đề cải cách trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Theo dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đưa ra những đề xuất của ông về cải tổ Eurozone vào ngày 26/9.
SPD nói đảng này muốn là đảng đối lập để xây dựng lại lực lượng sau thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuy nhiên, bà Merkel nói bà vẫn muốn đề nghị lập liên minh với SPD, đồng thời bà cũng sẽ bàn về khả năng lập liên minh ba bên với Đảng Dân chủ tự do và Đảng Xanh - một liên minh hiếm gặp trên chính trường Đức.
Sau cuộc bầu cử, bà Merkel đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ chính nội bộ CDU cho rằng bà đã mở đường cho sự nổi lên của AfD bằng cách xê dịch quá xa khỏi gốc gác bảo thủ của đảng này, thể hiện chủ yếu qua việc mở rộng cửa đón người nhập cư.
Trong một cuộc họp báo ngày 25/9, bà Merkel nói bà là người chịu trách nhiệm cho “sự phân cực” chính trị sâu sắc “có liên hệ khá rõ ràng với tôi với tư các một cá nhân”. Tuy nhiên, bà không cho rằng mình phạm sai lầm trong quyết định đón hơn 1 triệu người nhập cư vào Đức trong năm 2015-2016.
Bà Merkel cũng tỏ ra rắn rỏi trước sự suy giảm ủng hộ của cử tri trong lần bầu cử này, nói rằng “không ai dám chắc rằng sau 12 năm cầm quyền, chúng tôi lại có cơ hội thành lập một chính phủ nữa”.
Theo dữ liệu từ Reuters, trong cuộc bầu cử vừa diễn ra, CDU giành 33% số phiếu bầu, giảm 8,5 điểm phần trăm so với cuộc bầu cử cách đây 4 năm. SPD giành 20,5% số phiếu, kết quả tồi tệ nhất của đảng này từ năm 1933. Với 13% số phiếu, AfD trở thành đảng lớn thứ ba trong Quốc hội Đức.
Với 7 đảng giành ghế, Quốc hội sắp tới của Đức sẽ có sự phân tán quyền lực chưa từng thấy.
Giới đầu tư lo ngại rằng việc lập liên minh với Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xanh sẽ khiến quyền lực của bà Merkel yếu đi nhiều. Mối lo này đã khiến đồng Euro mất giá 0,4% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai so với đồng Euro.
“Tỷ lệ ủng hộ suy giảm có thể khiến quyền lực của bà Angela Merkel xuống nhanh hơn những gì người ta tưởng”, chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ING cảnh báo.
Sự thừa nhận này được nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu đưa ra sau khi đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) bất ngờ giành ghế trong Quốc hội, trong một diễn biến gây chấn động chính trường Đức và làm suy yếu quyền lực của bà Merkel.
Sau khi Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền nhận tỷ lệ phiếu thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trong cuộc bầu cử liên bang Đức vào hôm Chủ nhật và AfD thắng lớn ngoài dự báo, bà Merkel khẳng định sẽ giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư và sẽ nhanh chóng bắt tay vào việc thành lập một liên minh cầm quyền mới.
Tờ Financial Times nói rằng việc lập liên minh cầm quyền sau cuộc bầu cử Đức lần này sẽ rất khó khăn, bởi tỷ lệ phiếu mà CDU và Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) - đảng liên minh với CDU trong nhiệm kỳ vừa qua - đều sụt giảm mạnh, trong khi AfD và ba đảng nhỏ hơn khác giành được tỷ lệ ghế lớn chưa từng có tiền lệ trong Quốc hội Đức.
Nhiệm kỳ mới của bà Merkel bắt đầu trong bối cảnh kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt thách thức đang chờ đợi bà trong 4 năm tới, bao gồm vấn đề hòa nhập người nhập cư, vụ bê bối khí thải của ngành công nghiệp xe hơi Đức, cho tới vấn đề cải cách trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Theo dự kiến, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đưa ra những đề xuất của ông về cải tổ Eurozone vào ngày 26/9.
SPD nói đảng này muốn là đảng đối lập để xây dựng lại lực lượng sau thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuy nhiên, bà Merkel nói bà vẫn muốn đề nghị lập liên minh với SPD, đồng thời bà cũng sẽ bàn về khả năng lập liên minh ba bên với Đảng Dân chủ tự do và Đảng Xanh - một liên minh hiếm gặp trên chính trường Đức.
Sau cuộc bầu cử, bà Merkel đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ chính nội bộ CDU cho rằng bà đã mở đường cho sự nổi lên của AfD bằng cách xê dịch quá xa khỏi gốc gác bảo thủ của đảng này, thể hiện chủ yếu qua việc mở rộng cửa đón người nhập cư.
Trong một cuộc họp báo ngày 25/9, bà Merkel nói bà là người chịu trách nhiệm cho “sự phân cực” chính trị sâu sắc “có liên hệ khá rõ ràng với tôi với tư các một cá nhân”. Tuy nhiên, bà không cho rằng mình phạm sai lầm trong quyết định đón hơn 1 triệu người nhập cư vào Đức trong năm 2015-2016.
Bà Merkel cũng tỏ ra rắn rỏi trước sự suy giảm ủng hộ của cử tri trong lần bầu cử này, nói rằng “không ai dám chắc rằng sau 12 năm cầm quyền, chúng tôi lại có cơ hội thành lập một chính phủ nữa”.
Theo dữ liệu từ Reuters, trong cuộc bầu cử vừa diễn ra, CDU giành 33% số phiếu bầu, giảm 8,5 điểm phần trăm so với cuộc bầu cử cách đây 4 năm. SPD giành 20,5% số phiếu, kết quả tồi tệ nhất của đảng này từ năm 1933. Với 13% số phiếu, AfD trở thành đảng lớn thứ ba trong Quốc hội Đức.
Với 7 đảng giành ghế, Quốc hội sắp tới của Đức sẽ có sự phân tán quyền lực chưa từng thấy.
Giới đầu tư lo ngại rằng việc lập liên minh với Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xanh sẽ khiến quyền lực của bà Merkel yếu đi nhiều. Mối lo này đã khiến đồng Euro mất giá 0,4% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai so với đồng Euro.
“Tỷ lệ ủng hộ suy giảm có thể khiến quyền lực của bà Angela Merkel xuống nhanh hơn những gì người ta tưởng”, chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ING cảnh báo.