Mỹ đề xuất ngừng hoạt động xây dựng trên biển Đông
Đề xuất mà phía Mỹ đưa ra tương tự như một kế hoạch của Philippines
Theo tin từ hãng thông tấn AP, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày thứ Sáu (11/7) đề xuất ngừng xây mới hoặc mở rộng các công trình hiện có trên biển Đông nhằm giảm rủi ro căng thẳng leo thang ở khu vực này.
Ông Michael Fuchs, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách chiến lược và quan hệ đa phương khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên biển Đông do sự hung hăng của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền. Ông Fusch cũng lên tiếng chỉ trích các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên vùng biển này.
Đáng chú ý, ông Fusch đã vạch ra một đề xuất tự nguyện dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, phù hợp với tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tham gia vào năm 2002. Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy đề xuất này tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra vào tháng tới tại Myanmar.
Theo đề xuất mà ông Fusch đưa ra, các nước tự nguyện dừng tất cả các hoạt động xây dựng mới, mở rộng các công trình hiện có và khai hoang đảo trên biển Đông có thể dẫn đến thay đổi cơ bản những gì hiện có ở khu vực này. Ông Fusch cũng đề xuất các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông không ngăn cản lẫn nhau tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh tế đã tồn tại từ lâu tại khu vực tranh chấp.
Căng thẳng trên biển Đông gia tăng mạnh kể từ đầu tháng 5 sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đề xuất mà phía Mỹ và đưa ra tương tự như một kế hoạch của Philippines. Hồi giữa tháng 6, Philippines tuyên bố sẽ kêu gọi đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sau khi Trung Quốc khởi công trái phép một trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Gợi ý này của Philippines đã vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc.
Theo ông Fusch, việc đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) mang tính ràng buộc.
Tuy vậy, Trung Quốc đến nay vẫn phản đối điều mà Bắc Kinh cho là sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề biển Đông. Điều mà Trung Quốc muốn là giải quyết vấn đề biển Đông theo con đường song phương thay vì đa phương.
Hôm thứ Năm tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết về biển Đông với 100% phiếu thuận. Nghị quyết này lên án các hành vi gây hấn của Trung Quốc và kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển.
Ông Michael Fuchs, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách chiến lược và quan hệ đa phương khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên biển Đông do sự hung hăng của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền. Ông Fusch cũng lên tiếng chỉ trích các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên vùng biển này.
Đáng chú ý, ông Fusch đã vạch ra một đề xuất tự nguyện dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, phù hợp với tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tham gia vào năm 2002. Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy đề xuất này tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra vào tháng tới tại Myanmar.
Theo đề xuất mà ông Fusch đưa ra, các nước tự nguyện dừng tất cả các hoạt động xây dựng mới, mở rộng các công trình hiện có và khai hoang đảo trên biển Đông có thể dẫn đến thay đổi cơ bản những gì hiện có ở khu vực này. Ông Fusch cũng đề xuất các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông không ngăn cản lẫn nhau tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh tế đã tồn tại từ lâu tại khu vực tranh chấp.
Căng thẳng trên biển Đông gia tăng mạnh kể từ đầu tháng 5 sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đề xuất mà phía Mỹ và đưa ra tương tự như một kế hoạch của Philippines. Hồi giữa tháng 6, Philippines tuyên bố sẽ kêu gọi đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sau khi Trung Quốc khởi công trái phép một trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Gợi ý này của Philippines đã vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc.
Theo ông Fusch, việc đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC) mang tính ràng buộc.
Tuy vậy, Trung Quốc đến nay vẫn phản đối điều mà Bắc Kinh cho là sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề biển Đông. Điều mà Trung Quốc muốn là giải quyết vấn đề biển Đông theo con đường song phương thay vì đa phương.
Hôm thứ Năm tuần trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết về biển Đông với 100% phiếu thuận. Nghị quyết này lên án các hành vi gây hấn của Trung Quốc và kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển.